TIN LIÊN QUAN | |
Ba kịch bản địa chính trị ở châu Á hậu Covid-19 | |
Mỹ - Trung: Chiến tranh nóng không có cơ sở, chiến tranh lạnh khó xảy ra |
Khủng hoảng hiện nay “phủ bóng đen” và có tác động tiêu cực lên quan hệ Trung - Mỹ hơn bất kỳ vấn đề nào khác cho đến nay (Minh hoạ của SCMP) |
Covid-19 thách thức thế nào chủ nghĩa đa phương? TGVN. Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ sự thiếu phối hợp giữa các quốc gia, thậm chí để ứng phó với mối đe dọa lớn ... |
Covid-19 mới có thể gây ra cuộc Chiến tranh Lạnh mới, lần này là giữa Mỹ - Trung Quốc hay không? Mặc dù chưa biết dịch bệnh sẽ kết thúc bằng cách nào và khi nào, nhưng rõ ràng Bắc Kinh phải đối mặt với sự chống đối ngày càng gia tăng đối với tham vọng toàn cầu của mình trong một thế giới "vô trật tự" mới hình thành sau đại dịch.
Môi trường thù địch
Giới quan sát cho biết Bắc Kinh vừa qua đã tiến hành tham vấn các cơ quan phân tích, cố vấn chính sách, giới học giả và nhiều giới khác trong xã hội về phương hướng, giải pháp đối phó với môi trường toàn cầu ngày càng thù địch hơn; khuyến khích “tự vấn lương tâm” trong giới quan chức, cán bộ nhà nước, giới phân tích tình báo và chuyên gia truyền thông về vai trò của Trung Quốc trong thế giới hậu dịch bệnh.
"Mất mát thực sự của đại dịch là sự đối kháng và thiếu tin tưởng lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc". |
Giám đốc Viện phân tích an ninh toàn cầu Gal Luft và chuyên gia phân tích George Magnus của Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford nhận định khủng hoảng hiện nay “phủ bóng đen” và có tác động tiêu cực lên quan hệ Mỹ - Trung Quốc hơn bất kỳ vấn đề nào khác cho đến nay. Quan hệ quốc tế trong thế giới hậu đại dịch sẽ trở nên căng thẳng hơn.
Một trong những bóng đen đó thể hiện ở việc Tổng thống Donald Trump đe dọa Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nếu người ta chứng minh được Trung Quốc chịu trách nhiệm gây ra đại dịch.
Phát biểu của Tổng thống Trump được Thủ tướng Đức A. Markel ủng hộ, đồng thời bà còn kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về nguồn gốc của virus. Chính phủ Anh cáo buộc Trung Quốc không thông tin đầy đủ về “quy mô, bản chất và khả năng lây nhiễm” của dịch bệnh. Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Ken Jarret nhận định rằng mất mát thực sự của đại dịch là sự đối kháng và thiếu tin tưởng lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tiêu cực và tổn hại
Thái độ tiêu cực về Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng khi Mỹ bước vào chu kỳ bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử càng đến gần, Tổng thống Trump càng khó có thể xuống thang trong cách tiếp cận đối đầu với Trung Quốc. Cố vấn Cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Scott Kennedy cho rằng cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump đều có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa nên khó có thiên hướng hợp tác với nhau.
Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng sự tuyên truyền vừa qua của Bắc Kinh về sự thành công của mình trong khi các nước khác đang bị mắc kẹt trong dịch bệnh đã dẫn đến thái độ thù địch của các nước với Trung Quốc.
Xung đột quyền lực giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ làm thay đổi các kết cấu kinh tế. Trong bối cảnh Trung Quốc - Mỹ ngày càng công khai hơn trong việc áp dụng tư duy cạnh tranh chiến lược cường quốc, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng gia tăng khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Mỹ như là những điểm kết nối trong chuỗi cung ứng của mình. Hậu quả tiêu cực nhất của khủng hoảng là kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng giảm can dự với Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump đe dọa Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nếu người ta chứng minh được Trung Quốc chịu trách nhiệm gây ra đại dịch. |
Phép thử và khác biệt
Cùng với cuộc chiến thương mại, khủng hoảng làm tổn hại đến hợp tác Mỹ - Trung Quốc trong các lĩnh vực khác bao gồm cả nghiên cứu, giao lưu văn hóa và giáo dục. Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie - Tsighua Zhao Tong, những người hoạch định chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Mỹ dường như đang sống trong những “thế giới song song”, ngày càng trở nên không hiểu những lập luận của nhau và cũng đang phải đối mặt với rủi ro “phân tách”.
