BRICS hiện tại bao gồm 10 thành viên, sau khi kết nạp 5 quốc gia theo quyết định được thông qua hồi tháng 8/2023. (Nguồn: Reddit) |
Trước đó hồi tháng 8/2023, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan cho biết, nước này sẽ nghiên cứu chi tiết trước ngày gia nhập được đề xuất (1/1/2024) và đưa ra “quyết định phù hợp”.
Hoàng tử Faisal bin Frahan từng nhấn mạnh, BRICS (bao gồm các thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) là "một kênh có lợi và quan trọng" trong việc tăng cường hợp tác kinh tế.
Hiện tại, nhóm đã gồm 10 nước thành viên sau khi Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trở thành thành viên chính thức theo quyết định thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, tháng 8/2023.
Tin liên quan |
Giải mã sức mạnh của Ấn Độ - 'ngôi sao sáng' trên bầu trời kinh tế thế giới |
Trước đó, ngày 1/1, Nga chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của BRICS. Nhân dịp này, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu về định hướng cho nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS.
Theo nội dung đăng trên trang thông tin điện tử của Điện Kremlin, nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS 2024 của Nga sẽ có chủ đề "Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì an ninh và phát triển toàn cầu công bằng", với ưu tiên là hợp tác tích cực và mang tính xây dựng với tất cả các nước liên quan.
Đề cập số thành viên hiện đã tăng gấp đôi, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, điều này cho thấy uy tín đang lên của BRICS và vai trò của nhóm trong các vấn đề quốc tế.
Theo ông Putin, BRICS đang thu hút ngày càng nhiều nước ủng hộ và đồng quan điểm về chia sẻ các nguyên tắc nền tảng như bình đẳng chủ quyền, tôn trọng con đường phát triển, lợi ích của nhau, cởi mở, đồng thuận, mong muốn thiết lập một trận tự quốc tế đa cực và hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu công bằng, theo đuổi các giải pháp tập thể cho các thách thức lớn của thời đại.
Nguyên thủ quốc gia Nga khẳng định, nước này sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng, bên cạnh việc giữ gìn truyền thống và dựa trên kinh nghiệm trong nhiều năm qua, BRICS sẽ hỗ trợ sự hội nhập hài hòa của các thành viên mới trong mọi hoạt động của nhóm.
Nga cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác của BRICS trong 3 lĩnh vực then chốt là chính trị-an ninh, kinh tế-tài chính và giao lưu văn hóa-nhân đạo, đồng thời tập trung tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại trong các thành viên, cùng nhau tìm cách ứng phó hiệu quả các thách thức, đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực cũng như quốc tế.
Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Nga cho biết, Moscow sẽ góp phần thực hiện Chiến lược đối tác kinh tế BRICS 2025 và Kế hoạch hành động vì hợp tác đổi mới sáng tạo BRICS 2021-2024 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực, tăng cường vai trò của BRICS trong hệ thống tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác liên ngân hàng và thúc đẩy sử dụng nội tệ trong hoạt động thương mại giữa các nước.
Tổng thống Putin nêu rõ, ưu tiên của Nga gồm thúc đẩy hợp tác trong khoa học, công nghệ cao, y tế, bảo vệ môi trường, văn hóa, thể thao và giao lưu thanh niên.
| Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc Những "đòn" ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở ... |
| Argentina chính thức thông báo không gia nhập BRICS Kênh truyền hình TN dẫn một nguồn tin tiết lộ, Tổng thống Argentina Javier Milei đã chính thức thông báo với những quốc gia thành ... |
| Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 1/1-7/1 Thổ Nhĩ Kỳ đón Tổng thống Iran, Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Mỹ và Canada, Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông.. là những sự ... |
| Tổng thống Nga Putin: Khoảng 30 nước muốn gia nhập BRICS Trong bài phát biểu đầu năm mới 2024 nhân dịp nước Nga sẽ là Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi ... |
| Điểm tin thế giới sáng 2/1: Chủ tịch Tập Cận Bình gửi thông điệp tới Mỹ, quân đội Ấn Độ-UAE tập trận chung, năm 2024 đánh dấu 'thế kỷ Thổ Nhĩ Kỳ'? Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 2/1. |