TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại trưởng Mỹ: Chương trình định cư của Israel đe dọa hòa bình Trung Đông | |
Ai Cập giải thích hoãn bỏ phiếu nghị quyết về Palestine-Israel |
Kết quả này đã mở ra hy vọng cho tiến trình hòa giải dân tộc ở quốc gia Trung Đông này.
Đồng ý thành lập chính phủ Palestine đoàn kết
Ngày 19/1, Hamas và Fatah đã đồng ý thành lập một chính phủ đoàn kết mới sau các cuộc đàm phán sâu rộng tại thủ đô Moscow, Nga.
Các thỏa thuận chung đã được công bố 3 ngày sau khi các cuộc đàm phán bắt đầu ngày 17/1 dưới sự bảo trợ của Nga giữa đại diện của phong trào Fatah có trụ sở tại Bờ Tây cũng như Hamas và Jihad có trụ sở ở Dải Gaza và các phe phái khác. Nga đang nỗ lực giải quyết xung đột giữa các phe phái Palestine trong khuôn khổ nhóm Bộ Tứ hòa bình Trung Đông bao gồm cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc (LHQ).
Từ trái sang: quan chức của Fatah, ông Azzam al-Ahmad,Abed al-Hafeez Nofal, Đại sứ Palestine tại Moscow và Phó Chủ tịch Bộ chính trị của phong trào Hamas Moussa Abu Marzouk tại Moscow ngày 17/1. (Nguồn: AFP) |
Quan chức của Fatah, ông Azzam al-Ahmad cho biết các bên "đã đạt được thỏa thuận, theo đó trong vòng 48 giờ, chúng tôi sẽ kêu gọi Tổng thống Mahmoud Abbas khởi động tham vấn về việc thành lập một chính phủ". Ông Abbas, người đứng đầu phong trào Fatah, sẽ tiến hành các cuộc tham vấn dưới tư cách là Tổng thống của chính quyền Palestine.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Bộ chính trị của phong trào Hamas Moussa Abu Marzouk đánh giá chính phủ đoàn kết là "công cụ hiệu quả nhất để giải quyết chia rẽ giữa các nhóm Palestine", coi đây là "trách nhiệm để thúc đẩy các giải pháp, trong đó có việc tổ chức các cuộc bầu cử ở Bờ Tây và Dải Gaza một cách tự do và dân chủ". Quan chức này nói thêm rằng thỏa thuận giữa Fatah và Hamas nhằm thống nhất Palestine mang lại "chiến thắng cho tất cả các bên".
Căn nguyên bất đồng
Bất đồng giữa Fatah và Hamas đã tồn tại từ lâu bởi một bên là cánh chính trị lớn nhất của Palestine và một bên là cánh vũ trang mạnh nhất của Palestine. Hamas với sức mạnh vũ trang của mình đã luôn tìm kiếm ảnh hưởng lớn trên chính trường Palestine và khu vực, song lại không thể thực hiện được điều đó dưới thời của cố Tổng thống Yasser Arafat. Khi cố Tổng thống Arafat còn lãnh đạo Fatah, uy tín trong nội bộ và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế của ông đã khiến Hamas chỉ luôn đứng bên ngoài tiến trình chính trị của Palestine.
Việc Tổng thống Arafat qua đời tháng 11/2004 đã bỏ lại một khoảng trống quyền lực lớn, khiến chính quyền do Fatah kiểm soát khi đó không tìm ra được gương mặt có đủ uy tín để thay thế. Người dân Palestine, sau nhiều năm kiên nhẫn sống chung với bạo lực để kiên trì đường lối thương lượng, đã quay sang ủng hộ đường lối vũ trang của Hamas. Nhờ vậy, Hamas đã chiếm được ngôi vị lãnh đạo Palestine.
Mâu thuẫn thực sự bắt đầu với việc Fatah, vượt qua Hamas, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1/2006. Hamas kiểm soát Dải Gaza trong khi Fatah đặt trụ sở ở Bờ Tây. Kể từ đó, việc thành lập nên một chính phủ Palestine gồm cả Fatah và Hamas đã lâm vào bế tắc. Phải đến ngày 8/2/2007, tại thành phố Mecca của Saudi Arabia, Fatah và Hamas đã ký “Tuyên bố Mecca”, một thỏa thuận toàn diện về việc thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc tại Palestine.
