TIN LIÊN QUAN | |
Các nước có ban hành luật quốc gia về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? | |
Quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao |
(Ảnh minh họa) |
Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, các quốc gia không có quyền vin vào chủ quyền của quốc gia mình để hoạt động coi thường chủ quyền của quốc gia khác, coi thường nghĩa vụ quốc tế. Nếu các quốc gia đều vin vào chủ quyền tuyệt đối của mình để hành động thì thực tế không còn là quan hệ quốc tế.
Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc cử các phái đoàn đại diện ngoại giao ra nước ngoài trở thành việc làm thường xuyên giữa các quốc gia. Ngày nay, không một quốc gia nào đứng riêng rẽ, tách biệt không có quan hệ với thế giới bên ngoài, với các quốc gia khác.
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại nước mình nhằm tạo điều kiện để họ hoàn thành chức năng ngoại giao. Không những thế, các quy định này rất cần thiết để tăng cường quan hệ giữa các nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cũng là để tăng cường việc tôn trọng chủ quyền của nhau.
Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mà quan trọng nhất là Công ước Viena năm 1961 về quan hệ ngoại giao được thông qua tại Hội nghị Viena (Áo) ngày 14/6/1961.
Nội dung của quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tương đối rộng rãi, như quyền bất khả xâm phạm về trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao, về tài liệu, thư tín ngoại giao, quyền bất khả xâm phạm về thân thể viên chức ngoại giao, quyền tự do liên lạc, ưu đãi về hải quan, về thuế...
Việc pháp luật quốc tế qui định nước nhận đại diện phải dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức và nhân viên của cơ quan này "không phải để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các Cơ quan đại diện ngoại giao hoàn thành có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho các nước" (Lời nói đầu Công ước Viena 1961).
Vì vậy, các viên chức, nhân viên ngoại giao không được lợi dụng các quyền ưu đãi và miễn trừ này để tiến hành các hoạt động vượt quá giới hạn cho phép hoặc nhằm chống lại nước sở tại. Nếu vi phạm, nước sở tại có thể ra tuyên bố không chấp nhận đối với người đó.
Bên cạnh đó, những sai sót trong việc áp dụng đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao của nước sở tại như bắt giữ Đại sứ, xâm nhập vào Cơ quan đại diện, khám xét túi thư ngoại giao… thường đưa đến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Trong quan hệ ngoại giao không thiếu những ví dụ cho thấy những căng thẳng xảy ra khi có sự vi phạm thô bạo đối với đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, như việc đột kích vũ trang xâm nhập vào Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Bulgaria tại Cairo (Ai Cập) tháng 12/1978 bắt giữ Đại sứ và cán bộ nhân viên Đại sứ quán là hành động thô bạo vi phạm Công ước Vienna 1961, dẫn đến việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hay việc xâm nhập Đại sứ quán Liên Xô tại Tehran (Iran) ngày 27/12/1980 cũng là một hành động thô bạo xâm phạm đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao của Cơ quan đại diện ngoại giao. Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi công hàm kịch liệt phản đối chính quyền Iran, đòi có ngay lập tức biện pháp có hiệu quả để loại trừ những việc tương tự, đòi chính quyền Iran bồi thường thiệt hại.
Báo chí Liên Xô đã lên án chính quyền Iran với lời lẽ rất gay gắt, đòi “tôn trọng những thực tiễn hàng thế kỷ nay đã được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quy tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, cũng như nề nếp xã hội trong những nước văn minh”.
Ngày 29/1/1991, Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ thông báo đóng cửa Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Tehran để phản đối Chính phủ Iran ngăn cản không cho một nhà ngoại giao Thụy Sỹ rời khỏi Iran.
Phù hợp với các qui định của pháp luật quốc tế, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật, trong đó có quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như Pháp lệnh Hải quan năm 1990, Pháp lệnh về Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993... |
| Ý nghĩa chính trị của việc công nhận các quốc gia mới như thế nào? TGVN. Việc công nhận một quốc gia mới có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn, bởi điều đó thể hiện sự ủng hộ thực sự ... |
| Thiết lập, cắt đứt và nối lại quan hệ ngoại giao tiến hành như thế nào? TGVN. Việc thiết lập, cắt đứt vằ nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ tiến hành theo sự thuận giữa các bên ... |
| Văn phòng đại diện quyền lợi hay Văn phòng liên lạc có phải là hình thức công nhận thực tế đối với một quốc gia? TGVN. Trong thực tiễn ngoại giao thế giới, một hình thức cơ quan mới xuất hiện với danh nghĩa "Văn phòng đại diện quyền lợi" hay ... |