Phiên trả lời chất vấn khẳng định nỗ lực và bản lĩnh của ngành Ngoại giao Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Đáng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Ngành Ngoại giao vững vàng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Nhiều dấu ấn xuất sắc đã được tạo ra, tác động tích cực đến không chỉ hình ảnh của Ngành, mà cả vị thế và tầm vóc của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên trả lời chất vấn khẳng định nỗ lực và bản lĩnh của ngành ngoại giao Việt Nam
Theo TS. Nguyễn Văn Đáng, phiên trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 18/3 khẳng định nỗ lực và bản lĩnh của ngành Ngoại giao Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Sự kiện ít diễn ra

Các vấn đề đối ngoại chủ yếu liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia, hay giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế, chứ không thường xuyên, trực tiếp liên quan đến các vấn đề dân sinh nóng bỏng diễn ra hàng ngày. Cũng bởi thế, nhìn trên phạm vi toàn cầu, các phiên điều trần công khai trước Quốc Hội của ngành Ngoại giao thường ít được thực hiện hơn so với các lĩnh vực khác.

Ở nước ta, ngày 18/3, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thực hiện phiên trả lời chất vấn công khai trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới xuất hiện nhiều sự kiện bất ngờ và với những gì diễn ra tại Bộ Ngoại giao khoảng ba năm gần đây, việc Bộ trưởng trả lời chất vấn không chỉ thực hiện trách nhiệm giải trình trước cơ quan quyền lực Nhà nước, mà còn đáp ứng mối quan tâm của đông đảo người dân.

Tại phiên ngồi “ghế nóng” đầu tiên, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời tổng số 38 câu hỏi, liên quan đến nhiều vấn đề diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, thuộc trách nhiệm của ngành Ngoại giao. Trong khoảng 3 giờ đồng hồ, Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn, ngắn gọn, rõ ràng các vấn đề được nêu ra. Bộ trường đã không né tránh trước những câu hỏi “nóng” liên quan đến vụ “chuyến bay giải cứu”, trách nhiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài, hay những giải pháp để Bộ Ngoại giao góp phần giảm thiểu tình trạng di cư tự do, ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

Một trong những ấn tượng nổi bật nhất sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn là những quan điểm rõ ràng và nỗ lực hành động quyết liệt của ngành Ngoại giao để vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được những kết quả công việc tích cực, qua đó khẳng định bản lĩnh của nền ngoại giao Việt Nam.

Vượt qua sóng gió

Vụ “chuyến bay giải cứu”, với hàng chục cán bộ ngành Ngoại giao bị khởi tố, là một sự kiện nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Có thể nói, chưa khi nào mà ngành Ngoại giao ở nước ta lại phải hứng chịu những chỉ trích công khai, gay gắt từ phía dư luận xã hội như thời gian gần đây. Vì thế, có thể coi ba năm vừa qua là một giai đoạn sóng gió bậc nhất của ngành Ngoại giao Việt Nam.

Trước những nghi ngờ của đại biểu về khả năng còn những “tảng băng” lớn hơn ẩn dưới những gì đã phát lộ ra, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thẳng thắn: Vụ “chuyến bay giải cứu” là một “sự việc đau lòng”, gây hệ lụy nghiêm trọng cho cá nhân, người thân của những cán bộ trực tiếp vi phạm. Trong cách trả lời của Bộ trưởng, người theo dõi cũng cảm nhận được tâm trạng day dứt của ông về những tác động không tốt của vụ “chuyến bay giải cứu” đến hình ảnh, uy tín của ngành Ngoại giao vốn được vun đắp trong suốt 80 năm qua.

Theo Bộ trưởng, sau vụ “chuyến bay giải cứu”, ngành Ngoại giao đã nghiêm túc kiểm điểm, triển khai nhiều giải pháp để phòng ngừa các tiêu cực, sai phạm trong tương lai. Khẳng định quyết tâm làm việc nghiêm túc của đội ngũ cán bộ chủ yếu “tác chiến độc lập” ở bên ngoài lãnh thổ, Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của bản lĩnh và đạo đức cán bộ, thể hiện qua lời khẳng định rất thuyết phục: “nếu không giữ được bản lĩnh, phẩm chất đạo đức thì không làm được”.

Để giúp cán bộ ngoại giao làm việc ở nước ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết ưu tiên hàng đầu của ngành Ngoại giao là nhanh chóng hoàn thiện quy trình làm việc, nhất là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo Bộ trưởng, tính đến hiện nay, hơn 70 quy chế, quy trình cấp Bộ và hơn 100 quy trình quản lý nội bộ tại các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan đại diện đã được rà soát, cập nhật.

Điểm nhấn thứ hai mà Bộ trưởng nêu ra trong định hướng hành động nhằm khuyến khích cán bộ ngoại giao nỗ lực làm việc để phụng sự nhân dân, phục vụ đất nước là cần cải thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ ngoại giao ở nước ngoài. Theo đó, nếu mức sinh hoạt phí của cán bộ làm việc ở nước ngoài được tăng lên 1500 USD/tháng, và hỗ trợ thêm chi phí bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người thân đi cùng thì sẽ giúp cán bộ yên tâm hơn, trách nhiệm và tận tâm hơn trong công việc.

Nỗ lực làm việc

Sau những “sóng gió” nội bộ xảy ra trong những năm gần đây, phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho thấy ngành Ngoại giao vẫn vững vàng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Nhiều dấu ấn xuất sắc đã được tạo ra, tác động tích cực đến không chỉ hình ảnh của ngành, mà cả vị thế và tầm vóc của đất nước. Cụ thể, tính riêng năm 2023, đã có tới 22 chuyến thăm của lãnh đạo nước ta đến các nước khác và 28 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam được tổ chức thành công.

