Quân đội Nga: Diện mạo mới, vượt xa Mỹ?

Quang Đào
Trong những năm qua, Nga đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa toàn diện quân đội, thay thế những món vũ khí từ thời Liên Xô, với mục tiêu tiếp tục khẳng định mình là một cường quốc quân sự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi duyệt binh kỷ niệm 325 năm ngày thành lập Hải quân Nga. (Nguồn: TASS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi duyệt binh kỷ niệm 325 năm ngày thành lập Hải quân Nga. (Nguồn: TASS)

Ngày 25/7 vừa qua, tại thành phố St. Petersburrg và Kronstadt, Hải quân Nga đã tổ chức buổi duyệt binh kỷ niệm 325 năm ngày thành lập. Ngoài hai thành phố này, các sự kiện long trọng diễn ra tại các thành phố ven biển khác, các căn cứ của Hải quân Nga, trên Biển Địa Trung Hải cũng như tại cảng Tartus ở Syria.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Hải quân Nga trải qua “một chặng đường phát triển từ những con tàu nhỏ bé của Peter Đại đế đến những chiến hạm hùng mạnh của đại dương, cùng với các tuần dương hạm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân”.

“Hải quân đã có được lực lượng phòng không tầm xa và tầm gần hiệu quả. Các hệ thống phòng thủ bờ biển đáng tin cậy. Chúng ta đang tiếp tục cải tiến thành công các hệ thống vũ khí siêu thanh chính xác cao mới nhất, mà trên thế giới không có hệ thống tương tự”, ông Putin nói.

Tổng thống Putin đồng thời nhấn mạnh, Hải quân Nga có mọi thứ cần thiết để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ đất nước và các lợi ích quốc gia. Các phương tiện của hạm đội Nga có khả năng phát hiện bất kỳ kẻ thù nào từ tàu dưới biển, trên mặt đất, trên không và sẽ giáng đòn tấn công tiêu diệt, nếu cần thiết.

Có thể thấy, đây là một sự kiện vô cùng quan trọng, vừa để kỷ niệm 325 năm ngày thành lập Hải quân Liên bang Nga, vừa để phô trương sức mạnh bằng việc giới thiệu hàng loạt vũ khí hiện đại, trong đó có chiếc tàu ngầm mới được đưa vào biên chế trong năm 2021. Từ lâu, Nga đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa toàn diện quân đội, thay thể những món vũ khí từ thời Liên Xô, với mục tiêu tiếp tục khẳng định mình là một cường quốc quân sự.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), chính sách cải cách “Diện mạo mới” do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Ivanov (2001-2007) xây dựng và Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov (2007-2012) thực hiện.

Thay đổi chiến lược

Những năm 1980, Lực lượng Vũ trang Liên Xô có mục tiêu đầy tham vọng để nâng cao sức mạnh quốc phòng để đối đầu với Mỹ. Khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1991. Thay vì việc có thể giới thiệu hàng loạt loại vũ trang tiên tiến trong thập niên 1990, những gì còn lại của Lực lượng Vũ trang Liên Xô phải duy trì sự tồn tại ở mức thấp nhất.

Những năm tiếp theo, trong khi Nga phải gánh chịu hậu quả từ việc Liên Xô tan rã, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu tiếp tục mở rộng thành viên, trong đó có những quốc gia thuộc khối Warsaw cũ tham gia.

Mỹ liên tục triển khai hàng loạt hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở các quốc gia gần với biên giới Nga cũng khiến Moscow thay đổi suy nghĩ chiến lược, buộc phải có những cải cách cũng như đẩy mạnh sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích của mình, đặc biệt là an ninh quốc gia.

Sự hồi sinh của quân đội Nga không phải ngay lập tức. Quân đội nước này lộ những điểm yếu vào năm 1999, sau cuộc tấn công của các băng đảng Basayev và Khattab tại các quận Tsumadin và Botlikh ở Dagestan. Thủ tướng Vladimir Putin khi ấy nhận thức được năng lực yếu kém của quân đội Nga và bắt đầu đưa ra các quyết định cơ bản để cải tổ.

Sau đó, vào năm 2008, khi Georgia đưa quân vào đánh Nam Ossetia, một trong hai nước cộng hoà ly khai đòi độc lập tách khỏi quốc gia này, buộc Nga phải vào cuộc. Tuy có được chiến thắng chóng vánh nhưng cuộc chiến này cũng bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội Nga như yếu tố con người, vũ khí trang bị, trình độ chiến - kỹ thuật; thể hiện rõ sự lạc hậu so với quân đội phương Tây, đặc biệt là tư duy tác chiến cũ kỹ, ít áp dụng thành tựu công nghệ.

Từ cơ sở phân tích cuộc chiến này, Nga đưa ra những quyết định mang tính hệ thống để phát triển quân đội, nổi bật là chiến lược cải cách mang tên “Diện mạo mới” năm 2008. Với chiến lược này, quân đội Nga phát triển thông qua việc đơn giản hóa, giải tán sư đoàn hạng nặng, ưu tiên lữ đoàn cơ động làm nòng cốt, tăng cường hàm lượng vũ khí trang bị hiện đại. Kết quả đã gia tăng tính chuyên nghiệp và năng lực chiến đấu của quân đội Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu: An ninh của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của quân đội và khả năng bảo vệ đất nước của quân đội. Nó cũng phụ thuộc vào niềm tin của người dân vào quân đội.

