TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ hai đồng minh của Mỹ có thể gia tăng căng thẳng | |
Hàn - Nhật điện đàm trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng |
Phát biểu họp báo ngày 25/1, Người phát ngôn Bộ trên Choi Hyun-soo cho biết, nếu Nhật Bản cho rằng tài liệu chứng cứ mà Hàn Quốc công bố là chưa đầy đủ, Tokyo cần giải thích lý do và cung cấp tài liệu đối chứng.
Trước đó vào khoảng 2 giờ chiều 23/1, máy bay tuần tra P-3 của Nhật Bản đã tiếp cận tàu Dae Jo Yeong của hải quân Hàn Quốc ở vị trí cách đảo Ieo 131 km về phía Tây Nam. Khi đó, tàu Hàn Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra cơ động thông thường.
Ngày 24/1, Bộ trên đã công bố bức ảnh, trong đó hiển thị khoảng cách (khoảng 540m) và độ cao (khoảng 60m) mà radar phòng không của tàu Dae Jo Yeong ghi lại được vào thời điểm máy bay tuần tra của Nhật Bản tiếp cận tàu này. Một quan chức quân đội Hàn Quốc khẳng định “máy móc không nói dối”, các thông số về độ cao, khoảng cách được hiển thị trên dữ liệu radar là căn cứ khách quan và khoa học.
Sơ đồ mô phòng đường bay của máy bay tuần tra Nhật Bản quanh tàu chiến Hàn Quốc. (Nguồn: Hani.co.kr) |
Về việc Nhật Bản lập luận rằng máy bay tuần tra của nước này đã cảm thấy bị tàu chiến Hàn Quốc đe dọa, ông Choi nhấn mạnh máy bay tuần tra của Tokyo đã tiếp cận tàu chiến của Seoul trước. Ông Choi cũng cho biết các chuyên gia quốc tế đánh giá tích cực về cách đối phó kiềm chế của Hàn Quốc. Ông khẳng định, Hàn Quốc vẫn giữ nguyên lập trường rằng hai nước Hàn - Nhật cần thảo luận cấp chuyên viên để giải quyết vấn đề lần này.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay, Seoul tố cáo máy bay tuần tra Nhật Bản được cho có hành vi bay thấp đe dọa tàu chiến của Hàn Quốc. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh quan hệ Nhật - Hàn đang căng thẳng những tuần gần đây liên quan tranh cãi radar trên biển Nhật Bản.
Hai nước đã khởi động các cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Singapore để thảo luận về vấn đề này, song đến ngày 21/1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố tài liệu "đánh giá cuối cùng" về vụ việc, đồng thời tuyên bố phía Nhật Bản sẽ không dự đối thoại song phương cấp làm việc vì cho rằng những cuộc đàm phán như vậy không dẫn đến "xác minh sự thật".
Một số nhà quan sát cho rằng quyết định trên của Nhật Bản là động thái thoát ra khỏi cuộc "khẩu chiến" đang ngày càng trở nên gay gắt.
Các nước đồng minh "rót" tiền cho Mỹ để nhập khẩu vũ khí Hàn Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba của Mỹ, sau khi chi tới 6,73 tỷ USD để mua vũ ... |
Hàn Quốc, Nhật Bản đàm phán về sự cố "khóa" mục tiêu radar trên biển Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 14/1 đã bắt đầu đàm phán về sự cố được cho là vụ "khóa" ... |
Hàn Quốc công bố video vụ chạm trán trên biển với Nhật Bản Hàn Quốc ngày 4/1 đã công bố đoạn video được cho là vụ "khóa" mục tiêu radar liên quan một máy báy Nhật Bản và ... |