TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Ba Lan khẳng định tiếp tục các cải cách tư pháp | |
Ba Lan muốn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ |
Ba Lan đã trở thành một vấn đề đau đầu của EU kể từ khi đảng bảo thủ cánh hữu tại quốc gia Trung Âu này giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Từ đó đến nay, đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền đã bắt tay vào thực hiện một số đạo luật liên quan đến kiểm soát hệ thống tư pháp - vốn được cho là sẽ đe dọa nền dân chủ của Ba Lan.
Người dân Ba Lan biểu tình trước Tòa án Tối cao tại thủ đô Warsaw. (Nguồn: AFP) |
Điều này buộc Ủy ban châu Âu (EC) phải vào cuộc. Trong một động thái mới nhất, ngày 25/7, EC - với trách nhiệm đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ luật pháp châu Âu - công bố đẩy mạnh các biện pháp răn đe với Ba Lan nếu như Warsaw cải cách hệ thống tư pháp. Phó Chủ tịch thứ nhất của EC Frans Timmermans và chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu Janis Emmanouilidis đều cảnh báo quyết định của Chính phủ Ba Lan đang đẩy Brussels “rất gần” đến việc kích hoạt Điều 7 của Hiệp ước EU.
Điều khoản này quy định EC có thể đưa ra các biện pháp cảnh cáo đối với các quốc gia thành viên khi những nước này có thay đổi chính sách đi ngược lại với nguyên tắc pháp quyền. Xa hơn nữa, EC có thể tước bỏ một số quyền của quốc gia vi phạm trong EU như một biện pháp trừng phạt, cho đến khi nước này tuân thủ các giá trị chung của khối. Nếu đề xuất này được tất cả các nước trong EU thông qua, Ba Lan sẽ mất quyền biểu quyết tại các hội nghị thượng đỉnh châu Âu.
Tuy nhiên, chuyên gia Emmanouilidis cũng hoài nghi việc khiến cho Warsaw phải chịu sự trừng phạt từ điều 7 Hiệp ước EU là nằm trong kế hoạch của đảng PiS, vốn có lập trường chống EU. Ông cho rằng những nỗ lực tăng cường kiểm soát của Chính phủ Ba Lan là một chiến thuật khiến người dân Ba Lan quay lưng lại với EU.
Đối mặt với nguy cơ chịu cảnh cáo từ EU, hàng nghìn người Ba Lan đã xuống đường, mang theo cờ và các biểu ngữ chống lại các đề xuất của Chính phủ. Áp lực từ phía người dân và EU đã buộc Tổng thống Andrzej Duda ngày 24/7 phải tuyên bố phủ quyết cải cách tư pháp. Theo ông Duda, dự luật mới không mang đến những thay đổi tích cực trong hệ thống luật pháp và cần được hoàn thiện thêm.
Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính tạm thời. Trong bối cảnh đảng PiS tiếp tục nắm quyền, khó có thể biết liệu những chính sách tương tự có tiếp tục xuất hiện hay không. Giới phân tích nhận định, “trận chiến” đang diễn ra giữa các đảng phái cũng như những cuộc biểu tình tại Ba Lan và EU sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Âu.
Phó Chủ tịch của Teneo Intelligence Otilia Dhand nhận định: “Các cuộc biểu tình liên tiếp, những rạn nứt với EU và triển vọng tiêu cực về môi trường kinh doanh sẽ làm xói mòn hình ảnh của Ba Lan như một thị trường đầu tư tiềm năng”.
Bài toán khó chia rẽ EU Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã tuyên bố chính thức khởi động tiến trình pháp lý đối với Ba Lan, Hungary và Czech ... |
NATO triển khai nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên tới Ba Lan Ngày 13/4, Ba Lan đã đón những binh lính Mỹ đầu tiên trong thành phần lực lượng đa quốc gia được triển khai tới Baltic ... |
Ba Lan bác tin đồn chuẩn bị rời EU Ngày 13/3, tại cuộc họp báo ở thủ đô Warsaw, lãnh đạo đảng cầm quyền Luật pháp và Công lý (PiS) Jarosław Kaczyński đã bác ... |