Thế giới thời Covid-19: Những rạn nứt và sự lung lay của trật tự quốc tế

TGVN. Trật tự quốc tế - di sản từ sau Thế chiến II - sẽ còn lại gì sau cuộc khủng hoảng toàn cầu mang tên đại dịch Covid-19? Thế giới địa chính trị tiếp sau đó sẽ khác biệt ra sao so với trước kia? Vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra câu trả lời.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Tổng thống Hàn Quốc: Dịch Covid-19 khiến thế giới thiệt hại nghiêm trọng như 'Thế chiến III'
the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Kinh tế thế giới hậu Covid-19: Những cú sốc chưa từng có, giới chuyên gia bi quan
the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te
Đại dịch Covid-19 đã lan khắp các lục địa, gây ra những xáo trộn nghiêm trọng cho trật tự thế giới. (Nguồn: QT)

Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ khi thế giới biết về chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) bắt nguồn từ Trung Quốc. Đại dịch đã lan khắp các lục địa, gây ra những xáo trộn nghiêm trọng cho trật tự thế giới. Nó cho thấy một sự gia tăng tàn bạo của các xu hướng vốn đã xuất hiện trước cuộc khủng hoảng, hay nói đúng hơn là các rạn nứt thực sự.

Mỹ thu mình

Đại dịch Covid-19 bùng phát đúng lúc diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và kéo theo đó là thảm họa kinh tế đã khiến nước Mỹ càng thu mình lại. Tổng thống Donald Trump quay lưng lại với châu Âu và từ chối bất kỳ sự hợp tác quốc tế nào. Khác với Tổng thống tiền nhiệm Barak Obama, người đã tham gia cuộc chiến chống virus Ebola năm 2014, ông Trump quyết định ngừng đóng góp của Mỹ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu vì đại dịch Covid-19.

Covid-19 cũng phơi bày lỗ hổng của mô hình chính trị xã hội Mỹ: 22 triệu người thất nghiệp, người dân không có bảo hiểm y tế, hệ thống y tế công không đầy đủ, một quốc gia bị chia rẽ, sự bất lực của Nhà Trắng, Tổng thống xung đột với các thống đốc bang... Mỹ giảm uy tín trên trường quốc tế.

Trung Quốc "tấn công"

Với sự táo bạo và tốc độ khiến các nước phương Tây choáng váng, Trung Quốc ngay khi kiểm soát được dịch Covid-19 ở Vũ Hán đã phát động một cuộc "tấn công" ngoại giao nhân đạo trên toàn thế giới. Càng ngày càng tỏ rõ tham vọng, Trung Quốc chưa bao giờ triển khai các nỗ lực một cách mạnh mẽ như vậy, dựa vào các lô hàng khẩu trang và thiết bị y tế được tuyên truyền rộng rãi trên các mạng xã hội phương Tây.

Các đại sứ quán và các cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của các chính phủ châu Âu và thúc đẩy khái niệm "Con đường tơ lụa y tế", được đưa ra năm 2017. Hoạt động của Trung Quốc ban đầu đã đạt được một số hiệu quả trong bối cảnh phương Tây đang lúng túng với đại dịch. Tuy nhiên, một cuộc phản công đang hình thành. Tổng thống Trump không bỏ lỡ cơ hội tấn công Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh đã trì hoãn thông báo với thế giới về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 giữa người với người và đã "thao túng" WHO.

Tin liên quan
the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Ngoại trưởng Pháp: Covid-19 gia tăng rạn nứt ngoại giao toàn cầu, Trung Quốc phải 'tôn trọng' EU

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng công khai đặt câu hỏi về tính xác thực của các số liệu mà Trung Quốc công bố về mức độ dịch bệnh và thông tin về nguồn gốc của virus, cũng như đòi hỏi Trung Quốc phải minh bạch hơn.

Đặc biệt, họ rất tức giận trước việc Bắc Kinh đã khai thác về mặt chính trị những khó khăn của châu Âu. Việc cung cấp khẩu trang cho châu Âu được Bắc Kinh khuếch trương, trong khi lờ đi những viện trợ từ Liên minh châu Âu (EU) cho Trung Quốc hồi tháng 2/2020, khi Trung Quốc đang ở đỉnh dịch.

Hiện giờ, có hai yếu tố quyết định cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn và chiến thắng trong cuộc đua tìm kiếm vaccine.

Châu Âu bị thách thức về sự đoàn kết

Trên bình diện y tế, chính trị và kinh tế, EU đã không được chuẩn bị để đối mặt với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, thậm chí còn đánh giá thấp mức độ dịch bệnh trong thời gian đầu. EU cũng vắng mặt khi dịch bệnh bùng phát ở miền Bắc Italy. Các quốc gia thành viên đã thiếu đoàn kết khi Rome (Italy) và Madrid (Tây Ban Nha) kêu gọi giúp đỡ.

Biên giới Schengen đóng cửa, Đức và Pháp thực hiện các biện pháp cấm xuất khẩu thiết bị y tế, vi phạm các quy tắc thị trường nội khối. Rõ ràng, đối với mỗi chính phủ, khi bảo vệ công dân của mình, quốc gia được coi là người bảo vệ chứ không phải EU.

