TIN LIÊN QUAN | |
Romania: Hàng nghìn người biểu tình phản đối cải cách tư pháp |
Ước tính có khoảng 30.000 người đã tuần hành trên tuyến đường dẫn tới trụ sở quốc hội ở Bucharest. Ngoài ra, khoảng 20.000 người tổ chức tuần hành ở khoảng 70 thành phố trên toàn quốc.
Liên minh do PSD dẫn đầu chiếm đa số trong quốc hội đang soạn thảo một kế hoạch về cải tổ ngành tư pháp, vốn bị Ủy ban châu Âu (EC) cùng nhiều nhà ngoại giao và thẩm phán cảnh báo là có thể làm suy yếu những nỗ lực chống tham nhũng.
Khoảng 30.000 người đã tuần hành trên tuyến đường dẫn tới trụ sở quốc hội ở Bucharest. (Nguồn: EPA) |
Những sự thay đổi gây tranh cãi nhất liên quan đến một đơn vị giám sát hoạt động của các thẩm phán, cách thức bổ nhiệm công tố viên trưởng và quyền bác bỏ các ứng viên của tổng thống.
Ngay cả Tổng thống Romania Klaus Iohannis cũng lên tiếng chỉ trích. Kế hoạch trên đang được thảo luận tại nghị viện, theo đó đặt hệ thông tư pháp dưới quyền kiểm soát chính trị của nhà nước. PSD muốn thông qua cuộc cải tổ này ngay trong năm nay.
Những thay đổi về tài chính và tư pháp đã chi phối chương trình nghị sự của đảng PSD từ khi lên cầm quyền vào tháng 12/2016. Một cuộc cải tổ tài chính được thông qua trong tháng này - cắt giảm thuế an ninh xã hội và thuế thu nhập nhưng lại chuyển gánh nặng sau cùng hoàn toàn cho người lao động, đã vấp phải sự chỉ trích trên diện rộng từ các nhà đầu tư và các nghiệp đoàn.
Tuy nhiên, bất chấp những sự phản đối trên, mới đây, ngày 23/11, Chính phủ do đảng Xã hội Dân chủ (PSD) đứng đầu ở Romania đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, khi chỉ có 159 nghị sĩ Quốc hội Romania ủng hộ giải tán nội các, thấp hơn nhiều mức 233 phiếu cần thiết. Phe đối lập ôn hòa, những người đã thúc đẩy cuộc bỏ phiếu trên, cáo buộc đảng cầm quyền lừa dối cử tri khi tranh cử năm 2016, trong đó đảng này cam kết tăng lương và giảm thuế, đồng thời cho rằng đảng PSD đã "gây ra những hỗn loạn trong các lĩnh vực sống còn, từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục tới hệ thống thuế, tư pháp và cơ sở hạ tầng".
Romania gia nhập Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2007 và những năm gây đây đã ghi nhận mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thúc ép Bucharest phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết tình trạng tham nhũng ở nước này.
Mối lo mới của EU Ba Lan có thể mất quyền bỏ phiếu của mình trong Liên minh châu Âu (EU) nếu nước này tiếp tục thực hiện cải cách ... |
Thủ tướng Ba Lan khẳng định tiếp tục các cải cách tư pháp Bà Beata Szydło cho rằng quyết định của Tổng thống Andrzej Duda phủ quyết 2 trong số 3 dự luật cải cách tư pháp là ... |
Người Ba Lan biểu tình phản đối cải cách tư pháp Hàng ngàn người đã biểu tình tại Ba Lan sau khi các nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền có những ủng hộ ban đầu cho ... |