Thượng đỉnh liên Triều: Bắt đầu sứ mệnh khó khăn của Hàn Quốc

Nếu coi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 trong năm nay là cơ hội để Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thực hiện sứ mệnh "cầu nối" hòa giải nhằm khôi phục đối thoại Mỹ-Triều Tiên về phi hạt nhân hóa, thì có thể nói ông đã hoàn thành được một nửa nhiệm vụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc Cuộc sống hai miền Nam - Bắc Triều Tiên có gì khác nhau?
thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc Thượng đỉnh liên Triều: Xây dựng "Tổ quốc mới" với 80 triệu dân

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, lần đầu tiên vạch ra một lộ trình cụ thể hơn về phi hạt nhân hóa, trong đó đề cập khả năng đóng cửa vĩnh viễn cơ sở hạt nhân Yongbyon, thể hiện thiện chí của Triều Tiên, đồng thời cũng là tín hiệu tích cực cho tiến trình giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. 

thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn:AFP)

Tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lần đầu tiên nhất trí về phương thức phi hạt nhân hóa và đồng ý để các thanh sát viên quốc tế tới bãi thử tên lửa của nước này. Sứ mệnh khó khăn còn lại của Tổng thống Hàn Quốc là làm sao thuyết phục chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng đi tiếp con đường hòa giải và hợp tác với Triều Tiên để thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên nói riêng và toàn khu vực Đông Bắc Á nói chung.

Đây là một bước tiến dài so với thỏa thuận thượng đỉnh Singapore giữa Mỹ và Triều Tiên, bởi dù được xem là lịch sử, mở ra một lối thoát cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, song văn kiện được ký tại Singapore bị đánh giá là còn quá chung chung, chưa bao gồm một lộ trình hay thời gian biểu nào cụ thể cho việc thực hiện các mục tiêu chung về phi hạt nhân hóa và hòa bình.

Qua cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba trong năm 2018, lãnh đạo hai miền đã phác thảo những nét mới, cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề "phi hạt nhân hoá hoàn toàn, có thể kiểm chứng và ko thể đảo ngược.” 

Bình Nhưỡng đề xuất các bước đi mới gồm đóng cửa bãi phóng thử tên lửa tầm xa Dongchang-ri dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế, và quan trọng hơn, phá hủy hoàn toàn cơ sở hạt nhân chủ chốt Yongbyon nếu Mỹ cũng có các hành động thiện chí tương xứng. 

Bãi thử động cơ tên lửa và phóng tên lửa Dongchang-ri là cơ sở chính chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Triều Tiên, được cho là có khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ. Trong khi đó, bãi thử hạt nhân Yongbyon là nơi Triều Tiên chế tạo bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H), loại bom có sức công phá lớn gấp nhiều lần bom nguyên tử (bom A).

Có thể nói các đề xuất mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã mở lối để Washington và Bình Nhưỡng cùng tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, vốn bế tắc trong hơn 3 tháng qua kể từ cuộc gặp Mỹ-Triều lịch sử tại Singapore ngày 12/6. 

thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp ở Singapore. (Nguồn: Nhà Trắng)

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump từng tỏ rõ thái độ sẵn sàng ký một hiệp định hòa bình với Triều Tiên, song yêu cầu Bình Nhưỡng trước đó phải có bước đi “có ý nghĩa” nhằm phi hạt nhân hóa. 

Vì thế những cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể là động thái "chìa cành ôliu" cho Mỹ, đồng thời thông qua những tuyên bố này, Bình Nhưỡng đang giành thế chủ động và "đá quả bóng trách nhiệm" sang phần sân của Mỹ.

Phản ứng bước đầu của Mỹ sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều cũng truyền đi những thông điệp tích cực. Tổng thống Trump đánh giá đây là "tin tức rất tốt lành,” còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo  cho biết đại diện của nước này và Triều Tiên sẽ gặp nhau tại thủ đô Vienna (Áo) để đàm phán "trong thời gian sớm nhất có thể." 

