TIN LIÊN QUAN | |
Chủ nghĩa bảo hộ Mỹ sẽ đe dọa Australia như thế nào? | |
APEC Peru 2016: Tổng thống Peru kêu gọi chống chủ nghĩa bảo hộ |
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AP) |
Theo Thủ tướng Merkel, một bài học điển hình và đáng nhớ là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vốn xuất phát từ nước Mỹ. Khi đó, để vượt qua cuộc khủng hoảng này, các nước lớn đã hợp tác nhằm hướng tới những quy định chung, những quy tắc của thị trường tài chính. Nhưng việc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đẩy thế giới đến một nguy cơ khủng hoảng mới.
Bà Merkel nhấn mạnh: "Tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng, sẽ có nhiều thuận lợi khi cùng nhau tiến về phía trước, thay vì mỗi bên tự tìm cách giải quyết vấn đề theo quan điểm của mình. Với tư cách là những nhà lãnh đạo của nhóm G20, chúng ta phải cùng tìm giải pháp cho những thách thức đang phải đối mặt".
Đồng thời, bà Merkel cũng tuyên bố sẽ tìm kiếm đối thoại với ông Trump trong vấn đề này. "Tôi nghĩ, bằng cách làm việc này, chúng ta sẽ đối thoại với Tổng thống mới của Mỹ”, bà Merkel nói.
Cùng chia sẻ ý kiến với bà Merkel, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cảm thấy "thật khó hiểu" trước việc ông Trump tăng cường bảo hộ để chống lại việc nhập khẩu, ví dụ như từ Trung Quốc hay Mexico. Ông Steinmeier thậm chí đã so sánh ông Trump với những người theo đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), hay những người vận động để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Người nhập cư vào Đức giảm mạnh Những người tị nạn đến Đức năm ngoái đã giảm 2/3 so với năm 2015, với khoảng 280.000 người. |
Nước Đức: Khi niềm tin bị đánh cắp Người dân Đức ứng phó với khủng hoảng, khủng bố với một tâm thế hoàn toàn khác so với nhiều nơi trên thế giới. |
Chiến thắng của ông Trump và số phận các FTA với Mỹ Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump luôn lấy chủ nghĩa bảo hộ làm trọng tâm và ... |