Thượng đỉnh liên Triều, Mỹ - Triều: Đầu có xuôi, đuôi mới lọt

Triều Tiên đã bày tỏ cam kết “hoàn tất phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên không đi kèm với các điều kiện nào, nhưng Washington vẫn tỏ ra thận trọng và duy trì “sức ép tối đa” với Bình Nhưỡng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot Đằng sau danh hiệu “Đệ nhất phu nhân” Triều Tiên
thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hoá hoàn toàn và vô điều kiện

Ngày 19/4, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định rằng các thỏa thuận về phi hạt nhân hóa, thiết lập một chế độ hòa bình và bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Triều Tiên và Mỹ sẽ không khó để đạt được thông qua hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tuần tới, và hội nghị sau đó đã được lên kế hoạch giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đàm phán đầy rủi ro

Phát biểu với lãnh đạo các công ty truyền thông Hàn Quốc, ông Moon nói: “Tôi không cho rằng việc phi hạt nhân hóa có ý nghĩa khác nhau đối với Hàn Quốc và Triều Tiên. Triều Tiên đang bày tỏ sự quyết tâm hoàn tất phi hạt nhân hóa. Họ không đề cập đến bất kỳ điều kiện nào mà Mỹ không thể chấp nhận, như việc yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Tất cả những gì họ nói đến là việc chấm dứt các chính sách thù địch chống lại Triều Tiên và sau đó là sự đảm bảo an ninh”.

thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot
Người dân Hàn Quốc xem tin tức về cuộc gặp gỡ liên Triều, Mỹ - Triều. (Nguồn: AP)

Phát biểu với hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ cho biết Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo đã gặp gỡ ông Kim trong tháng 4 này để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh được đề xuất với Tổng thống Trump và thông báo rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên không yêu cầu việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc là điều kiện tiên quyết để tiến hành hội nghị. Tuy nhiên, quan chức giấu tên này cho biết mặc dù ông Kim để ngỏ đàm phán về “phi hạt nhân hóa”, nội dung này vẫn chưa được xác định và có thể chỉ là trò “lừa bịp” bởi nó cần tới một lộ trình và cơ chế thanh tra.

Triều Tiên đã lên tiếng bảo vệ các chương trình hạt nhân và tên lửa của họ như biện pháp răn đe cần thiết chống lại sự thù địch của Mỹ, bất chấp sự chỉ trích và các lệnh trừng phạt của quốc tế. Trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã nói rằng họ sẽ xem xét từ bỏ kho vũ khí hạt nhân nếu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc và rút lại cái gọi là chiếc ô hạt nhân của Mỹ cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ngày 18/3, ông Trump - người đã thông báo kế hoạch gặp gỡ ông Kim vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 trong cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ để tìm cách thuyết phục ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân - tái khẳng định cam kết “vững chắc” của Mỹ duy trì chiếc ô đó. Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump nói rằng cam kết của Mỹ để bảo vệ Nhật Bản “thông qua các khả năng quân sự toàn diện của Mỹ” là rất “vững chắc”.

Phải đến khi Tổng thống Moon gặp gỡ nhà lãnh đạo Kim vào tuần tới và sau đó, khi ông Kim gặp gỡ Tổng thống Trump vào tháng 5 hay tháng 6, thì những người ngoài cuộc mới có thể biết được ý định của Triều Tiên. Cho đến khi đó, các nhà lãnh đạo vẫn cần đưa ra các tuyên bố cẩn trọng để định hình các cuộc đàm phán đầy rủi ro của mình.

Cuộc gặp được mong chờ từ lâu

Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Moon và ông Kim vào ngày 27/4 tới là cuộc gặp lần thứ 3 trong lịch sử giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên. Ông Moon - người theo quan điểm tự do với cam kết xích lại gần Triều Tiên bất luận bị buộc phải đưa ra lập trường cứng rắn trước các vụ thử vũ khí của Triều Tiên năm ngoái - đang mong chờ có được hội nghị thành công và mở đường cho ông Kim và ông Trump giải quyết các bất đồng sâu sắc về hành động theo đuổi vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua.

Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Kim coi cuộc gặp với ông Trump như một cách để khẳng định tính hợp pháp của cương vị lãnh đạo của ông và của chương trình hạt nhân mà ông đã xây dựng bất chấp sự chỉ trích và các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhiều người cho rằng khó có khả năng Triều Tiên đánh đổi các vũ khí hạt nhân họ rất vất vả mới có được mà không nhận lại những gì họ muốn.

