Phán quyết về Biển Đông - luật pháp quốc tế sẽ đồng hành và phải được tuân thủ

Vũ Đăng Minh
Trong vấn đề Biển Đông, phán quyết của Tòa trọng tài cho thấy UNCLOS là nền tảng thiết lập trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

5 năm để Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc (12/7/2016). Phán quyết cũng đã trải qua 5 năm.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, có 2 vấn đề được coi là xu hướng. Mọi sự kiện xuất hiện, ít nhiều đều tạo dư chấn và sự kiện dù lớn nhỏ, rồi thời gian cũng sẽ khỏa lấp. Sự kiện 12/7 có theo dòng chảy đó không?

Phán quyết về Biển Đông - luật pháp quốc tế sẽ đồng hành và phải được tuân thủ
Tòa trọng tài ở The Hague (Hà Lan) tổ chức tranh tụng kín từ ngày 7-13/7/2016 cho vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến yêu sách phi pháp của Trung Quốc về Biển Đông. (Nguồn: PCA)

Nhìn lại 5 năm

Xin nhắc lại một chi tiết, Tổng thống Philippines Benigo Aquino III là người gốc Hoa. Sau khi lên cầm quyền, Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài khối ASEAN ông tới thăm. Khi đó, truyền thông Trung Quốc bình luận ông Aquino “về thăm quê ngoại”. Chưa đầy 1 năm sau, ông khởi xướng vụ kiện. Ông mãn nhiệm được gần 2 tuần, Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết nghiêng về Philippines. Xem ra, vụ kiện còn quan trọng hơn gốc gác cá nhân.

Người Philippines vui mừng vì thắng lợi của công lý. Chính phủ kế nhiệm gần như tránh nhắc tới phán quyết để đổi lấy đầu tư kinh tế, tránh xung đột, đối đầu. Nhưng hơn 20 ngàn tỷ USD đầu tư vẫn chỉ là lời hứa. Bãi cạn Scarborough vẫn do Trung Quốc kiểm soát.

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc hiện diện trên các vùng biển quốc tế, vùng biển nước khác mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền theo yêu sách lịch sử. Tháng 3/2021, hơn 200 tàu cá được cho là của dân quân biển Trung Quốc neo đậu bất thường ở đá Ba Đầu, Trường Sa. Ngư dân Philippines vừa đánh bắt vừa trông chừng tàu cá, tàu Hải cảnh Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, đâm va.

Nội bộ Philippines phân hóa. Trong cuộc thăm dò dư luận tháng 7/2020, 70% người Philippines muốn Chính phủ có lập trường cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông. Trước áp lực trong nước và dư luận quốc tế, gần đây, Tổng thống và một số quan chức Philippines lại kêu gọi tuân thủ phán quyết.

Trung Quốc giận dữ, công khai bác bỏ, tuyên bố không chấp nhận phán quyết. Bắc Kinh bằng nhiều cách, cả “cứng” và “mềm” để vô hiệu hóa phán quyết.

Sau thời gian im ắng, Trung Quốc tiếp tục hành động mạnh. Thúc đẩy hoạt động ngoại giao, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, đưa người vào các cơ quan pháp lý của Liên hợp quốc… Đưa ra “Thuyết Tứ Sa” thay thế yêu sách “đường 9 đoạn” có phần yếu thế.

Rầm rộ cải tạo, quân sự hóa hàng loạt đảo, đá; gia tăng hiện diện nhiều tàu Hải cảnh, tàu chiến, tàu sân bay - căn cứ di động trên Biển Đông. Xây dựng hàng loạt cơ sở “dân sự” dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ hàng hải; hàng nghìn tàu cá, không chỉ để đánh cá, mà thực chất là khẳng định chủ quyền.

Cộng đồng quốc tế nhìn chung ủng hộ phán quyết, kêu gọi các bên tuân thủ. Song ít hành động thực tế và chưa thống nhất. Một số nước, vì những lý do khác nhau, tính toán riêng, ràng buộc lợi ích mà nghiêng về Trung Quốc hoặc ủng hộ việc để phán quyết “chìm xuồng”. Chính sách “cây gậy” và “củ cà rốt” tỏ ra hữu hiệu.

Được và chưa được

Tin liên quan
UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông UNCLOS 1982 và ASEAN: Vai trò cốt lõi trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

5 năm sau phán quyết, tranh chấp Biển Đông vẫn phức tạp, chưa tìm ra lối thoát khả dĩ. Nhiều nước lo ngại Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở Biển Đông, không chỉ so với các nước nhỏ có tranh chấp mà cả với Mỹ và nhiều nước lớn khác.

Đã có những kết luận bi quan. Phán quyết của Tòa không có tính cưỡng chế! Càng kích động sự hung hăng của Bắc Kinh. Không nên theo đuổi biện pháp pháp lý với Trung Quốc!

Nhiều nhà lãnh đạo và học giả đánh giá cao ý nghĩa phán quyết của Tòa. Phán quyết bác bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc một cách rõ ràng. Tòa tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Các thực thể nổi ở quần đảo Trường Sa chỉ có vùng biển không quá 12 hải lý. Không có cơ sở pháp lý cho đường cơ sở nối liền bao quanh toàn bộ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa… Có nghĩa là “Thuyết Tứ Sa” cũng không có cơ sở pháp lý… Chừng đó cũng đủ thu hẹp đáng kể các tranh chấp ở Biển Đông.

