Thảm họa Covid-19 và tương lai nào cho thế giới hiện đại?

Gia Nguyễn
Theo một bài viết đăng tải trên trang web Global Institue for Tomorrow (GIFT), câu trả lời là Covid-19 cho thấy tương lai của thế giới là sinh học (biological), chứ không phải kỹ thuật số (digital).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thảm họa Covid-19 và tương lai nào cho thế giới hiện đại?
Covid-19 cho thấy tương lai của thế giới là sinh học (biological), chứ không phải kỹ thuật số (digital). (Nguồn: CNN)

Hàng triệu người trên thế giới đang xem những hình ảnh về tình trạng tuyệt vọng tại nhiều khu vực của Ấn Độ khi tỷ lệ lây nhiễm vượt quá con số 300.000 ca mỗi ngày. Các báo cáo cho thấy tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng ở quốc gia Nam Á cùng với một biến chủng kép, kèm theo đó là hình ảnh các thi thể nằm chờ trên vỉa hè, khi các lò hỏa táng trở nên quá tải, ngay cả ở thủ đô New Delhi.

Vào cuối tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dự thảo báo cáo về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 với những phát hiện mà nhiều người đã mong chờ: Virus SARS-CoV-2 có thể đã lây lan từ động vật sang người.

Có thể nói, nguyên nhân không lấy gì làm thú vị đã gây ra thảm họa làm xáo trộn toàn cầu lớn nhất trong một thế kỷ qua, và cũng giống như đã gây ra nhiều đại dịch trước đó trong lịch sử: Đó là sự can thiệp của con người vào tự nhiên.

Đồng thời, thế giới có thể đang đi đến sự kết thúc của một thời kỳ cường điệu hóa vai trò của kỹ thuật số.

Lời cảnh cáo sắc bén

Nhiều năm nay, người ta vẫn nói rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ dẫn thế giới đến một tương lai không có sự khan hiếm. Thế nhưng, thực tế của đại dịch là một lời cảnh cáo sắc bén về cách mà thế giới thực tế có thể đảo ngược những ảo tưởng viển vông, phi thực tế.

Mỗi bước tiến công nghệ mới đều hứa hẹn về một sự chuyển đổi cơ bản của xã hội, xóa bỏ sự kém hiệu quả, bất bình đẳng và trao thêm quyền cho người dân thông qua phân công lao động.

Công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo và công nghệ in 3D được ca ngợi là lá cờ đầu mang lại thay đổi lớn về phong cách sống và làm việc, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước kém phát triển, thậm chí ở những nước không có điều kiện sống cơ bản.

Niềm tin vào công nghệ thậm chí có thể được thể hiện trong phản ứng của phương Tây đối với đại dịch.

Thay vì xem xét cam kết xã hội mà công dân tham gia - đặt lợi ích tập thể lên trên quyền cá nhân bằng cách yêu cầu đeo khẩu trang và thực hiện các hạn chế khác - và có phản ứng y tế cộng đồng mạnh mẽ, nhanh chóng để kiểm soát sự bùng phát của dịch Covid-19, các nước phương Tây lại đặt hy vọng vào việc phát triển vaccine như một canh bạc cuối cùng, và đã phải trả giá bằng sự gián đoạn kinh tế quy mô lớn và hàng trăm nghìn người chết.

Chỉ riêng ở Mỹ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàng trăm nghìn sinh mạng có thể được cứu trong suốt đại dịch nếu các quy định về lệnh phong tỏa, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội trước đó được thực thi nghiêm túc.

Virus SARS-CoV-2 đã gây ra sự hỗn loạn toàn cầu vì khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua đường lây truyền sinh học và làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vaccine ngăn ngừa virus được xem như một cơ chế thúc đẩy phản ứng tự nhiên của cơ thể con người đối với sự truyền nhiễm.

Nếu muốn tránh được một thảm họa y tế toàn cầu khác, con người cần phải kiềm chế sự phát triển, dừng tấn công vào các hệ thống tự nhiên và sinh học dựa trên lập luận rằng tất cả các thực thể sống khác đều phải phục vụ cho sự phát triển của con người.

