TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Trump muốn mang lại lợi ích thương mại cho cả Nhật và Mỹ | |
Quan hệ Mỹ - Nhật: Đối phó với Trung Quốc, ông Trump có dùng "bài học Nhật bản" ? |
Tổng thống Donal Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: AP News) |
Thân thiết và tin cậy
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến thăm Nhật Bản. Đây là lần thứ 2, ông Trump tới Nhật Bản. Lần thứ 3 sẽ không để chờ đợi lâu hơn vì sẽ diễn ra ngay trong tháng Sáu tới thôi - ông Trump tới Osaka tham dự hội nghị cấp cao của nhóm G20.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã 3 lần tới Mỹ kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Xem ra, ông Abe đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với cá nhân ông Trump mà không có vị lãnh đạo quốc gia nào khác trên thế giới hiện có được.
Lần gặp nhau nào giữa hai người này mà chẳng như vậy. Trong nội dung nghị sự không chỉ có chuyện cùng nhau chơi golf và cảnh người này tự tay lái xe chở người kia đi. Phải thân thiết và tin cậy lẫn nhau như thế nào thì mới như thế chứ. Làm cho bên ngoài bị choáng ngợp xem ra còn là chủ ý. Từ choáng ngợp sẽ dẫn đến so sánh, từ so sánh rất có thể dẫn đến suy bì.
Trên chương trình nghị sự của những cuộc gặp giữa ông Trump và ông Abe đều có những nội dung như quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đánh giá về Trung Quốc và toàn bộ mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống giữa Mỹ và Nhật Bản.
Có ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ nói chung cũng như giữa ông Abe và ông Trump hiện khúc mắc bởi Mỹ rút khỏi thoả thuận về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong khi Nhật Bản chủ động duy trì ý tưởng của TPP trong hình hài mới là CPTPP.
Mục đích song trùng
Nhìn nhận một cách cơ học thì có thể như vậy thật. Nhưng nếu nhìn nhận vào bản chất tính cách và quan điểm của ông Trump thì lại không hẳn như thế bởi ông Trump và ông Abe gặp nhau ở mục tiêu kiềm chế Trung Quốc. Mỹ không tham gia CPTPP nhưng nếu Nhật Bản sử dụng và tận dụng CPTPP cả để kiềm chế Trung Quốc thì Mỹcũng được lợi đấy chứ. Mỹ không tham gia CPTPP nhưng chẳng phải cái gọi là Bộ tứ kim cương đang gây dựng cuộc chơi riêng mới ở khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương đó hay sao?
Mắc mớ cơ bản giữa Nhật Bản và Mỹ hiện tại chỉ có 2 chuyện thôi. Thứ nhất là việc ông Trump đòi hỏi Nhật Bản phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho sự đảm bảo an ninh của Mỹ trong khuôn khổ mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống. Thứ hai là phàn nàn của ông Trump về Mỹ bị thua thiệt trong quan hệ kinh tế và thương mại với Nhật Bản, cụ thể là Mỹ thâm hụt trong cán cân trao đổi thương mại với Nhật Bản, không nhiều như so với quan hệ thương mại Mỹ - EU nhưng thâm hụt là có thật, mà một khi đã có thì đều là không công bằng và vì thế không thể được ông Trumpchấp nhận. Ông Trump đã gây áp lực tới Nhật Bản, đã kích hoạt cuộc xung khắc thương mại. Hai bên đã bắt đầu thương thảo về thoả thuận thương mại tới.
Muốn hiểu tường tận chuyến đi Nhật Bản này của ông Trump thì phải đặt nó vào trong bối cảnh tình hình nói trên. Chuyến đi này của ông Trump không đưa lại những kết quả cụ thể và quan trọng lớn lao nào đâu mà chỉ biểu lộ ra bên ngoài là mối quan hệ này hiện rất tốt đẹp. Đương nhiên sẽ có những tuyên bố chính trị nào đấy. Họ không vội vì đàm phán thương mại vừa mới bắt đầu, vì chừng nào Mỹ chưa xử lý xong chuyện quan hệ với Triều Tiên và còn cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc thì chừng đó Mỹ còn cần Nhật Bản, và vì tháng sau ông Trump lại sẽ sang Nhật Bản rồi.
Chiến lược tranh thủ
Cho nên đáng được chú ý hơn cả là chủ ý của ông Abe tranh thủ cá nhân ông Trump. Người này đã cho thấy là có hẳn "chiến lược ngoại giao" riêng để tranh thủ ông Trump.
Ông Abe là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp ông Trump sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ, gặp trong toà nhà Trump Tower chứ không phải ở Nhà Trắng, tức là khi ông Trump chưa chính thức nhậm chức. Ông Abe là người kiến nghị ông Trump được trao giải thưởng Nobel về hoà bình.
Và giờ đón ông Trump với trận đấu sumo truyền thống và trao cúp mang tên Trump, với việc để cho ông Trump là chính khách nước ngoài đầu tiên tiếp kiến Nhật hoàng mới trong thời đại mới ở Nhật Bản - mãi tháng 10 tới này, Nhật hoàng Naruhito mới chính thức đăng quang. Ông Abe muốn sử dụng cách thức ngoại giao tranh thủ đặc biệt này để chứng tỏ cho ông Trump và làm cho người này tin là Nhật Bản nói chung và thủ tướng Abe nói riêng thân thiện nhất với nước Mỹ và với ông Trump.
Mục đích của ông Abe với kiểu cách ngoại giao tranh thủ đặc biệt này là Mỹ sẽ bớt gây khó và o ép Nhật Bản trong đàm phán thương mại song phương, sẽ lưu ý thoả đáng đến những quan tâm và lợi ích của Nhật Bản khi Mỹ xử lý quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Triều Tiên.
Không phải với người nào thì kiểu cách ngoại giao này của ông Abe đều đắc dụng, nhưng với ông Trump thì nó chứng tỏ thích hợp và hữu dụng.
Mỹ - Nhật Bản: Hướng tới tăng cường quan hệ hợp tác song phương Các quan chức Mỹ - Nhật Bản đều ca ngợi quan hệ "chưa từng có" giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật ... |
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chuyến thăm tới Nhật Bản Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 25/5 đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày tới Nhật Bản nhằm củng cố ... |
Thủ tướng Abe: Nhật Bản hoan nghênh chuyến thăm "mang tính lịch sử" của Tổng thống Trump Ngày 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước “mang tính lịch sử” tới Nhật Bản sắp tới của ... |