Thế giới đang quay lại thời kỳ đối đầu giữa các cường quốc

Chưa đầy 25 năm, kỷ nguyên đơn cực Mỹ đã chấm dứt trong xung đột, nội chiến và khủng hoảng tài chính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc Tranh luận lần 3: Ông Trump khó lật ngược được tình thế
the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc Mỹ đang triển khai lực lượng và khí tài quân sự tối tân tại châu Á - Thái Bình Dương

Đó là bình luận của John Sawers, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Anh (MI6) trên tờ Financial Times (Anh) hôm 20/10. Sau đây là bài lược dịch của TG&VN.

Giờ đây, thế giới đang quay trở lại thời kỳ đối đầu giữa các cường quốc với nhiều nguy cơ, thách thức đan xen. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ kể từ tháng 1/2017 có thể là làm thế nào để tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc và Nga.

Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Nga - Trung

Nếu nhìn vấn đề dưới những góc độ khác nhau, rõ ràng cả Trung Quốc và Nga đang thách thức vị thế siêu cường của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giữa các nước lớn một lần nữa lại xuất hiện. Căng thẳng leo thang hay hạ nhiệt đều phụ thuộc vào khả năng cân bằng về lợi ích cũng như ảnh hưởng giữa các nước lớn theo từng vụ việc cụ thể hoặc chiến lược lâu dài.

the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Getty Images)

“Các giải pháp hợp tác để giải quyết những thách thức khu vực hoàn toàn có thể khả thi nếu nước lớn không đối đầu trực diện với nhau”.

(John Sawers)

Về cơ bản, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có thể so sánh với Mỹ về sức mua. Trong khi đó, quân đội nước này đầu tư mạnh cho những phương tiện, trang thiết bị có thể ngăn chặn quyền lực Mỹ. Và họ đã thể hiện tương đối rõ ràng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gác sang một bên chiến lược "giấu mình chờ thời" của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình để công khai thể hiện vị thế cũng như ảnh hưởng ngày càng gia tăng của sức mạnh Trung Quốc. Hướng tới mục tiêu này, ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Đông Á.

Từ năm 2000, Nga đã không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng mà kỷ nguyên giá dầu cao mang lại để triển khai kế hoạch hiện đại hóa quân đội. Xét về góc độ kinh tế, Nga không còn là một siêu cường. Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì một sức mạnh quân sự đáng kể, đủ giúp họ đảm bảo an ninh quốc gia và tái lập ảnh hưởng ở bên ngoài biên giới. Moscow đang hưởng lợi từ chính sách quyết đoán ở miền Đông Ukraine, ở Syria và cả không gian mạng. Rõ ràng, Tổng thống Vladimir Putin muốn thách thức trực tiếp vị thế của Mỹ tại một số điểm nóng trên thế giới.

Mỹ tìm cách duy trì vị trí

Khủng hoảng tài chính 2007-2008 cộng với nhiều cuộc xung đột, nội chiến, khủng bố cực đoan đã nhấn chìm kỷ nguyên đơn cực Mỹ sau gần 25 năm. Mặc dù vậy, đến thời điểm này, Mỹ vẫn là cường quốc mạnh nhất thế giới với nền tảng khoa học công nghệ phát triển và tiềm lực của các tập đoàn xuyên quốc gia.

Nhưng nếu nói Mỹ là bá chủ toàn cầu thì điều này hẳn nhiên không còn chính xác nữa. Vai trò thống trị nền kinh tế thế giới của phương Tây đã suy yếu đáng kể trong những thập kỷ qua. Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) từng chiếm tới 70% GDP toàn cầu, giờ đây, con số này chỉ còn khoảng 47% và có xu hướng tiếp tục giảm.

the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc
Các nhà lãnh đạo G7 họp tại Nhật Bản tháng 5/2016. (Nguồn: The Guardian)

Nga muốn quay lại một thế giới được phân chia thành những vùng ảnh hưởng khác nhau. Trong thế giới đó, các cường quốc đóng vai trò thiết lập luật chơi và đảm bảo an ninh toàn cầu. Đó có thể là một trật tự ba cực gồm Mỹ - Nga - Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong chiến lược của mình, Trung Quốc hướng tới một trật tự hai cực, và hẳn nhiên Nga chỉ đóng vai trò là một đối tác "chiếu dưới", chứ không thể ngang bằng. Giới lãnh đạo Trung Quốc không muốn đối đầu trực diện với Mỹ, nhưng thật khó để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đơn thuần giữa các nước lớn.