Sau những tuần đầu tiên bất động, các tổ chức châu Âu đã nối lại hoạt động để giúp các quốc gia thành viên đối mặt với hậu quả của việc đóng cửa nền kinh tế kéo dài. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, công việc khó nhất vẫn ở phía trước. Liệu EU và khu vực đồng euro có giải được bài toán mới này hay không?

Tuy vậy, một số quốc gia như Đức, Áo, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, vùng Scandinavia và Trung Âu đã xử lý tốt khủng hoảng y tế. Như vậy, mô hình Nhà nước phúc lợi, điểm nhấn của các xã hội châu Âu, đã làm tròn vai trò của mình.

Toàn cầu hóa bị đặt dấu hỏi

Trước đại dịch, toàn cầu hóa đã bị buộc tội phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng bất bình đẳng và phá hủy tầng lớp trung lưu ở các nước phát triển. Trong đại dịch, toàn cầu hóa một lần nữa bị cho là có lỗi trong việc thiếu thốn trang thiết bị y tế, gây cản trở sự chăm sóc bệnh nhân ở phương Tây.

Sự bất hợp lý của các chuỗi giá trị đã khiến các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc cung cấp khẩu trang và máy thở, phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ trong sản xuất thuốc. Tự chủ công nghiệp y tế được đưa trở lại vào chương trình nghị sự của mỗi quốc gia.

Tin liên quan
the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Giữa dịch Covid-19, Mỹ cắt tài trợ WHO: Lợi bất cập hại

Quản trị toàn cầu thất bại

WHO đã thất bại nghiêm trọng, thể hiện qua việc trì hoãn cảnh báo đại dịch toàn cầu. Nhóm G7 đã hoạt động không hiệu quả, cho dù Pháp nỗ lực kích hoạt đòn bẩy Mỹ. Nhóm G20 chỉ giới hạn trong một thỏa thuận đồng ý cho 76 quốc gia đang phát triển hoãn trả nợ cho đến cuối năm nay.

Cuộc khủng hoảng mang tính tàn phá và phản xạ bảo hộ của các quốc gia đã kích hoạt sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, chống lại chủ nghĩa toàn cầu. Chủ nghĩa đa phương được bảo vệ trước đại dịch đã trở nên rất yếu ớt hiện nay, ngay cả khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thể chứng minh vai trò hữu ích trong việc hỗ trợ cho thế giới mới nổi.

Nhân tố quốc tế mới gia tăng

Sự phong tỏa của một nửa thế giới đã tạo nên chiến thắng của kỹ thuật số. Cuộc sống sau phong tỏa chắc chắn sẽ là cơ hội của ngành công nghệ này, khi việc kiểm soát cá nhân bằng kỹ thuật số được áp dụng để đảm bảo an ninh sức khỏe.

Những “gã khổng lồ” trên mạng Internet ngày càng quan trọng hơn đối với hoạt động xã hội kinh tế. Quỹ Bill và Melinda Gates đã đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực y tế tại các nước đang phát triển. Quỹ này trở thành nhân tố hàng đầu sau khi Mỹ ngừng đóng góp cho WHO, còn người sáng lập ra Microsoft là nhà tài trợ lớn thứ hai.

Bill Gates đã cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của một đại dịch ngay từ năm 2015. Quỹ của ông đã đóng góp 250 triệu USD cho cuộc chiến chống Covid-19, nghiên cứu về vaccine và phác đồ điều trị.

Không có gì là cố định, mọi thứ đều có thể thay đổi. Điều chắc chắn duy nhất tại thời điểm này là một loại virus toàn cầu đã tấn công nghiêm trọng các nền tảng, vốn đã bị lung lay, của trật tự quốc tế được xây dựng từ thế kỷ XX.

the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Khi giá dầu là đầu câu chuyện

TGVN. Trong những ngày tới, bên cạnh Covid-19, giá dầu thế giới sẽ là tâm điểm của thế giới, sau khi giảm mạnh, rơi xuống mức ...

the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Thế giới sau dịch Covid-19 (kỳ 3): Ngoại giao thời dịch bệnh

TGVN. Dịch Covid-19 đưa lại những thay đổi gì trong ngoại giao? Ngoại giao đóng vai trò thế nào ở thời kỳ trong và sau ...

the gioi thoi covid 19 nhung ran nut va su lung lay cua trat tu quoc te Báo châu Á: Việt Nam sẽ là quốc gia thắng lợi lớn thời kỳ hậu Covid-19

TGVN. Tờ Asia Times cho rằng, dịch bệnh Covid-19 dù tạo ra những thách thức nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho Việt ...

Thu Hiền (theo Le Monde)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Đề nghị OECD phối hợp cùng Việt Nam tập trung triển khai hai trọng tâm hợp tác quan trọng

Đề nghị OECD phối hợp cùng Việt Nam tập trung triển khai hai trọng tâm hợp tác quan trọng

Chiều 2/5 theo giờ địa phương, tại Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann.
Vietlott 3/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/5, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/5 - xổ số Vietlott Mega 3/5. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 3/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 3/5/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 3/5. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 3/5/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 3/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 3/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 3/5/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Hấp dẫn giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên quốc tế Việt Nam tại Đại học Monash

Hấp dẫn giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên quốc tế Việt Nam tại Đại học Monash

Giải bóng đá sinh viên Việt Nam tại đại học Monash (MVISC Cup 2024) kết thúc tốt đẹp tại sân bóng đá Đại học Monash cơ sở Clayton, bang Victoria.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động