Thượng đỉnh G7: Không còn là “café hòa tan”

Minh Vương
TGVN. Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng nhiều tuyên bố, đề xuất táo bạo của ông đã khiến Hội nghị Thượng đỉnh các nước phát triển (G7) trở nên thú vị, song cũng khó đoán hơn rất nhiều. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Pháp bác tin mời Tổng thống Iran tham dự hội nghị thượng đỉnh G7
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Tổng thống Putin sẽ thăm Pháp trước thềm thượng đỉnh G7
thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan
Tổng thống Mỹ Donald Trump giữa vòng vây lãnh đạo các nước thành viên G7 tại Canada tháng 6/2018. (Nguồn: Time)

Khi nhắc đến G7, người Việt Nam sẽ nhớ đến hai thứ: Một là café hòa tan, hai là Hội nghị Thượng đỉnh thường niên quy tụ các nước phát triển trên thế giới, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy và Canada.

Thú vị thay, hai khái niệm tưởng chừng xa vời này đã có lúc giống nhau. Cũng như café hoà tan dễ dàng tan trong nước nóng chỉ sau vài lần khuấy, hầu hết các ý tưởng được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 từ năm 2016 trở về trước đều “xuôi chèo mát mái”, với Mỹ là người dẫn dắt.

Hương vị mới Donald Trump

Tuy nhiên, sự yên bình đó đã chấm dứt vào năm 2017, với sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Taormina (Italy), ông chủ Nhà Trắng đã phá vỡ tiền lệ khi thể hiện bất đồng quan điểm trong nhiều vấn đề, nổi bật là thương mại và biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện rõ trong Văn kiện chung, với trích đoạn: “Mỹ đang trong quá trình xem xét là chính sách về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, do đó không tham gia đồng thuận trong những vấn đề này”. Ông Trump cũng tập trung chỉ trích thâm hụt thương mại của Mỹ giữa các nước thành viên, đặc biệt là Đức, khiến Thủ tướng Angela Merkel “nóng mặt”, khẳng định chỉ trích của ông Trump là “không phù hợp” và sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo Mỹ về vấn đề này.

Tuy nhiên, rõ ràng là thảo luận giữa hai bên đã không diễn ra suôn sẻ. Bất đồng về quan hệ thương mại giữa Mỹ và các thành viên còn lại một lần nữa được đẩy lên cao trào tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2018 tại Charlevoix, La Malbaie (Canada), với bức ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng lãnh đạo các nước G7 “bao vây” Tổng thống Donald Trump với thái độ gay gắt. Đáp lại, người đứng đầu Nhà Trắng đã có phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề thương mại, trước khi đột ngột rời G7 về nước sớm, từ chối ký vào bản thỏa thuận chung.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2019 diễn ra từ ngày 24 – 26/8 tại thành phố Biarritz, vùng Nouvelle-Aquitane (Pháp) dự kiến sẽ không là ngoại lệ. Những tuyên bố “gây sốc” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chuyến thăm “tình cờ” của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Pháp vài ngày trước G7 cùng quan hệ thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Mỹ và các nước thành viên hứa hẹn một Thượng đỉnh đầy sóng gió.

Một G7 rất khác

Không sóng gió sao được, khi thế giới đang tiếp tục xoay vần nhanh và khó lường – chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, Liên minh châu Âu (EU) chênh vênh trước Brexit, chủ nghĩa dân tuý tiếp tục “tung hoành” tại châu Âu, an ninh mạng cùng sự trỗi dậy của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đang ngày một kiểm soát, với nhiều điểm nóng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thiếu vắng hai ông lớn Nga và Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cho từng đó vấn đề là bất khả thi, nhất là khi Mỹ đang cho thấy khác biệt quan điểm ngày một lớn với các quốc gia còn lại.

Vấn đề đầu tiên trong số đó chính là chủ nghĩa bảo hộ và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Quãng thời gian “ăn miếng trả miếng” trên mọi lĩnh vực giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến thị trường tài chính thế giới chịu nhiều quả đắng. Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump đang nắm thế chủ động và cần tìm kiếm một thoả thuận thương mại có lợi, lấy đó làm bàn đạp cho chiến dịch tái tranh cử sắp tới, Mỹ sẽ chưa dừng bước.

