Vì sao Mỹ không thể đơn độc đối đầu với Iran?

Tờ Arab News nhận định, ngay cả khi theo đuổi chính sách “gây sức ép tối đa” nhằm vào Iran thì cuối cùng Mỹ vẫn sẽ không thể một mình đối đầu với Tehran.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vi sao my khong the don doc doi dau voi iran IAEA xác nhận Iran làm giàu uranium vượt xa giới hạn của JCPOA
vi sao my khong the don doc doi dau voi iran Mỹ tuyên bố sẽ gia tăng sức ép, Iran khẳng định ông Trump đã bị xúi giục làm điều dại dột
vi sao my khong the don doc doi dau voi iran
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang rơi vào thế bế tắc và chưa có lời giải phù hợp, Mỹ rất cần sự ủng hộ của châu Âu và cộng đồng quốc tế để đưa Tehran trở lại bàn đàm phán. (Nguồn: CNN)

Với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” mang đầy tính dân túy và theo chủ nghĩa biệt lập, ông Donald Trump đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Theo quan điểm của ông chủ Nhà Trắng khi mới nhậm chức cũng như một bộ phận lớn người dân Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang quan tâm đến thế giới nhiều hơn so với chính nước Mỹ và trật tự thế giới hiện nay đang “lợi dụng” nước Mỹ. Mỹ đang phải gánh phần lớn chi phí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời tài trợ 1/5 ngân sách cho Liên hợp quốc (LHQ).

Ông Trump cũng từng tuyên bố rằng sự can dự của Mỹ trong các cuộc xung đột ở Trung Đông đã tiêu tốn 7.000 tỷ USD và nước này không thu được một chút lợi ích nào. Hệ quả là, ông Trump theo đuổi một chương trình nghị sự theo khuynh hướng biệt lập.

Nước Mỹ từng không đơn độc

Giới quan sát cho rằng, phương châm “bài” châu Âu, chống NATO của ông Trump vô tình đã tạo ra những “kẻ thù” không cần thiết cho ông cũng như cho nước Mỹ. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cần thấy rằng lịch sử đã chứng minh nước Mỹ có thể đạt được vị thế “cửa trên” trong nhiều vấn đề quốc tế một phần vì Mỹ không hề đơn độc.

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, liên minh xuyên Đại Tây Dương là cốt lõi của địa - chính trị toàn cầu. Những thắng lợi mà Mỹ thu được từ cuộc chiến là khi có các đồng minh châu Âu và LHQ đứng về phía họ. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất dưới sự ủng hộ của châu Âu và LHQ là một thành công lớn đối với Mỹ giai đoạn năm 1991 và đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ cho nước Mỹ sau thời điểm đó.

Ở chiều ngược lại, cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003 không được LHQ và nhiều đồng minh châu Âu ủng hộ, đã trở thành một thảm họa lớn đối với Washington. Cuộc chiến tranh tại Iraq đã tiêu tốn của Mỹ hơn 800 tỷ USD, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn binh sĩ và hủy hoại hình ảnh nước Mỹ trên trường thế giới.

Trở lại câu chuyện với Iran, giới phân tích nhận định, nếu Mỹ muốn thành công trong việc kiềm chế Iran, thì Washington cũng không thể hành động đơn độc. Hơn hết, Mỹ cần sự hỗ trợ của châu Âu và sự ủng hộ của LHQ.

Cho đến nay, phong cách đối đầu trực diện của ông Trump đang tạo ra nhiều kẻ thù hơn năng lực đối phó của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mà không hề tham vấn các đối tác châu Âu. Bản thân các đồng minh châu Âu cũng đang cảm thấy không hài lòng với những động thái đầy bất ngờ của chính quyền Trump.

Giới phân tích cũng cho rằng, Tổng thống Trump cần cẩn trọng trong việc lựa chọn kẻ thù của mình, khi phương châm đối đầu của ông Trump đang quay lưng lại với châu Âu và rõ ràng điều đó sẽ không đem lại lợi ích cho ông.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp gỡ các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels hồi giữa tháng Năm vừa qua để chia sẻ những thông tin tình báo về các mối đe dọa của Iran, các đối tác châu Âu lại bày tỏ sự quan ngại đến “vận mệnh” của thỏa thuận hạt nhân với Tehran hơn là các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu ở Vùng Vịnh. Các nhà lãnh đạo hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Mỹ kiềm chế tối đa và tránh leo thang quân sự với Iran.

vi sao my khong the don doc doi dau voi iran

Mỹ - Iran và câu chuyện Gibraltar: Phép thử nhờ mập mờ

TGVN. Cả trên thực tế lẫn trong khẩu chiến, căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ - Iran đều leo thang mức độ. Tổng thống ...

