TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra ở Triều Tiên | |
Máy bay Mỹ do thám Triều Tiên |
Tổng thống Trump tập trung vào bầu cử, các cuộc đàm phán Mỹ - Triều 'đã chết'. (Nguồn: Business Korea) |
Ít tín hiệu lạc quan
Cách đây 2 năm, một sự kiện từng được coi là "không tưởng" đã trở thành hiện thực: nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại Singapore. Thế nhưng, sự khởi đầu đầy kịch tính này đã vấp phải trở ngại do sự thiếu nhạy bén về ngoại giao của ông Trump cũng như những đòi hỏi phi thực tế của đội ngũ cố vấn rằng Bình Nhưỡng cần phải giải giáp vũ khí hạt nhân trước khi nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc này.
Mọi cánh cửa hiện nay dường đang bị đóng sập lại một cách nhanh chóng.
Bước vào năm 2020, Chủ tịch Kim Jong-un "hứa hẹn" sẽ công bố một loại vũ khí chiến lược mới. Kể từ đó, Triều Tiên cho biết họ có kế hoạch tăng cường khả năng răn đe hạt nhân. Việc thử tên lửa tầm ngắn được đẩy nhanh, các kế hoạch thử tên lửa tầm xa và thậm chí là một vụ thử hạt nhân có thể cũng đang được xúc tiến.
Trong bối cảnh kỷ niệm 2 năm cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Singapore, Ngoại trưởng theo đường lối cứng rắn của Triều Tiên Ri Son-gwon đã công khai bày tỏ nghi ngờ về việc cần phải duy trì mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông Ri phàn nàn rằng kể từ hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, “ngay cả một tia lạc quan mong manh về hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên cũng đã biến thành cơn ác mộng tăm tối”.
Trong vài tuần qua, Triều Tiên đã cắt đứt các kênh liên lạc với Hàn Quốc, đóng cửa văn phòng liên lạc, gọi Hàn Quốc là kẻ thù và đáng lo ngại hơn, Bình Nhưỡng nói rằng Triều Tiên đang chuyển sang bước tiếp theo là hành động quân sự. Tất cả những điều này cho thấy Bình Nhưỡng có kế hoạch “mở một lối đi kịch tính” vào chiến dịch bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Cho đến nay, chính quyền Mỹ dường như vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với một cuộc khủng hoảng Triều Tiên khác. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói rằng Triều Tiên phải “từ bỏ chương trình hạt nhân” nếu “muốn có một nền kinh tế mạnh”. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định làm ngược lại.
Mỹ cần có những cách tiếp cận cụ thể và có giá trị hơn? (Nguồn: EPA) |
Cần hành động cụ thể và có giá trị
Trong bối cảnh tương lai quan hệ Mỹ-Triều ảm đạm như hiện nay, Mỹ cần phải có các hành động cụ thể và có giá trị để làm thay đổi cách tiếp cận của Triều Tiên.
Thứ nhất, Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cần xác định rằng không nên phản ứng trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên trong suốt chiến dịch bầu cử. Triều Tiên muốn gây chú ý, và việc không phản ứng trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên là cách tốt nhất để không trao cho Triều Tiên điều mà nước này muốn. “Trao thưởng” cho hành vi cực đoan chỉ càng khiến cho hành động cực đoan đó được lặp lại trong tương lai.
Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên nhận ra rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh. Bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ cũng sẽ tạo ra một nguy cơ rất cao kích hoạt một cuộc chiến toàn diện. Không đáng để mạo hiểm thực hiện một hành động như vậy. Tùy thuộc vào năng lực và tầm bắn hạt nhân của Triều Tiên, hàng trăm nghìn hay hàng triệu người có thể chết trong bất kỳ một cuộc chiến nào. Mục tiêu thiết yếu của Washington là ngăn chặn, chứ không phải kích hoạt, một cuộc tấn công như vậy.
Thứ ba, Washington cần phải thông qua một chính sách phản ứng với thực tế rằng Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. Nước này sở hữu các nguyên liệu hạt nhân, đã thử vũ khí hạt nhân và đã phát triển nhiều phương tiện phóng. Điều này có nghĩa là khả năng phi hạt nhân hóa chỉ là con số 0. Phi hạt nhân hóa Triều Tiên chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Thứ tư, chính quyền Mỹ tiếp theo có thể vẫn nuôi ảo tưởng về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, song họ cũng cần phải chuẩn bị một chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân với các đề xuất riêng biệt nhằm giới hạn và kiềm chế những bước tiến của Triều Tiên theo cách thức phù hợp với phi hạt nhân hóa, nếu Bình Nhưỡng thể hiện sẵn sàng đi theo con đường đó.
Thứ năm, các biện pháp trừng phạt chỉ có giá trị như một phần của một chương trình ngoại giao nghiêm túc với cả "cây gậy" lẫn "củ cà rốt". Các đòn trừng phạt đặc biệt không có hữu ích khi Mỹ phớt lờ một lộ trình mà Triều Tiên phát tín hiệu.
Thứ sáu, Washington cần thừa nhận một thực tế là việc can dự với một Triều Tiên nắm trong tay năng lực răn đe hạt nhân là điều cần thiết. Khả năng đánh giá và truyền đạt sai vẫn còn rất lớn. Mỹ cần phải thúc đẩy các mối liên lạc và quan hệ tốt hơn với Triều Tiên, cần phải gỡ bỏ lệnh cấm đi lại hai chiều đối với Triều Tiên và thành lập các văn phòng liên lạc chính thức, duy trì các tiếp xúc thường xuyên.
Dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ thì cũng cần phải đưa ra một sáng kiến ngoại giao nghiêm túc, theo đó đề ra những mục tiêu thực tế và đề xuất với Triều Tiên những lợi ích quan trọng để biện minh cho việc hạn chế phát triển tên lửa và hạt nhân.
Thế giới đang tiến tới kỷ niệm 70 năm chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên. Không một ai muốn điều đó lặp lại. Năm 2017, Tổng thống Trump đã rất khó khăn để đưa nước Mỹ đến gần với Triều Tiên trước khi mở ra các cơ hội ngoại giao năm 2018. Lần này, tổng thống tiếp theo của nước Mỹ dù có là ai cũng cần phải bỏ qua nỗi sợ hãi chiến tranh và tiến thẳng đến sáng kiến hòa bình.
| Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên: Quà tới muộn TGVN. Triều Tiên tuyên cáo sẽ gửi đến Mỹ và Tổng thống Trump "món quà Giáng sinh" sau khi căng thẳng gia tăng trở lại ... |
| Đối thoại Mỹ - Triều Tiên: 365 ngày duyên nợ TGVN. Diễn biến năm qua và thời gian gần đây cho thấy quan hệ Mỹ - Triều Tiên và tình hình bán đảo Triều Tiên đang ... |
| Mỹ: Washington không đặt hạn chót, những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng chỉ vô ích TGVN. Ngày 16/12, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, ông Stephen Biegun lên án những yêu cầu của Bình Nhưỡng là "quá thù địch ... |