“Tuyên bố Mecca” quy định rõ việc phân chia quyền lực giữa hai phong trào Fatah và Hamas cũng như cương lĩnh hành động của chính phủ sẽ được thành lập sau đó. Thế nhưng thực tế, chính phủ đoàn kết được thành lập sau đó luôn đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Thực tế đã cho thấy chính phủ đoàn kết chỉ là kết quả của những nỗ lực không xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc mà chỉ là giải pháp tạm thời nhằm chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu giữa Fatah và Hamas. Từ khi chính phủ đoàn kết thành lập, quan hệ giữa Hamas và Fatah chưa lúc nào yên ả do bất đồng trong việc phân chia một số ghế quan trọng trong chính phủ. Mâu thuẫn cứ thế tích tụ và bùng phát thành những cuộc xung đột vũ trang, từ đó càng khoét sâu thêm mối thù hận giữa hai phái.
Việc thống nhất Palestine đã được người dân mong đợi từ lâu. (Nguồn: World Bulletin) |
Bất đồng ngày càng gia tăng khi dưới sức ép của Mỹ và phương Tây, các nguồn viện trợ trực tiếp cho chính quyền Palestine bị phong tỏa. Thêm vào đó, Israel càng siết chặt bao vây an ninh, kinh tế, khiến chính quyền do Fatah đứng đầu không có khả năng chi trả lương cho công chức Chính phủ. Chiến dịch phong tỏa và cấm vận kinh tế của Israel và các nước phương Tây đã đẩy Palestine đến bên bờ một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Tình thế khó khăn đã khiến các cánh vũ trang trong không thể kiềm chế, dẫn đến đổ lỗi cho Fatah không đủ tư cách lãnh đạo.
Tìm lời giải cho bài toán đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề quá khó đối với Palestine. Tuy nhiên, trước những lệnh cấm vận tài chính của Mỹ và phương Tây, phong trào Fatah và phong trào Hamas đã đồng ý gác lại bất đồn” để cùng nhau thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc Palestine. Vào tháng 5/2011, dưới sự trung gian của Ai Cập, hai phong trào này đã đạt được một thỏa thuận đoàn kết với việc nhất trí thành lập chính quyền kỹ trị chuyển tiếp và tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 5/2012. Nhưng rồi, kể từ đó, phần lớn các điều khoản trong thỏa thuận này lại không được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra cũng trong khoảng thời gian này, quan hệ giữa Hamas và Fatah còn xấu đi bởi sự bất đồng quan điểm trong cách tiếp cận với Israel.
Nhưng sau sự kiện Palestine được ĐHĐ LHQ nâng cấp quy chế từ "thực thể quan sát viên" lên thành "nhà nước quan sát viên" vào ngày 29/11/2012 đã khiến Hamas và Fatah có nhiều động thái xích lại gần nhau hơn. Ngày 9/1/2013, tại thủ đô Cairo của Ai Cập, Tổng thống Abbas và thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas ở dải Gaza Khaled Meshaal đã có cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong suốt 18 tháng và đạt được nhất trí tái khởi động các nỗ lực nhằm giải quyết những bế tắc lâu nay. Ngày 24/4/2014, Fatah và Hamas đã ký thỏa thuận hòa giải. Sau thỏa thuận này, hai bên đã thành lập một chính phủ đoàn kết, tuy nhiên Fatah đã đơn phương hủy bỏ vào tháng 6/2015 vì cho rằng thỏa thuận kém hiệu quả và Hamas không "cho phép chính phủ đoàn kết hoạt động ở Dải Gaza".
Tín hiệu tích cực cho tiến trình hòa giải dân tộc ở Palestine nhằm chấm dứt nhiều năm đối địch khi ngày 17/2/2016, các lãnh đạo của Fatah và Hamas đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc tại cuộc đối thoại ở Qatar.
Tuy nhiên, ngày 19/6, Hamas và Fatah đã thất bại trong cuộc đàm phán nhằm thực thi thỏa thuận hòa giải được ký năm 2014.
Cộng đồng quốc tế hy vọng rằng, việc phong trào Fatah và Hamas đồng ý thành lập chính phủ đoàn kết sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng chính quyền Palestine thống nhất.
LHQ kêu gọi viện trợ 547 triệu USD cho người Palestine Ngày 20/12, Liên hợp quốc (LHQ) đã phát động chiến dịch đóng góp viện trợ 547 triệu USD cho 1,6 triệu người ở các vùng ... |
Kỷ niệm Ngày Quốc tế đoàn kết với nhân dân Palestine Việt Nam luôn mong muốn phát triển, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Nhà nước Palestine trên nhiều lĩnh ... |
Triển vọng hòa bình Trung Đông trở nên xa vời Căng thẳng giữa Israel và Palestine tiếp tục gia tăng khi Quốc hội Israel thông qua dự luật sơ bộ về nhà định cư ở ... |