Quan hệ Nhật – Hàn: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại

P.M
TGVN. Tờ Korea Herald nhận định, căng thẳng trong quan hệ Nhật – Hàn có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian do cả hai bên không muốn nhượng bộ.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai Người Hàn tẩy chay hàng Nhật, xé vé máy bay bay đi du lịch Nhật Bản
quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai Nhật - Hàn tiếp tục căng thẳng vụ máy bay tiệm cận tàu chiến
quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai
Căng thẳng trong quan hệ Nhật - Hàn dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài. (Nguồn: Korea Herald)

Quan hệ Seoul-Tokyo đã rơi xuống mức tồi tệ sau quyết định của Tokyo áp dụng các hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghiệp quan trọng sang Hàn Quốc, do đó làm tăng thời gian xử lý thủ tục nhập khẩu lên 90 ngày.

Căng thẳng kéo dài

Theo tuyên bố của Nhật Bản, những thay đổi làm chậm tiến độ nhập khẩu các nguyên liệu như nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide) đã được thực hiện nhằm đối phó với việc Seoul để các nguyên liệu có khả năng gây nguy hiểm này lọt vào Triều Tiên. Phía Hàn Quốc xem những thay đổi này là sự trả đũa phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc vốn có lợi cho những người bị buộc lao động cho các công ty Nhật Bản trong giai đoạn 1938-1945.

Trong khi một số người ở Hàn Quốc hiểu động thái của Nhật Bản là một “mưu đồ” nhằm củng cố sự ủng hộ của phe bảo thủ trước cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản ngày 21/7, ông Shinzo Abe dường như vẫn không bớt cứng rắn sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Truyền hình Asahi TV ngày 21/7, ông Abe khẳng định: “Nếu Hàn Quốc không đưa ra câu trả lời thích đáng về việc vi phạm Thỏa thuận giải quyết khiếu nại, thì các cuộc thảo luận mang tính xây dựng sẽ không thể thực hiện được”.

Thủ tướng Abe đã đề cập đến thỏa thuận Hàn Quốc-Nhật Bản ký năm 1969, theo đó Nhật Bản đã viện trợ tài chính và vật chất cho Hàn Quốc để bồi thường cho việc chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết trong những năm gần đây rằng thỏa thuận này không chấm dứt quyền của cá nhân đòi bồi thường cho những mất mát của họ dưới thời Nhật Bản chiếm đóng.

Ông Abe cũng tái khẳng định các biện pháp thương mại này không phải là sự trả đũa, và rằng Nhật Bản chỉ đang quản lý việc “mua bán các mặt hàng liên quan tới an ninh”. Thủ tướng Nhật Bản cũng cho rằng Seoul đã bác bỏ những lời kêu gọi của Tokyo tiến hành đàm phán các vấn đề liên quan trong 3 năm qua. Ông Abe còn ngụ ý rằng Hàn Quốc đã phá vỡ lòng tin giữa hai bên.

Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã đáp lại những tuyên bố này, nghi ngờ những lý lẽ của Chính phủ Nhật Bản biện minh cho các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Phát ngôn viên Nhà Xanh, bà Ko Min-jung, tuyên bố: “Chính phủ Hàn Quốc đã liên tục gợi ý việc theo đuổi một cách tiếp cận hai đường, đó là tách biệt quá khứ và tương lai trong quan hệ Nhật – Hàn”.

Bà nói Seoul đã đáp trả các tuyên bố của Tokyo về chuyện nguyên liệu công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản lọt vào Triều Tiên, cũng như các vấn đề được đưa ra trong phán quyết của Tòa án Tối cao về bồi thường cho các lao động bị cưỡng ép.

Bà Ko Min-jung nói thêm: “Ông Abe một lần nữa đề cập đến các vấn đề lịch sử, song tôi nghĩ Nhật Bản nên chú ý tới đường lối đối ngoại”. Theo bà, việc hai nước hợp tác là có lợi nhất cho người dân Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bình luận của bà Ko lặp lại tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Hyun-chong ngày 19/7, trong đó ông Kim Hyun-chong nói rằng Nhật Bản lúc nói vấn đề này lúc nói vấn đề kia nên “rất khó để biết chính xác lập trường của Nhật Bản là gì”.

Các quan chức Hàn Quốc trong đó có Tổng thống Moon Jae-in đã đưa ra một số khả năng đằng sau các hành động của Nhật Bản. Phát biểu tại một cuộc họp với các trợ lý của ông ngày 15/7, ông Moon nêu khả năng những hành động của Nhật Bản là nhằm mục đích cản trở sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.

quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai

Khi sự phụ thuộc lẫn nhau trở thành 'vũ khí'

TGVN. Tham vọng nội địa hóa sản phẩm của Hàn Quốc nhằm thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước nói dễ hơn ...

Vai trò của Thủ tướng Lee Nak-yon

Khi Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục “lạc nhịp”, khả năng Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề này đã được chú ý. Ý tưởng cử ông Lee đến Nhật Bản với tư cách một Đặc phái viên đã được nêu trong chính trường, trong đó có cả ý kiến của nhà lập pháp kỳ cựu Park Jie-won từ đảng đối lập nhỏ Hòa bình Dân chủ.

Chỉ vài giờ sau khi trở về nước ngày 22/7, ông Lee đã gặp Ngoại trưởng Kang Kyung-wha và nhà soạn thảo chính sách hàng đầu Kim Sang-jo để thảo luận các vấn đề liên quan, tiếp tục thúc đẩy những suy đoán rằng ông sẽ đóng vai trò trực tiếp hơn. Tuy nhiên, Nhà Xanh đã nhiều lần tuyên bố mặc dù tất cả các biện pháp còn để ngỏ, bao gồm lựa chọn cử một Đặc phái viên đến Nhật Bản, song tất cả các bước đi sẽ được xem xét cẩn trọng.

Đảng Dân chủ cầm quyền của Hàn Quốc đang thực hiện một đường lối cứng rắn hơn, coi các hành động của Nhật Bản là một “cuộc xâm lược kinh tế”, và cho rằng Nhật Bản sẽ không thể tìm kiếm một sự thay đổi chính quyền ở Hàn Quốc.

Chủ tịch đảng Dân chủ Đồng hành Lee Hae-chan cho hay, các động thái của Nhật Bản có thể được hiểu là một nỗ lực làm suy yếu chính quyền Moon Jae-in khi trích dẫn ý kiến được đăng tải trên tờ nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản. Bài báo đã dẫn lời một quan chức Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết các biện pháp hạn chế thương mại sẽ được duy trì chừng nào ông Moon Jae-in vẫn nắm quyền ở Hàn Quốc.

quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai

Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản vi phạm luật quốc tế

TGVN. Ngày 19/7, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cáo buộc Nhật Bản vi phạm luật quốc tế thông qua việc áp ...

quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai

Đoàn nghị sĩ Hàn Quốc lên kế hoạch tới Nhật Bản tháo gỡ căng thẳng thương mại

TGVN. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, ông Moon Hee-sang ngày 12/7 cho biết, một phái đoàn nghị sĩ nước này có kế hoạch đến Nhật ...

quan he nhat han hon bac nem di hon chi nem lai

Dự cảm xấu, nếu căng thẳng thương mại Nhật - Hàn leo thang

TGVN. Căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục leo thang có thể ảnh hưởng đến kinh tế và tình hình ...

(theo Korea Herald)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động