Phán quyết của Tòa cho thấy Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là công cụ pháp lý góp phần hạn chế, giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển; là nền tảng thiết lập trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và tuân thủ UNCLOS là chủ đề nóng của nhiều diễn đàn, hội nghị đa phương, song phương. Có một cuộc chiến công hàm liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Tháng 6/2021, gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc đã tham gia “Nhóm bạn bè của UNCLOS”, theo sáng kiến đề xuất của Việt Nam, Đức và một số nước khác. Ngày càng có nhiều nước tham gia FONOP trên Biển Đông, ngầm phản đối yêu sách chủ quyền trái pháp luật.

Không ít ý kiến cho rằng bề ngoài Trung Quốc tỏ ra cứng rắn, “phớt Ăng-lê”, nhưng bên trong vẫn lo ngại trước dư luận quốc tế. Trung Quốc bác bỏ phán quyết cũng có nghĩa là không tuân thủ UNCLOS mà họ là quốc gia thành viên.

Những ngôn từ đẹp kiểu “xây dựng cộng đồng chung vận mệnh” trái ngược với hành động thực tế… Với một quốc gia muốn đóng vai trò chi phối, dẫn dắt thế giới, thu hút cộng đồng, thì đó là những điểm trừ đáng kể. Đơn độc không phải là chìa khóa để một nước lớn có thể duy trì vị thế, ảnh hưởng lâu dài trên đỉnh cao. Sức mạnh áp đặt, cưỡng chế không tạo ra công lý.

Xung quanh phán quyết nói riêng, UCLOS nói chung vẫn còn những góc nhìn, cách vận dụng, thái độ khác nhau. Nhưng không thể không thừa nhận phán quyết đã xới lên một vấn đề nóng: khẳng định sự cần thiết giải quyết các tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế…

Chừng đó cũng chứng tỏ tác động của sự kiện 12/7.

Những khuyến nghị

Tin liên quan
On the fifth anniversary of PCA Ruling, East Sea remains a dangerous flashpoint On the fifth anniversary of PCA Ruling, East Sea remains a dangerous flashpoint

Tranh chấp chủ quyền là chuyện muôn thuở. Biển Đông đủ chỗ cho tất cả, nếu tất cả tuân thủ luật pháp quốc tế. Giải quyết hòa bình, lâu dài vấn đề Biển Đông là một biểu tượng của duy trì trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế.

Nếu các quốc gia chạy theo toan tính lợi ích riêng, coi tranh chấp Biển Đông là chuyện của người khác, là thứ để mặc cả…, thì các hành động cứng rắn, dựa trên ưu thế nước lớn, theo tư duy “tổng bằng không” càng tiếp diễn.

Cộng đồng quốc tế cần thống nhất cao hơn trong lập trường giải quyết vấn đề Biển Đông theo UNCLOS, phù hợp với tinh thần phán quyết; tạo ra một áp lực hòa bình đủ mức, có khả năng kiềm chế các hành động cưỡng chế, cưỡng chiếm.

ASEAN cần đóng vai trò trung tâm trong giải quyết vấn đề Biển Đông.

Giải pháp tốt nhất là ASEAN và các đối tác đi đến một thỏa hiệp chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế vững chắc, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng đầu tư giữ ổn định khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các quốc gia. Xây dựng, đàm phán COC thực chất, có tính ràng buộc pháp lý là một bước đi quan trọng, cần thiết.

Đôi điều rút lại

Không có một giải pháp duy nhất nào có thể giải quyết được mọi vấn đề, các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Giải quyết bằng pháp lý là một trong những công cụ văn minh, cần thiết của xã hội loài người. Nhưng đó không nên là giải pháp đầu tiên, càng không phải là giải pháp duy nhất.

Tuần tự hợp lý là đi từ quản lý tranh chấp, kiềm chế hành vi để từng bước giải quyết tranh chấp. Tất cả các bên dựa trên phán quyết, UNCLOS để nhìn nhận lại chính sách biển của mình. Ngoại giao tiên phong, mở đường. Đối thoại làm rõ khác biệt. Lựa chọn lĩnh vực dễ nhất có thể hợp tác, từ đó tìm kiếm lợi ích chung.

Thực tế chứng tỏ những gì phù hợp với quy luật, cần thiết, sẽ tồn tại, dù muốn hay không. Không ai và không gì có thể cản được. Phán quyết ngày 12/7, rộng ra là UNCLOS, luật pháp quốc tế sẽ luôn đồng hành và phải được tuân thủ.

Cộng đồng quốc tế đề cao giá trị pháp lý của UNCLOS và phán quyết của PCA về Biển Đông

Cộng đồng quốc tế đề cao giá trị pháp lý của UNCLOS và phán quyết của PCA về Biển Đông

Nhân sự kiện 5 năm kể từ khi Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Hay ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ...

Học giả quốc tế: 'Đường 9 đoạn' hay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị pháp lý

Học giả quốc tế: 'Đường 9 đoạn' hay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị pháp lý

Ngày 9/7, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg của Đức đã tổ chức hội thảo trực tuyến về Biển Đông nhân dịp 5 năm Tòa ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động