Sự khác biệt ngày càng lớn về tư duy hoạch định chính sách hai nước là mối đe dọa rất lớn đối với quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh kém hiệu quả của Chính quyền Tổng thống Trump càng làm tăng niềm tin của nhiều nhà bình luận Trung Quốc rằng mô hình của Trung Quốc có nhiều điểm ưu việt và sẽ vượt trội mô hình của Mỹ về dài hạn. Trung Quốc đẩy các nhà ngoại giao của mình ở khắp nơi trên thế giới ra sức tuyên truyền về mô hình Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đại dịch là phép thử đối với quan hệ của Trung Quốc với những nước vốn được coi là hữu nghị. Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc với sự tham gia của gần 70 nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh bị tác động nặng nề bởi đại dịch. Về lâu dài, Trung Quốc cần phải quen với thực tế hiển nhiên rằng “Vành đai, Con đường” cũng là tuyến đường lây lan của virus.
Cân bằng quyền lực
Bên cạnh những trở ngại, rắc rối với Mỹ và Châu Âu, quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi cũng đang trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây sau những cáo buộc về việc các công dân Châu Phi sinh sống ở Trung Quốc bị phân biệt đối xử. Trong một bước đi hiếm có, Đại sứ các nước Châu Phi đã cùng gửi thư khiếu nại lên Bộ ngoại giao Trung Quốc phản đối “sự phân biệt đối xử và hạ thấp nhân phẩm” đã buộc nhiều người Châu Phi rơi vào tình trạng vô gia cư khi họ bị đuổi ra khỏi các căn hộ, khách sạn ở tỉnh Quảng Châu.
Trung Quốc đã bơm khoảng 143 tỷ USD vào Châu Phi trong khuôn khổ các dự án cơ sở hạ tầng như bến cảng, sân bay, đường sắt, đường cao tốc, nhà máy điện. Khi dịch bệnh càn quét lục địa Châu Phi, hủy hoại triển vọng kinh tế trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn đề nợ của các nước này.
Về tương lai quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu Gal Luft và chuyên gia cao cấp của Trung tâm Stimson Yun Sun cho rằng một cuộc khủng hoảng như đại dịch lần này sẽ không làm thay đổi hoàn toàn cân bằng quyền lực hiện có và ngay lập tức làm xuất hiện một cấu trúc quyền lực mới. Nhưng về ngắn hạn, Mỹ và các nước sẽ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc nhất là trách nhiệm liên quan đến sự phát tán của virus ra khỏi biên giới nước này.
Trong mùa hè này, thay vì xem Thế vận hội Olympic, thế giới sẽ chứng kiến một chiến dịch cáo buộc qua lại lẫn nhau giữa các nước, góp phần đầu độc môi trường quốc tế vốn đã phức tạp với nhiều dịch chuyển do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tổng thống Trump: "Chúng tôi sẽ không nói về việc dỡ bỏ các mức thuế" Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đang tiến triển tốt đẹp khi mà các ... |
Mỹ, Trung Quốc sẽ khởi động vòng đàm phán thương mại mới vào tuần tới Đại diện Thương mại Mỹ và Bộ trưởng Tài chính Mỹ có kế hoạch thăm Bắc Kinh từ ngày 25/3 để hội đàm với Phó ... |
Mất “dầu bôi trơn”, quan hệ Mỹ - Trung Quốc đối mặt nguy cơ trượt dốc Trong khi quan hệ Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, người đóng vai trò cầu nối giữa Washington và Bắc Kinh đã lên tiếng ... |