Thành quả ngày nay

Với ngân sách quốc phòng ít ỏi nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã có những thành tựu kinh ngạc, sản xuất thành công những vũ khí, trang, thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, có ý nghĩa quyết định nâng cao sức mạnh quân đội Nga.

“Diện mạo mới” của quân đội Nga bắt đầu lộ diện trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, khi họ mở chiến dịch kinh điển mang tên “Mùa xuân Crimea” vào tháng Hai và tháng 3/2014. Moscow triển khai chiến dịch quân sự chớp nhoáng nhưng bao gồm nhiều khâu phức tạp, bí mật xâm nhập Crimea, bảo vệ thành công cuộc sáp nhập bán đảo này về tay Nga đã cho thấy trình độ tổ chức và khả năng nghi binh, giữ bí mật của họ tốt đến mức nào.

Chỉ trong thời gian ngắn, Nga thực sự đã có một bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và trở thành nước dẫn đầu thế giới về khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, quân đội Nga có tỷ lệ vũ khí và trang bị hiện đại cao nhất, trong số các lực lượng vũ trang trên thế giới thời gian qua, chiếm gần 71%; trong đó các lực lượng hạt nhân chiến lược, con số này là 83%.

Nga thành công trong việc hiện đại hóa tất cả các loại vũ khí truyền thống, từ xe bọc thép, pháo binh, vũ khí cỡ nhỏ đến máy bay chiến đấu, tàu chiến, hệ thống phòng không. Tất cả vũ khí này sau khi nâng cấp đều có tính năng chiến đấu vượt trội so với vũ khí cũ.

Nhà khoa học chính trị quân sự Alexander Perendzhiev, trong một cuộc phỏng vấn với PolitExpert cho biết: Như Tổng thống Putin trình bày vào ngày 1/3/2018, quân đội Nga sẽ được trang bị những vũ khí mới như tên lửa đạn đạo Dagger, ngư lôi hạt nhân Poseidon; hệ thống phòng không tầm xa S-500; các phương tiện hỗ trợ hỏa lực Terminator. Những vũ khí này, các đối thủ của Nga hoàn toàn chưa có.

Ngoài việc thúc đẩy hiện đại hoá vũ khí, Nga cũng tập trung vào việc áp dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay không người lái, robot…

Vũ khí hiện đại tất nhiên là quan trọng, nhưng đây không phải là thứ duy nhất khiến quân đội Nga đổi mới. Những điểm mới trong công tác bảo đảm hậu cần của quân đội cũng là một phần không thể thiếu trong chương trình hiện đại hóa quân đội nước này.

Những phương tiện vận tải binh lính và vật tư đã có những thay đổi. Bộ Quốc phòng Nga đã chú ý đến những điều, mà trước kia được coi là “nhỏ nhặt”. Hiện nay, sự hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của chiến tranh thế kỷ XXI. Do đó, Nga không chỉ mua vũ khí, mà còn tăng cường các bệnh viện dã chiến, thiết bị bảo đảm hậu cần ăn uống cho quân nhân.

Cho dù phải chịu không ít thách thức về kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga vẫn kiên cường và có những bước phát triển vượt bậc, từng bước hiện đại hóa và nâng tầm quân đội một cách mạnh mẽ nhất có thể.

Sự xuất hiện của vũ khí mới và công nghệ quân sự tiên tiến cho phép Nga thu hẹp khoảng cách về công nghệ quân sự với Mỹ và đồng minh, nếu không muốn nói, có những mặt Moscow đã vượt xa Washington.

Tham gia lễ duyệt binh chính tại St. Petersburg có tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov, khinh hạm Đô đốc Kasatonov, tàu chống ngầm cỡ lớn Kulakov và các tàu đổ bộ cỡ lớn Pyotr Morgunov và Minsk, tàu hộ tống Alexander Obukhov và Vladimir Emelyanov. Lần đầu tiên tàu ngầm tên lửa chiến lược Knyaz Vladimir, thuộc dự án Borey-A tham gia lễ duyệt binh.

Khi thế giới quan về 'mối đe dọa' thay đổi, Nga tính toán những gì?

Khi thế giới quan về 'mối đe dọa' thay đổi, Nga tính toán những gì?

Quan điểm về "mối đe dọa" của Nga đã có sự thay đổi, được thể hiện rõ trong chiến lược an ninh quốc gia mới. ...

Cựu sỹ quan Mỹ 'ví von' quân đội Nga là 'xe Zaporozhets'

Cựu sỹ quan Mỹ 'ví von' quân đội Nga là 'xe Zaporozhets'

Cựu Đại tá Hải quân Mỹ Harry Tabakh cho rằng quân đội Nga không có các công nghệ cao và thiếu tính chuyên nghiệp.

(tổng hợp)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động