Peru – Việt Nam: Đối tác vì phát triển

"Diễn đàn thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ Latinh" được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 7 năm 2012 diễn ra trong bối cảnh châu Á và Mỹ Latinh trở thành động lực của nền kinh tế thế giới và đặc biệt, Peru – Việt Nam trong 10 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa, sẽ là một cơ hội thuận lợi để tiếp tục phát triển và tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại giữa hai nước chúng ta nói riêng và giữa Việt Nam với Mỹ Latinh nói chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Peru, với vị trí ở miền Trung của Thái Bình Dương Nam Mỹ, tiếp giáp với 5 quốc gia (Ecuador, Colombia, Brazil, Bolivia và Chile) và nơi đóng trụ sở của Cộng đồng An-đết, là một "trung tâm tự nhiên và cửa ngõ thâm nhập khu vực" cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam nói riêng và của châu Á nói chung vào Nam Mỹ.

Năm 2011, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa Peru và Việt Nam đạt 170.801.900 USD, riêng quý I năm nay đạt 54.392.900 USD.

Năm 2011, Việt Nam chiếm vị trí thứ 38 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của Peru với giá trị FOB 77.787.400 USD, trong đó 87,47% là hàng truyền thống, 12,53% là hàng phi truyền thống và vị trí thứ 41 trong danh sách đối tác thương mại của Peru.

5 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Peru sang Việt Nam là: bột cá (83,44%), nho tươi (3,74%), sắt thép tráng kẽm phế thải (3,21%), tôm sú không đầu (1,64%) và thiếc nguyên chất (0,92%).

Giại đoạn 2004 – 2011, xuất khẩu của Peru sang Việt Nam tăng khoảng 400%, với giá trị tăng từ 18,89 triệu USD lên 77.787.400 USD.

Nhập khẩu (FOB) của Peru từ Việt Nam năm 2011 đạt 93.014.500 USD, trong đó các nhóm hàng quan trọng nhất là giày dép (28,12%), sản phẩm kim khí (12,52%), nông sản và thực phẩm chế biến.

5 sản phẩm chính Peru nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2011 là: giày dép (28,12%), sản phẩm sắt, thép (9,86%), phi-lê-tê và các sản phẩm cá đông lạnh (7,06%); sắt, thép dạng tấm, thanh, thỏi, ống và các loại khác (2,61%), máy in (4,27%).

Thặng dư cán cân thương mại với Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2010 luôn nghiêng về phía Peru, năm 2010 đạt giá trị 14.831.200 USD, tuy nhiên, năm 2011 cán cân thương mại đã nghiêng về phía Việt Nam với 15.227.100 USD.

Từ 2004 đến 2011, trao đổi thương mại giữa Peru và Việt Nam đã tăng gần 600%, từ 28,43 triệu USD lên 170,80 triệu USD.

Việc Việt Nam tham dự Hội chợ Lương thực - Thực phẩm 2012 (EXPOALIMENTARIA 2012) – hội chợ lớn nhất và quan trọng nhất của lĩnh vực này ở Mỹ Latinh – được tổ chức ở Lima từ 19 đến 21 tháng 9 năm nay sẽ mang lại một cơ hội tuyệt vời cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng cường và đa dạng hóa thương mại song phương với Peru và các nước Nam Mỹ khác cùng tham gia Hội chợ này.

ĐẦU TƯ

Từ năm 2009, đầu tư của Peru ở Việt Nam và của Việt Nam ở Peru đã cùng được đẩy mạnh một cách thành công. Tháng 9/2009, Tập đoàn doanh nghiệp Pê-ru AJE, nhà sản xuất nước uống có ga Big Cola nhận được giấy phép kinh doanh tại Việt Nam và từ ngày 14/4/2010 một nhà máy đóng chai hiện đại đã được khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu với 4 trung tâm thương mại và 300 nhân công, tuyệt đại đa số là người Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động, Big Cola đã chiếm lĩnh được 10% thị trường nước uống có ga ở thị trường Việt Nam, chủ yếu là ở phía Nam. Năm 2011, AJE Việt Nam tăng trưởng 18%, so với năm 2010, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong ngành sản xuất này. Đến nay, sự có mặt của Big Cola đã tạo ra được 400 việc làm trực tiếp và hơn 1.000 việc làm gián tiếp cho người lao động.

Quy chế Đối xử Quốc gia dành cho đầu tư nước ngoài, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, giá nhân công rẻ, không rào cản thương mại, ưu đãi thuế quan và sự ổn định kinh tế là những nhân tố có sức hút lớn nhất của Peru đối với các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Việt Nam. Điều đó, cùng các nhân tố khác, từ năm 2009, đã làm cho Việt Nam ngày càng quan tâm đầu tư vào Peru, bước đầu, vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và điện thoại di động.

Việc ký kết hợp đồng cấp phép thăm dò và khai thác dầu khí lô 162 ở đông bắc Peru giữa PetroVietnam và PeruPetro ngày 17/4/2009 và việc PetroVietnam, tháng 5/2011, giành được quyền tham gia 35% vốn, nguyên thuộc quyền của công ty Mỹ ConocoPhillips (COP.N), vào việc tìm kiếm dầu khí cùng với công ty Tây Ban Nha Rapsol-YPS ở lô 39 tại lưu vực bắc Ma-ra-nhôn ở vùng rừng núi Peru, đã cho thấy Viêt Nam quyết tâm chia sẻ quan điểm của các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới coi Peru như là một cực hấp dẫn cho đầu tư dầu khí, bởi lẽ Peru có nhiều lưu vực dầu khí chưa hề được thăm dò và những lưu vực khác chỉ mới được thăm dò một phần, song hứa hẹn một tiềm năng dầu khí to lớn.

Tháng 5/2011, với việc ký hợp đồng chuyển nhượng khai thác giải băng tần C với Nhà nước Peru, Tập đoàn Viettel của Việt Nam trở thành nhà khai thác điện thoại di động thứ tư ở thị trường Peru, cùng với các Công ty TELEFONICA, NEXTEL và CLARO đã hoạt động trước đó. Với cam kết đầu tư 400 triệu USD trong 10 năm tới, Viettel sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 1/2013 và dự kiến tới năm 2014 bước đầu sẽ có 338.000 thuê bao đăng ký. Sự có mặt của Viettel sẽ góp phần mở rộng độ phủ sóng điện thoại di động đến tận các vùng nông thôn, tăng cường một cách năng động sự cạnh tranh và cho phép người sử dụng được hưởng giá dịch vụ rẻ hơn nhiều.

Hai lĩnh vực nói trên không phải là những lĩnh vực duy nhất mang đến cơ hội đầu tư cho Việt Nam ở Peru. Các lĩnh vực khác mà Việt Nam cũng có cơ hội đầu tư là nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề cá, dệt may và khai thác mỏ.

Ngài Jorge Castaneda
Đại sứ Peru kiêm nhiệm tại Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Kiều bào từ 22 quốc gia với hành trình vì biển, đảo quê hương năm 2024

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Cộng đồng người Việt tại Romania hòa chung không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn

Đại sứ quán khẳng định luôn nỗ lực sát cánh cùng cộng đồng người Việt, ủng hộ các hoạt động cộng đồng, làm tốt công tác bảo hộ công dân.
Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đại sứ UAE: 'Dữ liệu là định mệnh’

Đối với Trung Đông, dữ liệu là nguồn dầu mỏ mới, theo Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba.
Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ

Đại diện nhiều nước thành viên Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ (APG) đánh giá cao công tác điều hành của Việt Nam.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động