Song đòn thương chiến của Washington không chỉ dừng lại ở Bắc Kinh và đang có dấu hiệu được áp dụng đối với các quốc gia khác, dù đó có là đồng minh chiến lược hay truyền thống. Ngay cả nước chủ nhà G7 là Pháp cũng đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu thuế xuất khẩu rượu vang, sau khi Paris áp thuế 3% đối với các mặt hàng điện tử nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến các tập đoàn công nghệ Mỹ. Điều các nước thành viên G7 khi đó có thể làm chỉ là hạn chế tối đa thiệt hại về lợi ích.

Thứ hai, tương lai của Brexit và EU sẽ là một trọng tâm lớn tại Hội nghị lần này. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp tân Thủ tướng Anh Boris Johnson trên đường đến G7 và dự kiến thảo luận về Brexit không thoả thuận. Nếu thành hiện thực, việc London tách khỏi Brussels mà không đạt được một “hợp đồng ly hôn” sẽ giáng đòn chí mạng vào tương lai của khối, khi các trụ cột của EU đều đang có những vấn đề riêng. Với Đức, đó là vấn đề người nhập cư và bồi dưỡng người kế nhiệm Thủ tướng Angel Merkel. Với Pháp, đó là ổn định chính phủ và thu phục lòng người sau phong trào biểu tình Áo vàng. Với Italy, đó là thiết lập một chính phủ mới sau khi liên minh cầm quyền tan rã, Thủ tướng Giuseppe Conte từ chức.

Thứ ba, các vấn đề toàn cầu, từ kiểm soát nền kinh tế số, an ninh mạng, sự trỗi dậy của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia tới biến đổi khí hậu nhiều khả năng cũng sẽ được thảo luận tại sự kiện lần này, song khó tìm được mẫu số chung. Đặc biệt, về biến đổi khí hậu, kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước COP21, Pháp đã trở thành quốc gia dẫn dắt trong vấn đề này. Thượng đỉnh G7 trên đất Pháp có thể là nơi Tổng thống Mỹ và người đồng cấp nước chủ nhà đụng độ một lần nữa.

Thứ tư, G7 Biarritz có thể thảo luận về các điểm nóng, trong đó, tình hình Ukraine, Syria và Iran sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trước thềm G7, Tổng thống Donald Trump từng ngỏ ý muốn mời Nga quay lại G7 vào năm sau và không đối mặt với quá nhiều sự phản đối. Tuy nhiên, điều đó chỉ được cân nhắc một khi đối thoại hoà bình giữa Kiev và Moscow được khởi động và đạt được tiến triển cụ thể. Căng thẳng giữa Nga - Ukraine khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều và khả năng Moscow quay lại G7 vẫn tiếp tục bị bỏ ngỏ.

Giao tranh giữa phe thân Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria đang nóng lên từng giờ, song điều mà các nước G7 có thể làm chỉ là kêu gọi các bên kiềm chế, tuân thủ Thoả thuận Sochi tháng 9/2018 và ngừng bắn.

Song Iran lại là một câu chuyện khác. Trong số các quốc gia G7, chỉ có Anh thể hiện sự ủng hộ đối với Chiến dịch Người Bảo vệ của Mỹ tại Eo biển Hormuz. Nhật Bản dè chừng, còn Pháp và Đức từ chối và tiếp tục mục tiêu thuyết phục Iran tuân thủ Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA). Khác biệt này có thể khiến cho vấn đề Iran một lần nữa nóng lên tại G7 Biarritz sắp tới.

Với thực trạng như vậy, Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Pháp từ 24 – 26/8, thay vì là một diễn đàn để các nước phát triển tìm kiếm điểm chung, xây dựng chính sách trong thế giới đầy biến động, lại trở thành nơi cạnh tranh giữa Mỹ và những người “từng là bạn”.

Sự khác biệt này có thể khiến “cốc café” G7 không còn hòa tan, mất đi cái “chất” mượt mà vốn có, song lại tạo nên một hương vị mới rất riêng, rất thú vị.

Minh Vương

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Tổng thống Pháp mời Thủ tướng Ấn Độ tham dự hội nghị G7 với tư cách khách mời đặc biệt

Trang mạng Times Now ngày 10/6 đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công ...

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Pháp mời Ấn Độ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7

Theo Đại sứ Pháp tại New Delhi (Ấn Độ) Alexander Ziegler, nước này với tư cách là Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước công ...

thuong dinh g7 khong con la cafe hoa tan Bất đồng với EU, Ngoại trưởng Mỹ không dự hội nghị với Ngoại trưởng G7

Ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ không tham dự hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 trong tuần ...

Bài viết cùng chủ đề

Thượng đỉnh G7

Xem nhiều

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động