Rào cản ngôn ngữ - Mối lo của Anh hậu Brexit

Một chính sách ngôn ngữ chiến lược và sự đào tạo bài bản các chuyên gia ngôn ngữ tại Anh hậu Brexit là rất cần thiết nếu "xứ sở sương mù" muốn kết nối với các thị trường mới bên ngoài EU.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit Anh: Tương lai mơ hồ hậu Brexit
rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit Brexit hâm nóng tranh chấp Gibraltar

Công cụ giao thương

Khi Anh chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, câu hỏi lớn nhất đặt ra với nước này là làm sao để bảo đảm sự phát triển kinh tế. Và một trong những thứ có thể đi vào ngõ cụt hậu Brexit là chính sách ngôn ngữ của Anh với tầm quan trọng như một nguồn lực kinh tế.

Ngoại giao ngôn ngữ từ lâu đã là một nét đặc trưng, đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao quốc tế, thậm chí nó còn ra đời trước cả quá trình toàn cầu hóa. Việc giao thương của các vương quốc từ xưa đến nay đều phụ thuộc vào việc hiểu được ngôn ngữ của nhau. Chính sách ngoại giao ngôn ngữ tưởng chừng hiện đại này đã được phát hiện ở Babylon, một nền văn minh cổ đại ở vùng Cận Đông, nơi có cộng đồng các thương nhân đa văn hóa đến từ Địa Trung Hải, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ…

Theo nhiều tài liệu sử sách, vua Hammurabi đã khai thác một cách khéo léo sự hòa trộn văn hóa như một nguồn lực phát triển cho vương quốc của mình vào những năm 1790 trước Công nguyên. Ông sử dụng những thương nhân nước ngoài có thể nói song ngữ làm người môi giới cho việc giao thương. Bằng khả năng ngôn ngữ, những người môi giới này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại của Babylon với các thị trường xa xôi.

rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit
Khi Anh chuẩn bị rời khỏi EU, câu hỏi lớn nhất đặt ra với nước này là làm sao bảo đảm sự phát triển kinh tế. (Nguồn: AP)

Câu chuyện từ thời cổ đại này cho thấy, một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Anh hiện nay là thiếu kỹ năng ngôn ngữ. Mặc dù các quỹ tài chính Anh đã cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật cho các doanh nghiệp Anh, nhưng họ dường như quên mất rằng các chuyên gia cũng phải có kỹ năng ngôn ngữ để đạt được doanh số bán hàng tại các thị trường mới. Các chuyên gia này sẽ cần phải nói ngôn ngữ và hiểu các nền văn hoá đa dạng của của các đối tác thương mại mới để đàm phán và ký kết thỏa thuận. Do đó, việc đầu tư vào kỹ năng mềm này là vô cùng cấp thiết. 

Thống kê của Chính phủ Anh cho thấy mỗi năm nước này mất khoảng 3,5% GDP do lực lượng lao động thiếu kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức về văn hoá. Những tổn thất như vậy dường như là "căn bệnh mãn tính" trong kinh doanh của Anh. Hơn một thập kỷ trước, Phòng Thương mại Anh đã phát hiện ra rằng rào cản về ngôn ngữ và văn hoá đã gây ra mất liên lạc, doanh thu và lợi nhuận tại các thị trường mới. Việc thiếu kỹ năng ngôn ngữ trong lực lượng lao động cho thấy nước Anh đã quá phụ thuộc vào thị trường Anglophone (cộng đồng nói tiếng Anh).

Nếu không đầu tư vào các kỹ năng ngôn ngữ, quan hệ thương mại và hiệu quả xuất khẩu sẽ tổn hại nhiều hơn, đặc biệt là sau Brexit. Nhiều người Anh thú nhận họ không giỏi nói tiếng nước ngoài và giờ là lúc "xứ sở sương mù" cần thiết lập hệ thống các chuyên gia đa ngôn ngữ để tạo mối liên hệ với các thị trường mới bên ngoài EU.

