Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua 3-9/1: Kazakhstan căng như dây đàn; Phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2

Hà Nam
Tình hình Kazakhstan, bài phát biểu kỷ niệm 1 năm vụ bạo loạn Đồi Capitol, Triều Tiên lại bắn thử tên lửa, phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Quân đội Kazakhstan đụng độ với đám đông bạo loạn trên đường phố. (Nguồn: Reuters)
Quân đội Kazakhstan đụng độ với đám đông bạo loạn trên đường phố. (Nguồn: Reuters)

Bạo loạn bùng phát tại Kazakhstan

Làn sóng biểu tình bạo lực được cho là tồi tệ nhất trong hơn 10 năm qua tại nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hiện đã kéo dài hơn một tuần lễ và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Những cuộc biểu tình lớn nổ ra vào ngày 2/1 tại thành phố Zhanaozen, nằm ở phía Tây tỉnh Mangystau với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Nguyên nhân được cho là từ quyết định của chính quyền Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev trong việc điều chỉnh mức giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ 0,14 lên 0,28USD/lít.

Vào năm 2011, Zhanaozen từng chứng kiến một cuộc biểu tình tương tự.

Ngày 4/1, Tổng thống Tokayev thông báo trên trang Twitter cá nhân rằng, chính phủ đã quyết định cắt giảm ¼ mức giá xăng hiện hành tại Mangystau, đồng thời khẳng định mức giảm sâu hơn là hoàn toàn bất khả thi do những vấn đề về chi phí sản xuất.

Tiếp đó, hôm 5/1, nhà lãnh đạo 68 tuổi đã đáp ứng yêu cầu của người biểu tình và sa thải các bộ trưởng trong nội các Kazakhstan. Ngoài ra, ông Tokayev tiếp quản chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh từ cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev.

Tuy nhiên, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục lan rộng ra khắp đất nước. Hàng nghìn người biểu tình đã chiếm quyền kiểm soát sân bay quốc tế Almaty và châm lửa đốt phá tòa thị chính đặt tại thành phố.

Tổng thống Tokayev buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều khu vực, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) nhằm chống lại mối nguy từ “các nhóm khủng bố được đào tạo tại nước ngoài”.

Trước yêu cầu từ phía Nur-Sultan, lãnh đạo các quốc gia thành viên CSTO đã chấp thuận việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình. 2.500 binh sĩ Nga và Belarus, gồm nhiều tiểu đội lính dù và lính đặc nhiệm, đã đến Kazakhstan vào tối ngày 7/1.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov khẳng định, sân bay quốc tế Almaty hiện đã nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng do Nga dẫn đầu.

Cựu Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Kazakhstan Makhtar Ablyazov. (Nguồn: Sputnik)
Cựu Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Kazakhstan Makhtar Ablyazov. (Nguồn: Sputnik)

Cựu Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Kazakhstan kiêm cựu Giám đốc ngân hàng Makhtar Ablyazov đã tự xưng là "lãnh đạo" của các cuộc biểu tình đang diễn ra ở nước này. Ông Ablyazov khẳng định ông thường xuyên đưa ra lời khuyên cho người dân thành phố Almaty về những vấn đề chiến thuật.

Ngày 8/1, Ủy ban An ninh Kazakhstan thông báo, ông Karim Massimov – cựu lãnh đạo Ủy ban An ninh Quốc gia – bị bắt giữ vì tình nghi phản quốc. Trong chính quyền Kazakhstan, ông Massimov được cho là nhân vật rất có tiếng nói. Ông từng 2 lần giữ chức Thủ tướng và những chức vụ cao cấp khác dưới thời cựu Tổng thống Nazarbayev.

Trước tình hình tại Kazakhstan, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình hình bạo lực, đồng thời bày tỏ “quan ngại” và niềm thương tiếc những người đã thiệt mạng trong làn sóng biểu tình bạo lực.

Người phát ngôn Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Sentop cho hay, tình hình an ninh và hòa bình được đảm bảo tại Kazakhstan có ý nghĩa to lớn với Ankara và cả khu vực.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, Washington đang theo dõi sát sao tình hình và lên án những hành vi bạo lực, phá hoại, đồng thời kêu gọi sự kiềm chế từ cả phía chính quyền và người biểu tình.

Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khen ngợi cách ứng phó “thể hiện tinh thần trách nhiệm” của Tổng thống Tokayev.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko kêu gọi người biểu tình chấm dứt hành vi bạo lực và đối thoại với ông Tokayev, người mà ông gọi là “một nhà ngoại giao có thể tiến hành thương lượng cùng”.

