TIN LIÊN QUAN | |
Chính trường Thái Lan trước thử thách mới | |
Thái Lan: Chuẩn bị cho cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp |
Sáng 7/8, 95.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Thái Lan đã chính thức mở cửa đón khoảng hơn 50 triệu người tham gia cuộc trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp do quân đội soạn thảo, văn kiện mà giới tướng lĩnh cầm quyền nói rằng sẽ giúp định hình giai đoạn ổn định về mặt chính trị cho quốc gia Đông Nam Á này.
Cuộc trưng cầu ý dân ngày 7/8 là bước tiến quan trọng của chính quyền quân sự đã lãnh đạo đất nước kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014, và là một nỗ lực nhằm định hình hệ thống chính trị mới sau hơn một thập kỷ bất ổn, với cuộc đảo chính của quân đội và nhiều cuộc biểu tình gây thương vong trên các đường phố.
Khoảng 200.000 cảnh sát đã được triển khai song nhiều người cho rằng bạo lực khó có thể xảy ra dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự vốn luôn đề cao công tác đảm bảo an ninh. Dự kiến kết quả bỏ phiếu sẽ có ngay trong ngày tiến hành cuộc trưng cầu dân ý.
Quân đội được triển khai tới tỉnh Narathiwat ở miền nam Thái Lan để bảo đảm an ninh cho ngày trưng cầu dân ý. (Nguồn: AP) |
Sau đây là một số điểm đáng chú ý về sự kiện quan trọng này:
Thứ nhất, người dân Thái Lan sẽ trả lời 2 câu hỏi, với lựa chọn là “Có” hoặc “Không”. Câu hỏi thứ nhất là liệu họ có đồng tình với dự thảo Hiến pháp với nhiều thay đổi về cơ cấu chính trị và hệ thống bầu cử, và câu hỏi thứ hai là có chấp nhận một Thượng viện được chính quyền quân sự hiện tại chỉ định, và có quyền cùng Hạ viện tham gia bầu chọn Thủ tướng mới trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp từ chính quyền quân sự hay không.
Thứ hai là những điểm gây tranh cãi. Dự thảo Hiến pháp sẽ cho phép một Thủ tướng không qua bầu cử lên nắm quyền trong trường hợp xảy ra bế tắc chính trị, và một Thượng viện được giới quân sự bầu chọn với một số ghế nhất định thuộc về các chỉ huy quân đội để giám sát quyền lực của các nhà lập pháp dân cử trong quá trình chuyển tiếp kéo dài 5 năm.
Các điều khoản trong Hiến pháp buộc mọi chính quyền tương lai phải tuân thủ và triển khai kế hoạch phát triển quốc gia 20 năm mà quân đội đề ra, đồng thời cho phép quân đội được tiến hành các biện pháp pháp lý chống lại mọi chính quyền không tuân thủ kế hoạch này.
Thứ ba là về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Các cuộc thăm dò dư luận diễn ra trước cuộc trưng cầu ý dân khó có thể mang lại sự đánh giá chính xác về tâm lý của người dân do lệnh cấm vận động bỏ phiếu được áp dụng trước đó.
Ông Prayut Chan-ocha tuyên bố cuộc tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch. (Nguồn: Reuters) |
Hiện vẫn chưa rõ điều gì sẽ diễn ra nếu bản dự thảo Hiến pháp bị phản đối. Chính quyền cho biết sẽ nhóm họp vào ngày 9/8, hai ngày sau cuộc trưng cầu ý dân để quyết định các bước đi tiếp theo. Ngày 5/8 vừa qua, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố dù kết quả cuộc trưng cầu ý dân có thế nào thì ông cũng sẽ không từ chức và một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm 2017.
Thái Lan: Bà Yingluck bị cáo buộc làm thiệt hại hơn 8 tỷ USD Ngày 1/8, các tướng lĩnh Thái Lan đã cáo buộc rằng chương trình trợ giá gạo của Chính phủ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã ... |
Thái Lan phá một đường dây làm hộ chiếu giả Cảnh sát Thái Lan ngày 30/7 cho biết họ đã triệt phá được tận gốc một đường dây làm hộ chiếu giả sau nhiều năm ... |