Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Chuộng hàng Nga, xa hàng Mỹ

Minh Quân
Hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, sẽ tiếp tục được mở rộng sau cuộc thảo luận giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow ngày 8/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my Nga ưu tiên thực hiện thỏa thuận S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ
quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga cam kết theo đuổi hợp đồng S-400, chỉ trích quan điểm của Mỹ

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ tưởng chừng như trở về con số 0 sau vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga bị gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria với cáo buộc xâm phạm không phận, làm một trong hai phi công trên máy bay thiệt mạng bốn năm trước. Thế nhưng, gần 4 năm sau, mọi chuyện đã khác. Chỉ trong vòng hơn bốn tháng đầu năm 2019, ông Erdogan đã có ba lần thăm Nga, thể hiện quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực với chính quyền của ông Vladimir Putin, đặc biệt là quốc phòng.

Ankara xoay trục

Theo giới thạo tin, nội dung liên quan đến hợp tác quốc phòng cũng là nội dung được thảo luận nhiều nhất trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại điện Kremlin. Tổng thống Erdogan khẳng định, hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân từ Nga là chuyện “ván đã đóng thuyền” và rằng “Những người kêu gọi chúng tôi từ bỏ kế hoạch hay đưa ra lời khuyên hẳn không biết gì về chúng tôi. Nếu như chúng tôi đã thực hiện một hợp đồng hay thỏa thuận, thì nó chắc chắn phải được hoàn thành. Đây là quyết định của chúng tôi và thuộc về chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ.”

Rõ ràng, những lời này của ông Erdogan là dành "bắn tin" tới Washington. Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi Tổng thống Erdogan thay đổi quyết định, khẳng định việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tư cách thành viên NATO và lộ trình mua máy bay F-35 đang thương thuyết với Mỹ của Ankara.

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc mua hệ thống tên lửa S-400 là chuyện “ván đã đóng thuyền”. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh như vậy, có thể nói, chuyến thăm Moscow chính là lời khẳng định đanh thép nhất về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định “thân Nga, xa Mỹ”. Lần gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gặp gỡ người đồng cấp Mỹ là vào tháng 11/2018 tại Paris, nhân dịp cùng nhau tham dự Ngày Đình chiến Chiến tranh Thế giới I. Vào thời điểm đó, hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp giải quyết mối quan tâm chung là cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul.

Tuy nhiên, khi vụ việc này dần lắng xuống, những căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ – Thổ bộc lộ ngày một rõ nét. Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công người Kurd tại Syria đã chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của Washington: Hồi tháng Một, đích thân Tổng thống Donald Trump từng khẳng định sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ “thiệt hại nặng nề” nếu duy trì hành động này. Gần đây nhất, sau khi ông Erdogan tuyên bố mua hệ thống S-400, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình mua máy bay F-35.

Của người phúc ta

Song hành động "trả đũa" này của Washington chỉ gián tiếp đẩy Ankara tới gần hơn với Moscow và khiến cho quan hệ song phương ngày càng sâu sắc. Nhà Trắng từng kêu gọi ông Erdogan từ bỏ kế hoạch mua vũ khí Nga, dẫn lý do là các vũ khí này sẽ không tương thích và khó phối hợp trong việc tác chiến cùng các nước thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác. Trong bối cảnh quan hệ với Mỹ đang có xu hướng nguội lạnh, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí có thể xem xét “thay máu” toàn bộ trang thiết bị quốc phòng thành vũ khí đến từ Nga.

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow ngày 8/4. (Nguồn: Kremlin.ru)

Thêm vào đó, trong cuộc thảo luận ngày 8/4 giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, hai bên đã cam kết mở rộng hợp tác quét sạch lực lượng “khủng bố” tại Idlib, thành trì của lực lượng người Kurd tại Syria và xúc tiến tiến trình Astana. Moscow và Ankara cũng phản đối Washington công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Tel Aviv.

Về hợp tác kinh tế, lãnh đạo hai bên cũng mong muốn nâng kim ngạch thương mại song phương từ 26 tỷ USD lên 100 tỷ USD trong thời gian tới, mở rộng các mặt hàng xuất – nhập khẩu. Dự án hợp tác lớn Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, còn Nhà máy Akkuyu là vào năm 2023, nhân dịp 100 năm thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Đôi bên cùng lợi

Moscow nhận thức rất rõ tầm quan trọng của Ankara trong chính sách đối ngoại của nước này tại Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đóng vai trò then chốt, kề vai sát cánh cùng Nga trong tiến trình Astana. Mặt khác, chính quyền của Tổng thống Erdogan tiếp tục duy trì thái độ quyết liệt trong việc tiêu diệt lực lượng người Kurd, qua đó gián tiếp ủng hộ chính quyền Syria của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bất chấp quan hệ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt giữa hai nhà lãnh đạo này.

Thêm vào đó, quan điểm chống Mỹ của Tổng thống Erdogan tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” cho những bất đồng giữa các thành viên khác trong NATO và Mỹ. Những tràng pháo tay của các Nghị sỹ Mỹ dành cho phát biểu của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trước Quốc hội ngày 3/4, nhân dịp 70 năm thành lập NATO, chẳng thể khỏa lấp thực tế rằng Washington đang ngày càng ít mặn mà hơn với tổ chức này.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần buông lời chỉ trích các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, không đóng góp đủ ngân sách cho NATO và Mỹ đã chán cảnh phải “gồng gánh” chi phí quân sự khổng lồ. Sự lớn mạnh của một Thổ Nhĩ Kỳ chống Mỹ cùng rạn nứt trong NATO sẽ tạo cơ hội cho Nga thực hiện các chính sách đối ngoại, mở rộng và duy trì ảnh hưởng tại châu Âu.

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 3/4, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng Nga tiếp tục là mối đe dọa đối với NATO. (Nguồn: Reuters)

Đổi lại, một châu Âu đối mặt với nhiều bài toán, từ NATO, khủng hoảng di cư tới Brexit rõ ràng có thể mang tới cơ hội đáng kể cho Thổ Nhĩ Kỳ. Brussels đã loay hoay với vấn đề người tị nạn trong thời gian dài trước khi đạt được thỏa thuận với Ankara, tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) chưa có dấu hiệu gì sẽ thực hiện lời hứa kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU. Ngày 8/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini đã kêu gọi hủy bỏ vô thời hạn tiến trình công nhận Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của EU, khẳng định Ankara “sẽ không bao giờ là một phần của châu Âu”. Tuy nhiên, EU đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và Ankara có thể gây áp lực, buộc Brussels phải nhượng bộ, khi Chính quyền của Tổng thống Erdogan tiếp tục là một trong những phương án hiếm hoi giải quyết vấn đề người tị nạn.

Do đó, những phát triển vượt bậc trong quan hệ song phương và sự lớn mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng và duy trì lợi ích quốc gia của Moscow và Ankara trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my

"Thổ Nhĩ Kỳ không phải lựa chọn giữa Nga và bất kỳ nước nào khác"

Ngày 3/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, nước này sẽ phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng với cả ...

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my

Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng mua tổ hợp tên lửa mới S-500 của Nga

Ngày 6/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định nước này sẽ không bao giờ xem xét lại thỏa thuận mua hệ thống ...

quan he nga tho nhi ky chuong hang nga xa hang my

​Chưa chịu bỏ cuộc, Mỹ tiếp tục thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ mua S-400 Nga

Truyền thông khu vực ngày 5/3 dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã tới Ankara để thảo ...

Đọc thêm

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động