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua 3-9/1: Kazakhstan căng như dây đàn; Phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với người dân rằng người tiền nhiệm Donald Trump là người 'chịu trách nhiệm duy nhất' trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 6/1 năm ngoái. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Mỹ phát biểu kỷ niệm 1 năm cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol

Trong bài phát biểu tại Điện Capitol vào ngày 6/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng chỉ trích người tiền nhiệm Donald Trump vì hành vi lan truyền "một loạt những lời dối trá”.

Phát ngôn của ông Biden chỉ việc ông chủ cũ của Nhà Trắng từng lên tiếng cho rằng cuộc bầu cử năm 2020 là không công bằng, trực tiếp kích động người biểu tình tấn công tòa nhà Quốc hội vào ngày này của năm ngoái.

Ông nói: “Chúng ta đang trong một cuộc chiến vì linh hồn của nước Mỹ. Tôi không có ý định khơi mào cuộc chiến này, vốn đã được kích động tại Điện Capitol một năm trước. Tuy nhiên, tôi sẽ không chấp nhận bỏ cuộc. Tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm nghĩa vụ của mình, và bảo vệ đất nước này. Tôi sẽ không cho phép ai gây tổn hại tới nền dân chủ này”.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã đáp trả bài phát biểu của ông Biden bằng cách gọi đây là “một vở diễn chính trị”, và cáo buộc người kế nhiệm đã “sử dụng tên mình để gây chia rẽ nước Mỹ”.

Trước bài phát biểu của ông Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris đã đưa ra hình ảnh so sánh giữa ngày 6/1/2021 và ngày 11/9/2001 khi những phần tử khủng bố Al Qaeda điều khiển máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Virginia.

Buổi lễ kỷ niệm diễn ra tại điện Capitol vào hôm 6/1 quy tụ chủ yếu các nhà lập pháp đến từ đảng Dân chủ và không có sự tham gia của hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa.

Hình ảnh về vụ phóng mà Triều Tiên thông báo là thử tên lửa siêu thanh vào ngày 5/1. (Nguồn: AP)
Hình ảnh về vụ phóng mà Triều Tiên thông báo là thử tên lửa siêu thanh vào ngày 5/1. (Nguồn: AP)

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh

Ngày 6/1, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nước này đã tiến hành phóng thành công tên lửa “siêu thanh” vào ngày 5/1. Đây là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên trong năm 2022.

Tên lửa sau khi phóng đã di chuyển theo chiều ngang 120km trong cự ly bay của đầu đạn siêu thanh từ phương vị phóng ban đầu đến phương vị mục tiêu và đánh trúng mục tiêu định vị cách đó 700km.

Phản ứng trước động thái trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho rằng vụ thử tên lửa của Triều Tiên đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là mối đe dọa với các nước láng giềng của Triều Tiên cũng như cộng đồng quốc tế.

Trước đó, Triều Tiên đã phóng thử lần đầu tiên tên lửa “siêu thanh” Hwasong-8 vào tháng 9/2021 và nhận lại nhiều chỉ trích từ chính phủ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdokquốc tế nổi bật tuần qua 3-9/1: Căng thẳng bùng nổ ở Kazakhstan; Thông điệp của Tổng thống Mỹ kỷ niệm 1 năm vụ Đồi Capitol
Cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok.

Thủ tướng Sudan từ chức

Ngày 2/1, Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok đã tuyên bố từ chức trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và các cuộc biểu tình lan rộng sau cuộc đảo chính quân sự. Quyết định của ông Hamdok đưa ra trong vòng 6 tuần sau khi trở lại vị trí Thủ tướng, theo như thỏa thuận chính trị với quân đội nước này.

Trong bài phát biểu từ chức, Thủ tướng Abdalla Hamdok cho rằng cần phải triển khai thảo luận bàn tròn để thống nhất về “một Hiến chương quốc gia” và đưa ra chính sách để hoàn thiện quá trình chuyển đổi sang dân chủ của Sudan.

Ngoài ra, ông tuyên bố chính thức trao trả trách nhiệm và tạo điều kiện cho những người khác của đất nước để đưa người dân vượt qua thời kỳ chuyển tiếp còn lại.

Có thể khẳng định, thông báo này ngày càng khiến cho tương lai của quốc gia Đông Bắc Phi này rơi vào hỗn loạn, kể từ sau cuộc lật đổ nhà độc tài kỳ cựu Omar al-Bashir vào năm 2019.

Đàm phán hạt nhân: Hé lộ thời điểm nối lại, Iran kêu gọi cân bằng, Iraq tuyên bố muốn hỗ trợ. (Nguồn: The Wall)
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian khẳng định một thỏa thuận mới có thể đạt được nếu những lệnh trừng phạt được gỡ bỏ hoàn toàn. (Nguồn: The Wall)

Ngoại trưởng Iran ra điều kiện về khôi phục thỏa thuận hạt nhân

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông Al Jazeera vào hôm 6/1, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian khẳng định một thỏa thuận mới có thể đạt được giữa nước này và phương Tây nếu những lệnh trừng phạt được gỡ bỏ hoàn toàn.