Hình ảnh lãnh đạo nước ta nồng nhiệt đón tiếp lãnh đạo các nước, cùng đạp xe hoặc đi bộ dạo phố, cùng ngồi uống cà phê, hoặc thăm phố sách… đã gửi thông điệp về một Việt Nam thanh bình, mến khách đến với bạn bè thế giới. Mặc dù Bộ trưởng không đề cập cụ thể trong phần trả lời nhưng chúng ta không thể không ghi nhận công sức của đội ngũ cán bộ ngoại giao trong việc tham mưu công tác tổ chức để tạo nên những dấu ấn mới mẻ, hiện đại trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các nước.

Trong các sự kiện đối ngoại của năm 2023, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu bật chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc đồng thời tiếp đón nguyên thủ của hai siêu cường, nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện” đã chứng minh những thành quả tích cực từ triết lý ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, sẵn sàng làm bạn, trở thành đối tác tin cậy với tất cả các nước của Việt Nam.

Năm 2023 cũng chứng kiến vị thế, uy tín và tiếng nói của Việt Nam được khẳng định nổi bật tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, tiểu vùng Mekong, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28), Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường… Tham gia các diễn đàn quốc tế, đóng góp nhiều ý kiến và đề xuất nhiều giải pháp đã thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm của Việt Nam trước các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Nhận thức rõ trách nhiệm phục vụ nhân dân cũng là một ấn tượng nổi bật trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn. Trước nhiều sự kiện quốc tế bất thường xảy ra trong thời gian gần đây, Bộ trưởng đã báo cáo những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Theo thống kê, đã có hàng ngàn công dân Việt Nam tại Israel và Myanmar được Bộ ngoại giao hỗ trợ di tản khi xung đột xảy ra. Liên quan chiến sự giữa Nga và Ukraine, Bộ Ngoại giao cũng hỗ trợ khoảng 7.000 người Việt, sơ tán đến nơi an toàn.

Cũng theo Bộ trưởng, sau đại dịch Covid-19, số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng (3,8 triệu người trong năm 2022, và hơn 10 triệu lượt người trong năm 2023). Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng không chỉ khẳng định trách nhiệm của ngành Ngoại giao trong việc hỗ trợ và bảo hộ công dân khi cần thiết, mà còn cảnh báo về hiện tượng xuất cảnh để làm việc bất hợp pháp. Theo Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao sẽ đặc biệt quan tâm vấn đề này, phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan để giúp người lao động nhận thức được những rủi ro, từ đó góp phần giảm bớt tình trạng di cư bất hợp pháp ra nước ngoài.

Phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã cho thấy nhận thức, quan điểm rõ ràng với những vấn đề mà ngành Ngoại giao đang phải đối diện, những nỗ lực làm việc nghiêm túc cùng kết quả tích cực trong thời gian gần đây. Vì thế, có thể nói, dù là lần đầu tiên ngồi “ghế nóng” trên diễn đàn Quốc Hội nhưng Bộ trưởng đã thỏa mãn nhu cầu của những người quan tâm, qua đó góp phần khôi phục và củng cố lòng tin của người dân với ngành Ngoại giao Việt Nam.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Ngoại giao kinh tế đã giành được sự chú ý và ghi nhận của công chúng

Có lẽ, thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2023 là về ngoại giao. Chưa có năm nào hoạt động ngoại giao ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Tạo dựng hình ảnh đẹp về một Việt Nam coi trọng giáo dục và học tập suốt đời

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Tạo dựng hình ảnh đẹp về một Việt Nam coi trọng giáo dục và học tập suốt đời

Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, Việt Nam vừa có thêm 2 thành phố trở thành thành viên của Mạng lưới Thành phố học tập ...

Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10): Để trở thành những công dân số có trách nhiệm…

Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10): Để trở thành những công dân số có trách nhiệm…

Đứng trước thách thức cũng như cơ hội của thời đại số hóa, mỗi bạn trẻ càng phải dấn thân ứng dụng chuyển đối số ...

Người Việt Nam ở nước ngoài vẫn âm thầm cống hiến cho đất nước theo nhiều cách khác nhau

Người Việt Nam ở nước ngoài vẫn âm thầm cống hiến cho đất nước theo nhiều cách khác nhau

Người Việt Nam ở nước ngoài có vai trò quan trọng cũng như động lực to lớn cho sự nghiệp phát triển của nước nhà.

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: 'Đòn bẩy' cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương

ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga: 'Đòn bẩy' cho ngành Giáo dục từ cải cách tiền lương

Việc cải cách tiền lương đi đôi với đổi mới các chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài sẽ là động lực to lớn ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Các khu vực trời nắng nóng, riêng vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Các khu vực trời nắng nóng, riêng vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều 16/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam-Trung Quốc tuần tra liên hợp tại Vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam-Trung Quốc tuần tra liên hợp tại Vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo, Tàu 016-Quang Trung, Vùng 4 Hải quân đã tham gia tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đan Mạch Lina Hansen

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đan Mạch Lina Hansen

Chiều 16/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đan Mạch Lina Hansen.
Quang Hải, Hoàng Đức và Duy Mạnh sắp đối đầu MU

Quang Hải, Hoàng Đức và Duy Mạnh sắp đối đầu MU

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) chọn Quang Hải, Hoàng Đức và Duy Mạnh vào đội các ngôi sao Đông Nam Á đá giao hữu với MU vào ...
Triển lãm Tăng trưởng xanh: Điểm nhấn quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025

Triển lãm Tăng trưởng xanh: Điểm nhấn quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025

Triển lãm tạo cơ hội kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy tầm ảnh hưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực ...
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Phiên bản di động