Cần đầu tư chiến lược dài hạn

Một số chuyên gia cho rằng, để định hình lại một cách tiếp cận kinh tế mới, nước Anh có thể sẽ tập trung vào khối Commonwealth (Thịnh vượng chung Anh - một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh) - nơi mà ngôn ngữ nói chủ yếu là tiếng Anh. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi trọng điểm của nền kinh tế toàn cầu không chỉ nằm trong Commonwealth mà còn có cả Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Việt Nam... Bên cạnh đó, Anh cũng cần duy trì các đối tác thương mại quan trọng trong EU.

Trong việc tìm kiếm thị trường mới ở những nơi khác nhau trên thế giới, việc tăng cường kỹ năng đa ngôn ngữ phải là một ưu tiên. Nước Anh rất may mắn vì đang nắm trong tay một xã hội có tính quốc tế cao, với những người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Trong quãng thời gian đầu hậu Brexit, đây sẽ là một lợi thế lớn, nhưng đầu tư dài hạn vẫn là điều cần thiết.

rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit
Nước Anh phải tận dụng sự đa văn hóa trong xã hội hiện tại. (Nguồn: Shutterstock.com)

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Ngân hàng đầu tư UBS Richard Hardie nhận định rằng: "Kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ thường là điều mà nhiều công ty yêu cầu trong các cuộc đàm phán quốc tế. Tuy nhiên, các nhà thương thuyết tài giỏi thực sự là những người có thể tạo ra những cách diễn đạt tinh tế để thuyết phục một người nào đó từ một nền văn hoá khác làm điều mà họ không muốn làm".

Giờ đây, nước Anh sắp bắt tay vào một loạt các cuộc đàm phán thương mại với các nước ngoài EU hậu Brexit, và cơ hội đàm phán của Anh sẽ nằm trong tay các chuyên gia ngôn ngữ nước ngoài.

Nhưng thông thạo đa ngôn ngữ mới chỉ là một phần, thành công của các cuộc đàm phán còn phụ thuộc vào hiểu biết về văn hoá đối phương. Giám đốc điều hành tại Pháp của Công ty kiểm toán quốc tế KPMG, bà Isabelle Allen cho biết: "Tôi đã gặp rất nhiều người không thể đọc và hiểu hết được những từ đồng nghĩa mà người nói chuyển tải do không hiểu bối cảnh văn hóa". Điều này là do ngôn ngữ có nhiều sắc thái, đòi hỏi người đọc/nghe phải hiểu về văn hoá nước này. Ví dụ, người phương Tây cần hiểu rằng người Trung Quốc thay vì nói "Không" thì họ sẽ nói “Để xem đã”. Rõ ràng, sự nhạy cảm về văn hoá là một lợi thế không nhỏ trên bàn đàm phán. Điều này có nghĩa là những người nói tiếng Anh bản xứ không thể chỉ đơn giản tận dụng lợi thế của họ với phần còn lại của thế giới muốn học ngôn ngữ của họ. Việc thụ động như vậy có thể tạo cơ hội cho đối phương đặt ra những cái bẫy, cách chơi chữ trong thỏa thuận kinh doanh.

Brexit là một lời cảnh báo cho chính sách ngôn ngữ chiến lược ở Anh và đồng thời cũng là cơ hội để huy động nguồn tài nguyên đa ngôn ngữ phong phú mà Anh đang nắm giữ. Chính phủ Anh cần phải có sự đầu tư chiến lược dài hạn về giáo dục ngôn ngữ ở tất cả các cấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp Anh cần hiểu rằng họ sẽ được hưởng lợi từ kinh phí đào tạo kỹ năng ngôn ngữ và đây sẽ là phương tiện để tạo ra doanh thu cho họ.

rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit FTA giữa Anh - EU sẽ không thể hoàn thành trong 2 năm

Phát biểu với báo chí trên đường tới thăm Jordan, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết những vấn đề chi tiết liên quan đến ...

rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit Đóng góp tài chính: Thách thức đầu tiên cho tiến trình Brexit

Tờ Financial Times (Anh) ngày 3/4 nhận định cuộc chia tay Anh-EU diễn ra thân thiện hay không phụ thuộc vào vấn đề đóng góp ...

rao can ngon ngu moi lo cua anh hau brexit Bảy điểm nhấn trong dự thảo về đàm phán Brexit

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk mới đây đã gửi bản thảo đường lối đàm phán về Brexit tới lãnh đạo của 27 ...

Thu Trang (theo Quartz)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động