Cuộc phỏng vấn diễn ra vào thời điểm Tehran đang bước vào vòng đàm phán thứ tám với đại diện đến từ Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc về việc khôi phục Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), hay còn gọi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Mỹ, quốc gia đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2015 và tiến hành áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, cũng tham gia không trực tiếp vào cuộc thảo luận.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, việc Mỹ rút bỏ tất cả các lệnh trừng phạt, đồng thời đảm bảo sẽ không đơn phương tái áp đặt chúng hay tiếp tục rút khỏi thỏa thuận, là điều kiện duy nhất để JCPOA được khôi phục.

Ông Amir-Abdollahian giải thích, việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ bao gồm các biện pháp đã được quy định trong thỏa thuận hạt nhân, và cả các đòn trừng phạt do cựu Tổng thống Trump áp đặt trái với những điều khoản sẵn có.

Thủ tướng Australia: Nhật Bản là đối tác thân thiết nhất ở châu Á. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Scott Morrison tại buổi lễ ký kết RAA. (Nguồn: Reuters)

Nhật Bản và Australia ký kết thỏa thuận quốc phòng 'lịch sử'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Australia Scott Morrison đã ký kết Thoả thuận tiếp cận qua lại (RAA) trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến hôm 6/1, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh song phương.

RAA được coi là tuyên bố về cam kết của 2 nước để cùng giải quyết thách thức an ninh chung mà Nhật Bản và Australia phải đối mặt.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết thoả thuận sẽ đóng góp vì an ninh và ổn định cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng về quân sự và kinh tế trong khu vực.

Trong khi đó, ông Kishida đã ca ngợi hiệp ước này sẽ là một bước ngoặt trong việc tăng cường hợp tác an ninh giữa 2 quốc gia lên một tầm cao mới. Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản sẽ nỗ lực ký kết hiệp ước tương tự với Anh và Pháp trong tương lai.

Biến thể IHU của SARS-CoV-2 lại khiến thế giới quan ngại. (Nguồn: AP)
Biến thể IHU của SARS-CoV-2 lại khiến thế giới quan ngại. (Nguồn: AP)

Phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2

Ngày 4/1, một quan chức thuộc Nhóm quản lý tình hình Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng quan ngại về biến thể mới có tên gọi là B.1.640.2 hay IHU, được tìm thấy lần đầu tiên ở Pháp vào tháng 11/2021.

Theo các báo cáo hiện nay thì hầu hết ca dương tính với biến thể mới này đều ở Pháp, với 287 trường hợp đã được ghi nhận.

Biến thể do các nhà nghiên cứu Viện Bệnh viện Đại học truyền nhiễm Địa Trung Hải (IHU) phát hiện.

Với 46 đột biến, trong đó có đột biến E484K, biến thể IHU khiến giới chuyên gia quan ngại về khả năng kháng các loại vaccine đang triển khai hiện nay, mặc dù tốc độ lây lan không nhanh bằng biến thể Omicron cũng được tìm thấy cùng thời điểm.

Trong khi đó, ngày 8/1, Bộ trưởng Y tế CH Cyprus Michalis Hadjipantelas thông báo một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đặt tên là Deltacron đã được phát hiện ở quốc gia bên bờ Địa Trung Hải.

Tác giả của phát hiện đó là nhóm nghiên cứu do TS. Leondios Kostrikis, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus học phân tử tại Đại học Cyprus, làm trưởng nhóm.

Ông Kostrikis cho rằng, biến thể mới của SARS-CoV-2 mới có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron, do đó nó được đặt tên là Deltacron.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 25 mẫu được lấy ở CH Cyprus, sau khi giải trình tự 1.377 mẫu như một phần của chương trình truy tìm các đột biến có thể có của SARS-CoV-2 ở Cyprus.

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

10 xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới năm 2022

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại, nhưng được dự báo sẽ có nhiều biến động nội tại, quyết ...

Tin thế giới 7/1: Kazakhstan ‘nóng’ lên từng giờ, Indonesia kêu gọi hỗ trợ nhân đạo Afghanistan

Tin thế giới 7/1: Kazakhstan ‘nóng’ lên từng giờ, Indonesia kêu gọi hỗ trợ nhân đạo Afghanistan

Kazakhstan nóng lên từng giờ, Indonesia kêu gọi hỗ trợ nhân đạo Afghanistan, Đông Nam Á đổi quy định nhập cảnh vì Covid-19… là những ...

Bài viết cùng chủ đề

Bạo loạn ở Kazakhstan

Đọc thêm

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động