TIN LIÊN QUAN | |
Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng tái diễn giữa hai cựu thù lịch sử | |
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu vòng 1 kế hoạch cải cách Hiến pháp |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan được đánh giá là một chính trị gia lão luyện. Ông không bỏ lỡ cơ hội để sử dụng, thậm chí tạo ra một cuộc khủng hoảng để thực hiện chương trình nghị sự của mình. Mỗi cuộc khủng hoảng - một vụ bê bối tham nhũng lớn, các cuộc biểu tình tại Gezi Park, xung đột mới với các chiến binh người Kurd hay một cuộc đảo chính thất bại... - đều được ông nắm bắt để củng cố quyền lực của mình.
Hiện nay, bằng cách gia tăng căng thẳng ngoại giao với một số quốc gia châu Âu, ông Erdogan đang cố gắng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và Hồi giáo ở trong nước, cũng như cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài, trước thềm cuộc trưng cầu ý dân ngày 16/4 về việc mở rộng quyền hạn đáng kể của Tổng thống.
Những năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách để quốc tế hóa những vấn đề trong nước bằng cách "đổ lỗi" cho các thế lực bên ngoài. Đây là quân bài dù cũ nhưng hiệu quả khi nó đánh trúng vào tâm lý của người Thổ. Một câu ngạn ngữ của người Thổ từng nói: “Người Thổ không có bạn bè, ngoài những người Thổ khác”.
Cuộc đua căng thẳng
Đối với ông Erdogan, "tiền cược" cho canh bạc trưng cầu ý dân này là rất cao. Các cuộc thăm dò cho thấy đây sẽ là một cuộc đua căng thẳng, thậm chí một số người đứng về phía Chính phủ cho biết sẽ không ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp. Những cuộc thăm dò do phe thân Chính phủ tổ chức cho thấy lợi thế nghiêng về bên ủng hộ, trong khi các cuộc thăm dò do phe đối lập tổ chức lại cho kết quả ngược lại.
Nhiều khả năng kết quả sẽ phụ thuộc vào những lá phiếu của phe chủ nghĩa dân tộc. Do đó, tạo ra một cuộc khủng hoảng với châu Âu trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu ý dân có thể có lợi cho phe Chính phủ.
Biểu tình trước Lãnh sự quán Hà Lan tại Istanbul. (Nguồn: Picture alliance) |
Đảng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Phong trào Đảng Quốc gia (MHP) đã liên minh với phe Chính phủ để buộc Quốc hội phê chuẩn việc sửa đổi Hiến pháp hồi tháng 1. Tuy nhiên, quyết định này đã chia rẽ đảng MHP, khiến một số nhà làm luật có tiếng nói bị trục xuất ra khỏi đảng. Giờ đây, kết quả phụ thuộc nhiều vào lá phiếu của các thành viên còn lại trong đảng.
Phía Chính phủ thì lập luận rằng hệ thống Tổng thống sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ “mạnh mẽ, đoàn kết và độc lập hơn” khi phải đối mặt hàng loạt những mối nguy, từ những vấn đề ở trong nước cũng như quốc tế.
Châu Âu cần hành động cẩn trọng
Châu Âu có lý do để lo ngại về tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu cuộc trưng cầu ý dân ngả về phía Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, nó sẽ tạo ra sự chia rẽ sâu sắc hơn. Do đó, những lãnh đạo châu Âu nên tránh khẩu chiến với Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm của cuộc trưng cầu ý dân.
Hà Lan đã hoàn toàn chính xác trong việc ngăn chặn các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các chiến dịch vận đồng chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử ở Hà Lan. Tuy nhiên, cách ngăn chặn các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại các địa điểm ngoại giao hoặc các cuộc mít-tinh nhỏ có thể là "lợi bất cập hại". Việc này cho phép ông Erdogan có điều kiện để tuyên truyền và lôi kéo sự ủng hộ của phe chủ nghĩa dân tộc. Nó cũng tạo cơ hội cho ông Erdogan đích thân tới châu Âu để tập hợp những người ủng hộ, xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo chống lại cả châu lục.
Mâu thuẫn ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu lan rộng Đến nay, 4 quốc gia châu Âu là Đức, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan cấm các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các ... |
4 vấn đề còn bế tắc sau Hội nghị Thượng đỉnh EU Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) (ngày 9 – 10/3) đã khép lại, song cuộc thảo luận căng thẳng về hướng đi ... |
Gia tăng rạn nứt trong quan hệ EU - Ba Lan Tranh cãi với EU sẽ làm suy giảm hình ảnh và uy tín của Ba Lan, nước vốn có tiếng nói quan trọng trong nhiều ... |