TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Syria cải tổ nội các | |
Mỹ có kế hoạch điều chỉnh chiến dịch tại Syria |
Tháng 10/2017, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd tuyên bố giành lại khu vực phía Bắc thành phố Raqqa sau gần 3 năm bị phiến quân IS chiếm đóng. Dưới sự hỗ trợ của Mỹ, SDF mất 4 tháng với hàng loạt trận giao tranh ác liệt để đánh bại IS tại thành trì lớn Raqqa.
Theo thống kê của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, 3.250 người đã thiệt mạng, bao gồm 1.130 dân thường trong suốt 4 tháng này. 80% Raqqa đã bị phá hủy trong vụ đánh bom nặng nề của SDF và liên minh chống khủng bố của Mỹ.
Thị trấn Dibsi Afnan, tỉnh Raqqa sau khi IS bị đánh bại. (Tân Hoa Xã) |
Trong khi đó, Nga bảo trợ cho quân đội Chính phủ Syria từng bước đẩy lùi lực lượng IS tại phía Tây tỉnh Deir al-Zour, vốn được xem là trung tâm kinh tế của IS. Tháng 11/2017, quân đội Syria tuyên bố giải phóng hoàn toàn Deir al-Zour khỏi IS. Hai điểm trọng yếu khác của phiến quân này là al-Mayadeen và vùng al-Bukamal dọc biên giới Iraq cũng lần lượt bị đánh bại.
Vấn đề IS tạm lắng xuống tại Syria thì căng thẳng mới với người Kurd lại nổi lên. Nếu quân đội Chính phủ Syria có mục tiêu giành lại quyền kiểm soát khu vực IS chiếm đóng, lực lượng SDF lại thể hiện mong muốn củng cố sự hiện diện và hiện thực hóa giấc mơ thiết lập quyền tự trị tại Syria.
Lực lượng người Kurd liên tục cáo buộc quân đội Chính phủ đang có động thái nhằm vào khu vực của họ. Về phần mình, chính quyền Damascus bác bỏ cáo buộc này, đồng thời chỉ trích quân đội Mỹ và người Kurd vẫn tiếp tục chiếm đóng vùng Raqqa thay vì trao trả quyền kiểm soát cho Chính phủ, cũng như việc người Kurd tiến hành hoạt động ly khai bất hợp pháp.
Các quan chức Syria nhiều lần tuyên bố sẽ lấy lại tất cả vùng lãnh thổ bị mất, bao gồm cả khu vực người Kurd đang kiểm soát. Trước những tranh cãi giữa hai bên, Ngoại trưởng Walid al-Moallem khẳng định chính phủ nước này hoàn toàn để ngỏ khả năng đàm phán với cộng đồng người Kurd xoay quanh đòi hỏi của họ về cơ chế tự trị trong lãnh thổ Syria. Rõ ràng, năm 2017, Syria đã nói lời “tạm kết” với cuộc chiến chống khủng bố, nhưng bánh xe giải pháp chính trị vẫn dịch chuyển chậm chạp. Những lục đục nội bộ Syria chưa tìm được lời giải mặc cho hàng loạt vòng đám phán đã diễn ra tại Geneve, Thụy Sỹ.
Tại vòng đàm phán mới nhất vào tháng 12/2017, phe đối lập lặp lại quan điểm buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi để bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp chính trị như một điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Chính phủ khẳng định cần ưu tiên cho mục tiêu chống khủng bố.
Song song với các cuộc đàm phán Geneva, nhiều cuộc hội đàm được Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bảo trợ đã diễn ra tại Astana (Kazakhstan). Thành quả nổi bật nhất của cuộc đàm phán Astana là việc đạt được tuyên bố chung về 4 khu vực giảm căng thẳng tại Syria.
Tâm điểm chú ý giờ đây lại đổ dồn về cuộc nhóm họp sắp tới tại Sochi giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria. Trên thực tế, ông al-Assad đã tới Sochi hồi tháng 11/2017 và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tới Syria trong tháng 12/2017. Các chuyến thăm này được giới phân tích nhận định góp phần “lát đường” cho cuộc đàm phán Sochi, dự kiến diễn ra cuối tháng 1/2018.
Hôm 18/12, Tổng thống Assad tuyên bố chính quyền của ông hoan nghênh vai trò của Liên hợp quốc trong các cuộc bầu cử Syria, miễn là chủ quyền của Syria được tôn trọng. Điều này cho thấy Tổng thống al-Assad sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm loại bỏ vai trò của ông trong tiến trình chính trị tương lai.
Syria chỉ trích ông Erdogan vì gọi Tổng thống Syria là "kẻ khủng bố" Ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Syria đã chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau khi ông này có những phát biểu ... |
Nhiều nhóm đối lập Syria không tham gia hội nghị do Nga tổ chức Ngày 25/12, nhiều nhóm nổi dậy Syria đã bác bỏ hội nghị về Syria dự kiến diễn ra tại thành phố Sochi của Nga, cho ... |
Hòa đàm Syria tại Astana tập trung thảo luận kế hoạch do Nga đề xuất Ngày 22/12, vòng đàm phán mới nhằm lập lại hòa bình cho Syria do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bảo trợ tại thủ đô ... |