Gây sức ép bất thành

Chính sách gây sức ép của Mỹ, áp dụng đối với cả Iran và châu Âu, dường như đang đưa đến những hậu quả tiêu cực. Trong nỗ lực nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran, Chính phủ Đức, Pháp và Anh đã triển khai một phương tiện thanh toán đặc biệt có tên gọi Instex nhằm hỗ trợ trao đổi thương mại giữa Iran và châu Âu và tìm cách giúp Iran giảm nhẹ tác động từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Trung Quốc và Nga cũng thể hiện lập trường ủng hộ Tehran, khi cả hai nước đều là đối tác thương mại của Iran và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Mỹ. Trong khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng nhằm cô lập Iran, nước Mỹ cũng đang đối mặt với tình trạng biệt lập của riêng mình.

Trong khi đó, Iran đang tỏ ra thiếu kiên nhẫn và trở nên bất chấp hơn bao giờ hết. Điều đó cho thấy nước Cộng hòa Hồi giáo này không hề nao núng trước lời đe dọa của ông Trump.

Trong diễn biến gần đây, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo rằng Iran sẽ bắt đầu làm giàu uranium ở bất kỳ mức độ nào mà Tehran mong muốn, trong khi phía châu Âu đang phải chạy đua với thời gian để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Không cùng chí hướng

Rõ ràng, Mỹ cần bạn bè khi đối đầu với Iran, song châu Âu hiện không cùng chung chí hướng với Washington. Ngay khi Mỹ thông báo tăng cường lực lượng tới Trung Đông để đối phó với những mối đe dọa từ Iran, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini đã tuyên bố rằng châu Âu rất muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran.

EU cảm thấy ngày càng xa cách khi Mỹ liên tục thực hiện các hành động đơn phương, như rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hay thừa nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Bên cạnh đó, ông Trump đã thể hiện thái độ phớt lờ vai trò của NATO khi cho rằng liên minh quân sự này đã lỗi thời, đồng thời ủng hộ việc Anh rời khỏi EU.

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang rơi vào thế bế tắc và chưa có lời giải phù hợp, Mỹ rất cần sự ủng hộ của châu Âu và cộng đồng quốc tế để đưa Tehran trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, thái độ cứng rắn của ông Trump dường như đã phản tác dụng.

Tờ Arab News nhận định, Tổng thống Trump nên trân trọng liên minh xuyên Đại Tây Dương với châu Âu, vì đó vốn là “xương sống” trong quyền lực tối cao mà Mỹ đã đạt được trong các vấn đề khu vực và thế giới, cũng như để đảm bảo giữ các đồng minh châu Âu đứng về phía Mỹ trong bất kỳ động thái nào chống lại Iran.

“Cho đến nay, Iran đã thành công trong việc chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân của các quyết định đơn phương và bất hợp lý của ông Trump. Điều đó càng cho thấy, Mỹ khó có thể ‘đơn đả độc đấu’ với Iran nếu không có sự ủng hộ của các đồng minh châu Âu” – tờ Arab news cho hay.

vi sao my khong the don doc doi dau voi iran

Tổng thống Trump khuyên Iran 'nên cẩn trọng'

Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khuyên Iran “nên cẩn trọng”, vài giờ sau khi Tehran tuyên bố sẽ nhanh chóng gia tăng hoạt ...

vi sao my khong the don doc doi dau voi iran

Donald Trump với thế giới: Quyền biến giữa bất biến và khả biến

TGVN. Ứng xử của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nước và đối tác là một bức tranh với quá nhiều tương phản. Vậy ...

vi sao my khong the don doc doi dau voi iran

Trừng phạt dầu mỏ mới là mục tiêu của Tổng thống Trump

Theo tờ Wall Street Journal, khả năng Mỹ khai chiến chống lại Iran khó có thể xảy ra, nhưng đối với Washington, các biện pháp ...

(theo Arab news, TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động