Cần một khởi đầu tốt từ cuộc gặp liên Triều

Theo trang mạng politifact.com, trước thông tin Giám đốc CIA Mike Pompeo đã tới Triều Tiên, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã đưa ra một số cảnh báo. Ông nói: “Chúng ta nên ủng hộ các biện pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột Triều Tiên kéo dài nhiều thập kỷ qua. Đó là lý do tại sao Mỹ nên theo đuổi cơ hội ngoại giao, bao gồm đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta vẫn chưa nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên đang sẵn sàng thực hiện các biện pháp cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa”.

thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot
Ngày 19/4, Tổng thống Moon Jae-in cho biết Triều Tiên bày tỏ cam kết phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên một cách vô điều kiện. (Nguồn: AP)

Các nhân viên của ông Schumer nhấn mạnh rằng với việc nhắc đến các biện pháp cụ thể, ông Schumer ám chỉ các bước đi xác thực, trái ngược với những phát biểu mơ hồ. Hiện tại, Triều Tiên mới chỉ đưa ra một động thái rõ ràng. Họ nói rằng họ sẽ không thử bom và tên lửa trong lúc các cuộc đàm phán diễn ra. Scott Snyder, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói: “Điều này tách biệt hoàn toàn với việc phi hạt nhân hóa và không cho thấy rõ ý định phi hạt nhân. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy sự sẵn sàng bắt đầu lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân. So với 6 tháng trước đây, Triều Tiên đang thể hiện sự sẵn sàng đàm phán thay vì thái độ né tránh đàm phán”.

Trước đó, ngày 18/4, Hàn Quốc thông báo rằng họ đang xem xét làm thế nào để thay đổi hiệp định đình chiến trong nhiều thập kỷ qua với Triều Tiên thành một thỏa thuận hòa bình trong lúc họ chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều trong tháng này. Ông Moon nói rằng ông nhận thấy khả năng đạt được một thỏa thuận hòa bình, hay thậm chí sự viện trợ của quốc tế cho nền kinh tế Triều Tiên, nếu nước này phi hạt nhân hóa.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định hội nghị thượng đỉnh liên Triều vẫn “còn nhiều hạn chế”, mà ở đó hai miền Triều Tiên có thể không đạt được tiến triển nào tách biệt với hội nghị Mỹ - Triều, và có thể không đạt được một thỏa thuận để vượt qua các lệnh trừng phạt quốc tế. Ông Moon nói: “Trước tiên, hội nghị thượng đỉnh liên Triều phải đạt được bước khởi đầu tốt, và cuộc đối thoại giữa hai miền phải được duy trì sau khi chúng ta nhận thấy các kết quả từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều”.

thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot Ông Kim Jong-un bàn chiến lược đối thoại trước hai cuộc gặp thượng đỉnh

Truyền thông Triều Tiên ngày 10/4 đưa tin nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp đảng Lao động ...

thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot K-pop gắn kết hai miền Triều Tiên

Chương trình biểu diễn K-Pop, giao lưu võ thuật,... tại Bình Nhưỡng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh liên Triều được xem là một động ...

thuong dinh lien trieu my trieu dau co xuoi duoi moi lot Khai màn thượng đỉnh liên Triều có thể được truyền hình trực tiếp

Ngày 5/4, phái đoàn hai miền Triều Tiên đã bắt đầu cuộc thảo luận cấp chuyên viên để bàn bạc về nghi thức ngoại giao, ...

(theo Reuters/AP/Politifact.com)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng.
Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada nhập khẩu vào Mỹ.
Top 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới

Top 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới

Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất ô tô điện có doanh số cao nhất thế giới từ đầu 2024 đến hết quý III, Tesla dẫn đầu với gần 1,3 ...
Libya đánh dấu mốc quan trọng khi mở cuộc bầu cử hội đồng thành phố, tỷ lệ đi bỏ phiếu đáng ngạc nhiên, cộng đồng quốc tế vui mừng khen ngợi

Libya đánh dấu mốc quan trọng khi mở cuộc bầu cử hội đồng thành phố, tỷ lệ đi bỏ phiếu đáng ngạc nhiên, cộng đồng quốc tế vui mừng khen ngợi

Ủy ban Bầu cử quốc gia tối cao Libya đã tổ chức thành công cuộc bầu cử hội đồng thành phố giai đoạn một tại 58 thành phố trên khắp ...
Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Phát động Cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Phát động Cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Công dân và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, độ tuổi từ 14 trở lên đều có quyền tham gia cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa ...
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động