Trong khi đó, Mỹ vẫn tìm cách duy trì sự thống trị của mình để không phải phân chia lại vùng ảnh hưởng. Họ điều chỉnh chính sách đối với Nga, đồng thời can dự vào mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Cần coi trọng ổn định toàn cầu

Mặc dù vậy, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa có chiến lược dài hạn và hiệu quả đối với cả Trung Quốc và Nga. Cách tiếp cận trong chiến lược này sẽ phải nhấn mạnh tới sự ổn định toàn cầu như ưu tiên số một, chứ không phải mối quan hệ giữa các nước lớn. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần tăng cường đầu tư cho quốc phòng để duy trì sức mạnh áp đảo. Các nguồn đầu tư cho quốc phòng bấy lâu nay vẫn dựa trên cơ sở nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố. Gần đây, Mỹ cũng đã kịp thời điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu theo sát Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tình trạng thù địch kiểu Chiến tranh Lạnh lại được khôi phục. Có lẽ một trật tự kiểu châu Âu thế kỷ XIX khi có 6 cường quốc cùng nhau duy trì trạng thái cân bằng kéo dài gần 100 năm là sự lựa chọn phù hợp hơn cả.

Các giải pháp hợp tác để giải quyết những thách thức khu vực hoàn toàn có thể khả thi nếu nước lớn không đối đầu trực diện với nhau. Trước mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, Mỹ sẽ phải lựa chọn chính sách theo hướng nào? Nếu đơn phương sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình, Mỹ có nguy cơ bị đẩy vào cuộc xung đột với Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ sẽ phải điều chỉnh chính sách đối với Triều Tiên theo hướng mà Trung Quốc có thể chấp nhận được.

Một tài sản lớn của Mỹ là mạng lưới các liên minh. Những mối quan hệ giữa Mỹ với các liên minh cần được chăm chút hơn. Mỹ và châu Âu dành quá nhiều thời gian công sức để cạnh tranh nhau về mặt kinh tế, điều gây thiệt hại cho cả hai bên. Sự hợp tác giữa Mỹ với Ấn Độ cũng có thể đạt được nhiều lợi ích khi quốc gia này cũng có nhiều mối quan hệ khá thân thiết với phương Tây.

Tựu trung lại, trong thế giới ngày nay, mối quan hệ giữa các nước lớn vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nhưng sự đối đầu quân sự giữa các cường quốc là hành vi không thế chấp nhận được đối với loài người. Thúc đẩy sự hợp tác, duy trì trạng thái cân bằng có lẽ là sự lựa chọn hợp lý.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc Trung Quốc ngừng sử dụng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên

Hải quân Trung Quốc thông báo đã ngừng sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này sau hơn ...

the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc Ấn Độ, Trung Quốc tăng cường nỗ lực chống khủng bố

Ngày 15/10, tại cuộc hội đàm song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung ...

the gioi dang quay lai thoi ky doi dau giua cac cuong quoc Trung Quốc phải đi đầu trong giải quyết các tranh chấp Biển Đông

Ngày 11/10, cựu Thủ tướng Australia Bob Hawke đã nêu quan điểm như vậy tại diễn đàn Hương Sơn lần thứ 7 được tổ chức ở ...

Hà Nguyên (theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Đọc thêm

Bộ Công Thương khẳng định năm 2024 sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện

Bộ Công Thương khẳng định năm 2024 sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm ...
XSHCM 30/3, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 30/3/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 30/3, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 30/3/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 30/3/2024. xổ số thành phố. xo so Ho Chi Minh. KQXSHCM.
Vietlott 30/3, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 30/3/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 30/3, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 30/3/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 30/3 - Vietlott Power 30/3. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 30/3/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 30/3/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 30/3/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 30/3/2024.Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 30 tháng ...
XSLA 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 30/3/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 30/3, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 30/3/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 30/3/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 30/3, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 30/3/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 30/3, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 30/3/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 30/3/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. SXBP 30/3. kết quả xổ ...
Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động