TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng ngoại giao Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục leo thang | |
Canh bạc lớn của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu |
Trong bối cảnh Ankara chuẩn bị tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nhằm gia tăng quyền lực của Tổng thống Tayyip Erdogan, giới phân tích tỏ ra lo ngại rằng mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và EU, vốn hiếm khi hòa thuận, có thể bị hủy hoại hoàn toàn. Sau khi các cuộc trưng cầu ý dân và bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu qua đi, các tranh cãi sẽ đẩy cả hai bên tới một ngã ba đường lịch sử và đó sẽ là thời điểm họ phải quyết định bản chất mối quan hệ liên minh của họ trong tương lai.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. (Nguồn: AFP). |
Trong căng thẳng vừa qua, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phát xít Đức quốc xã” khi ngăn nhiều Bộ trưởng của ông tổ chức các cuộc mít-tinh ở nước ngoài nhằm vận động cộng đồng người Thổ trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Phát biểu này của ông Erdogan đã khiến La Hay và Berlin hết sức ngạc nhiên. Giáo sư chính trị Ilter Turan, hiện đang làm việc tại Đại học Bilgi ở Istanbul, nhận định: “Những căng thẳng này đã thay đổi và làm phai nhạt quan điểm cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu cùng chia sẻ vận mệnh”.
Cuộc khủng hoảng bùng phát trong bối cảnh ông Erdogan, người vẫn giữ vững được quyền lực sau một cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016, tìm cách xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình trong một cuộc trưng cầu ý dân được dự đoán là sẽ rất sát sao, bằng cách lôi kéo các cử tri có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng cần có một thái độ cứng rắn với ông Erdogan bởi chính bản thân ông phải đương đầu với một ứng cử viên dân túy cực hữu là Geert Wilders trong cuộc bầu cử ngày 15/3, một sự kiện được nhiều người theo dõi sát sao.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel cũng sẽ tham gia các cuộc bầu cử vào tháng 9 tới. Trong khi đó, ứng cử viên Marine Le Pen của đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu đang nổi lên là một đối thủ sẽ rất đáng gờm tại các cuộc bầu cử hai vòng đầy cam go của Pháp vào tháng 4 và tháng 5 sắp tới.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. |
Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng sau khi những ồn ào của các cuộc bầu cử này tạm lắng, chủ nghĩa thực dụng có thể sẽ lại trở thành yếu tố chi phối. Thổ Nhĩ Kỳ, với nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái trong vài tháng trở lại đây sẽ không muốn để mất EU, một đối tác thương mại chủ chốt.
Theo ông Turan, một khi các tuyên bố mạnh mẽ về những cuộc bầu cử sắp tới chấm dứt, “hai bên sẽ tìm cách bình thường hóa quan hệ”, bởi “Thổ Nhĩ Kỳ và EU thực chất không muốn cắt đứt quan hệ, mặc dù họ có vẻ cũng không hào hứng lắm với việc củng cố nó”. Tuy nhiên, những lời chỉ trích và cáo buộc giữa hai bên trong thời gian gần đây đang làm gia tăng các hoài nghi về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể sớm hoàn tất nỗ lực trở thành thành viên EU của mình, điều mà một số nhà phân tích cho rằng nên được thay thế bằng một thỏa thuận đối tác thực tế hơn.
Trong nhiều bài phát biểu công khai trước thềm cuộc trưng cầu ý dân, Tổng thống Erdogan đã nhắc lại khả năng khôi phục án tử hình, một quyết định sẽ ngay lập tức khép lại cánh cửa trở thành thành viên EU của Ankara. Cùng lúc này, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tỏ rõ ý định muốn khôi phục mối quan hệ với Moscow, vốn bị hủy hoại trầm trọng sau vụ một máy bay Nga bị bắn rơi hồi năm 2015. Cuối tuần trước, ông Erdogan thậm chí còn tuyên bố mối quan hệ song phương hiện đã được bình thường hóa.
Biểu tình trước Lãnh sự quán Hà Lan tại Istanbul. (Nguồn: AP). |
Các nhà phân tích của Tổ chức Soufan cũng nhận định: “Mặc dù thực tế là tất cả các bên đều có lợi từ một mối quan hệ hiệu quả giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, song ít có khả năng mối quan hệ quan trọng này có thể được cải thiện trong thời gian tới”.
Trong khi đó, ông Marc Pierini, cựu Đại sứ EU tại Thổ Nhĩ Kỳ, học giả tại Quỹ Carnegie châu Âu, cho rằng các cuộc khủng hoảng hiện nay khó có thể kết thúc trong ngắn hạn, bởi ông Erdogan sẽ làm mọi cách để có được sự ủng hộ của các cử tri dân tộc chủ nghĩa trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới.
Trao đổi với phóng viên hãng tin AFP, ông này nói: “Người ta có thể hy vọng rằng trong trung hạn, những ồn ào này sẽ tạm lắng… Tuy nhiên, các mối quan hệ cá nhân (giữa giới lãnh đạo) đã bị hủy hoại hoàn toàn, bởi việc dùng từ ‘phát xít Đức quốc xã’ là cách nói gây xúc phạm và giận dữ nhất trên chính trường EU”.
Moscow và Ankara có thể đạt đến cấp độ mới trong quan hệ song phương Mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất có tiềm năng phát triển bền vững. |
Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành sửa đổi Hiến pháp, nhằm tăng cường quyền lực cho Tổng thống trong bối cảnh đang phải đối mặt ... |
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu vòng 1 kế hoạch cải cách Hiến pháp Ngày 15/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu thông qua điều 17 và 18 - hai điều khoản cuối cùng trong kế hoạch ... |
Trong căng thẳng vừa qua, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phát xít Đức quốc xã” khi ngăn nhiều Bộ trưởng của ông tổ chức các cuộc mít-tinh ở nước ngoài nhằm vận động cộng đồng người Thổ trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Phát biểu này của ông Erdogan đã khiến La Hay và Berlin hết sức ngạc nhiên. Giáo sư chính trị Ilter Turan, hiện đang làm việc tại Đại học Bilgi ở Istanbul, nhận định: “Những căng thẳng này đã thay đổi và làm phai nhạt quan điểm cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu cùng chia sẻ vận mệnh”.