Đây được coi là bước đánh dấu sự khởi đầu các cuộc đàm phán nhằm thay đổi mối quan hệ Mỹ-Triều, trong bối cảnh một chuyến thăm của ông Pompeo tới Triều Tiên vào tháng 8 đã bị hủy bỏ với lý do chưa đạt tiến bộ về phi hạt nhân hóa.

Khó khăn lớn nhất lúc này thu hẹp khác biệt giữa Mỹ và Triều Tiên trong việc thực hiện lộ trình phi hạt nhân hóa, vốn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bế tắc trong đàm phán Mỹ-Triều. 

Cho tới nay, Mỹ vẫn khăng khăng đòi Triều Tiên phải giải giáp hạt nhân trước, trong khi Bình Nhưỡng yêu cầu sớm ký hiệp định hòa bình chấm dứt tình trạng chiến tranh. Cách tiếp cận khá cứng rắn của những nhân vật “diều hâu” trong chính quyền Tổng thống Trump, nhất là Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, khiến dư luận nghi ngờ Mỹ khó có "những bước đi tương ứng" để đáp lại thiện chí của Triều Tiên. Khả năng Mỹ nhượng bộ Triều Tiên vì thế cũng rất xa vời.

Tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới đang tạo ra những trở ngại nhất định, bởi cán cân quyền lực ở Mỹ sau cuộc bầu cử này hiện vẫn là ẩn số.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong cán cân quyền lực ở hai viện Quốc hội, theo hướng đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát, đều có thể làm suy yếu sức mạnh chính trị của Tổng thống Trump, ảnh hưởng tới triển vọng thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, việc Triều Tiên tuyên bố chờ đợi chính quyền Mỹ có “các bước đi đáp lại" được xem là một cách đặt điều kiện, mà trong bối cảnh giữa Washington và Bình Nhưỡng chưa tạo dựng được lòng tin, biện pháp này khó có hiệu quả. 

Cũng có thể hiểu đây là cách để Triều Tiên thể hiện rõ hơn lập trường của mình, rằng mọi sự nhượng bộ đều phải từ hai phía. Không ít ý kiến lo ngại Bình Nhưỡng chỉ đưa ra một số nhượng bộ để giảm sức ép quốc tế và hưởng viện trợ kinh tế. 

Trước thực tế rằng Triều Tiên lâu nay vẫn coi vũ khí hạt nhân là sự bảo đảm an ninh, thậm chí bảo đảm sự tồn vong của chế độ, nếu không có các bước đi cụ thể, trực tiếp và rõ ràng từ phía Mỹ, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn toàn có thể lại lâm vào tình trạng "giậm chân tại chỗ". Điều quan trọng là Mỹ và Triều Tiên phải giảm bớt những đòi hỏi của mỗi bên trên bàn đàm phán.

Việc nối lại các cuộc đối thoại Mỹ-Triều luôn có vai trò quyết định đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bởi đây là biện pháp chính để hai bên có thể xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, bế tắc trong đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên để thực hiện các cam kết phi hạt nhân hóa cho thấy trên thực tế bất đồng giữa các bên còn quá lớn. 

Cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ, vì thế đang được xem là "phép thử" trong mục tiêu thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và đây sẽ là thử thách đối với ông Moon Jae-in.

thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc Đảng phái Hàn Quốc phản ứng trái chiều về tuyên bố chung liên Triều

​Các đảng phái Hàn Quốc ngày 19/9 đã đưa ra phản ứng trái ngược nhau về tuyên bố chung mới nhất sau các cuộc hội ...

thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc Bình luận của Báo TG&VN: Buồn vui lẫn lộn sau thượng đỉnh liên Triều lần thứ Ba

Cuộc hội ngộ tại Bình Nhưỡng giữa lãnh đạo hai miền sẽ mang lại bước tiến lớn trong quan hệ Hàn – Triều, song có ...

thuong dinh lien trieu bat dau su menh kho khan cua han quoc "Kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên"

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà khách quốc gia Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng sau lễ ký tuyên bố chung kết thúc ...

(theo CNBC)

Đọc thêm

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/4): Nga mạnh mẽ, cơn sốt vàng lan sang giới trẻ Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của Mỹ chậm lại

Nga tăng trưởng mạnh mẽ, châu Âu khởi động điều tra ứng dụng Lite của TikTok (Trung Quốc)… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động