Nhu cầu phát triển kinh tế đã phá hủy thế giới tự nhiên rất nhiều khiến những thảm họa như đại dịch Covid-19 càng có khả năng xảy ra nhiều hơn khi dân số và lòng tham của con người tăng lên dẫn đến việc khai thác tự nhiên nhiều hơn. Đã đến lúc dừng các cuộc tấn công này.

Duy trì tính toàn vẹn và cộng hưởng

Sự tồn tại của con người phụ thuộc vào việc duy trì tính toàn vẹn và sự cộng hưởng của các hệ thống tự nhiên cùng các quá trình sinh học bên trong. Điều đó bao gồm môi trường sống, các đối tượng xâm nhập cơ thể con người (chất ô nhiễm và virus), những thứ con người tiêu thụ (nước, không khí và thực phẩm) và tác động sinh học của chất thải do con người tạo ra.

Trong những tháng đầu của đại dịch, các báo cáo cho thấy, Trái đất đang được hưởng lợi từ việc giảm phát thải khí nhà kính, vì phần lớn tầng lớp trung lưu và thượng lưu có thể học từ xa và làm việc tại nhà.

Tuy nhiên, việc chuyển sang làm việc ở nhà không phải là không gây hậu quả đối với môi trường.

Lối sống tách biệt hơn càng phải phụ thuộc vào những người làm việc trong thế giới thực, sản xuất và chế biến thức ăn, cung cấp cho cửa hàng tạp hóa và giao thức ăn cho những người ở nhà.

Hàng hóa đặt qua mạng vẫn phải chuyển bằng các phương tiện giao thông như tàu, xe và cần đến người giao hàng.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng trong thế giới thực đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid-19. Các lao động thiết yếu trên khắp thế giới, cho dù ở bệnh viện, nhà máy đóng gói thịt ở Mỹ, công trường xây dựng ở Singapore hay các nhà sản xuất găng tay ở Malaysia, đều đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của Covid-19.

Điều này cho thấy rằng chúng ta không chỉ cần hạn chế xâm phạm thế giới tự nhiên mà còn cần đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp bảo vệ cơ bản (còn gọi là "khả năng phục hồi được bảo đảm") như nguồn cung an toàn, bảo đảm về thực phẩm, nước, hệ thống vệ sinh, nhà ở, hệ thống y tế cộng đồng tốt và khả năng tiếp cận năng lượng.

Các dự báo cho thấy dân số loài người sẽ đạt đỉnh 10 tỷ người vào năm 2064, các nguy cơ đại dịch lớn hơn sẽ đi kèm với các mối đe dọa nhân tạo khác, từ biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đến các hệ thống lương thực dễ bị tổn thương và diện tích đất sinh sống bị thu hẹp.

Công nghệ kỹ thuật số có thể đóng một vai trò nào đó trong việc giảm thiểu và chống lại những mối đe dọa đó chỉ khi con người thấm nhuần thực tế rằng, sự tồn tại của con người là mong manh và phụ thuộc hoàn toàn vào một bầu sinh quyển phù hợp.

Càng sớm nhận ra sự thật đó, con người càng sớm có thể đảm bảo rằng các nỗ lực phát triển công nghệ được đặt vào những ý tưởng thực sự giúp ích cho con người, chứ không phải trong những kế hoạch không tưởng, được lập nên từ các định nghĩa hạn hẹp về sự tiến hóa của nhân loại.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Nam Phi cảnh báo nạn phân biệt chủng tộc trong phân phối vaccine ngừa Covid-19
Covid-19 ở Việt Nam: Những địa phương nào đang phải cách ly xã hội, giãn cách xã hội?
Ấn Độ: Chuyện hài hước, cố tình viết sai chính tả để… loại bỏ Covid-19
Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo phòng chống Covid-19
Kinh tế Mỹ còn chặng đường dài để phục hồi sau đại dịch Covid-19
(theo global-inst.com)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động