TIN LIÊN QUAN | |
Di sản Hồ Chí Minh: Còn mãi trong trái tim nhân loại | |
Ra mắt sách 'Hồ Chí Minh với Ấn Độ' tại New Delhi và Kolkata |
Cuốn sách Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris với tiêu đề tiếng Pháp La Campagne Hồ Chí Minh au cœur de Paris là cuốn hồi ký của Đại sứ Võ Văn Sung, nguyên Tổng đại diện Chính phủ Việt Nam tại Pháp, thành viên thường trực của phía Việt Nam trong cuộc Đàm phán bí mật Lê Đức Thọ - Kissinger năm 1971-1973, một trong 5 đại biểu chính thức của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Lễ ký kết Hiệp định Paris lịch sử ngày 21/1/1973, là Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Pháp.
Đại sứ Võ Văn Sung lúc đó đã ghi lại những sự kiện ngay tại Paris, thủ đô nước Pháp trong cuốn hồi ký của mình. Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, một trong những chuyên gia Việt Nam hàng đầu am tường về quan hệ Việt - Pháp thời hiện đại, Đại sứ Võ Văn Sung thực sự là một trong những nhân vật chủ chốt đã góp phần tạo nên làn sóng từ tháng 4 đến tháng 5/1975 ở Paris và khắp châu Âu cộng hưởng với Chiến dịch Hồ Chí Minh và mừng Việt Nam toàn thắng.
Ông đề tên cuốn sách như về một chiến dịch quân sự, bởi trong đó ghi nhận với lòng biết ơn sâu sắc những hoạt động rất sáng tạo, sôi động, đầy trách nhiệm của những người đại diện ngoại giao Việt Nam tại Pháp và của đông đảo bà con Việt kiều đối với vận mạng giành hoàn toàn độc lập và thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam.
Ông gọi đó là mặt trận Ngoại giao, phối hợp với mặt trận Chính trị và Quân sự ở Việt Nam như 3 yếu tố hợp thành sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Cuốn sách cũng đặc biệt tri ân những người bạn Pháp đã kiên trì, nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Đó là Đảng Cộng sản Pháp - "người bạn" thuỷ chung của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh; là những bạn Pháp thuộc nhiều thành phần, chính kiến và nhiều chính khách theo chủ trương của Tướng quân De Gaulle, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương.
Ngoài ra còn nhiều bạn bè quốc tế ở Tây Âu và châu Mỹ cũng đã vô tư và âm thầm ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong bước ngoặt lịch sử đặc biệt này.
Với văn phong cô đọng, cách truyền tải thẳng thắn, độc đáo, tập hồi ký không chỉ là tư liệu lịch sử hiếm có về những người Việt Nam, về phong trào Việt kiều và bạn bè ở Pháp trong thời kỳ từ sau ngày ký kết Hiệp định Paris năm 1973 đến năm 1975, mà tác phẩm còn ghi lại những tình cảm rất sâu đậm của những con người Việt Nam xa quê, về tình hữu nghị chân thành trong mối tương tác tốt đẹp, đầy hiệu quả và đa dạng giữa các bạn bè quốc tế với Việt Nam.
Cuốn hồi ký được NXB Quân đội nhân dân phát hành lần đầu năm 2005 nhân kỷ niệm 30 năm ngày Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, sau đó được tái bản hai lần vào năm 2012 và năm 2015.
Cuốn Hồi ký được dịch sang tiếng Pháp bởi dịch giả Nguyễn Đắc Như Mai, Tiến sĩ Khoa học và Lịch sử, một nữ trí thức người Việt tại Pháp. Thế hệ của bà đã được chứng kiến và trực tiếp tham gia vào những năm tháng đấu tranh của Việt kiều, góp phần hoàn thành sự nghiệp gải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp được xuất bản dựa theo nguyên văn hồi ký phát hành lần đầu của tác giả vào năm 2005, nhằm giữ tính chân thực lịch sử của bản gốc tiếng Việt.
Đại sứ Võ Văn Sung, sinh ngày 5/9/1928, nguyên quán: Thừa Thiên-Huế, cán bộ tiền khởi nghĩa, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà ngoại giao lão thành, nguyên Trưởng ty Thông tin - Tuyên truyền tỉnh Khánh Hòa, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Đối ngoại, nguyên Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCN Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp. Ông là 1 trong 5 thành viên chính thức của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự hội nghị Paris. Ông được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Nhì, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Huân chương Mặt trời mọc - Sao vàng, Sao bạc của Hoàng gia Nhật Bản, Huân chương Quốc công của CH Pháp… |
Ngoại giao: Mặt trận chiến lược trong thời kỳ chống Mỹ Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TG&VN trân trọng trích đăng bài viết của ông Trần ... |
Gặp mặt thân mật kỷ niệm 45 năm ngày ký Hiệp định Paris Ngày 25/1, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi Gặp mặt thân mật giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao nhân dịp kỷ niệm ... |
Hội nghị Paris về Việt Nam – Hội nghị ngoại giao dài nhất trong lịch sử thế giới Hội nghị Paris là Hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới với đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris ... |