'Ông ấy ngày càng cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thất vọng. Một trong những điều ông Trump hay hỏi là: 'Ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?' (Nguồn: Reuters) |
Ông Trump cô đơn và thất vọng sau quyết định luận tội lần 2 của Hạ viện
Ngày 13/1, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua nghị quyết về điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump, theo đó cáo buộc ông chủ Nhà Trắng kích động bạo loạn chống chính phủ, qua đó, ông Trump trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị luận tội 2 lần.
Washington Post dẫn lời các nguồn tin nắm rõ tình hình cho hay, ông Trump đã rất tức giận khi bị luận tội lần 2 và tỏ ra gay gắt với lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell vì để ngỏ khả năng bỏ phiếu để kết tội tại Thượng viện.
Bên cạnh đó, ông Trump vẫn nói với các cố vấn rằng, ông không tin mình sẽ bị cách chức trước khi hết nhiệm kỳ vào ngày 20/1 tới.
Theo Washington Post, một số cố vấn lâu năm của ông Trump, trong đó có bà Kellyanne Conway, nói rằng: "Ông ấy ngày càng cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thất vọng. Một trong những điều ông Trump hay hỏi là: 'Ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'" (Washington Post)
TIN LIÊN QUAN | |
Dân chủ Mỹ qua sự kiện ngày 6.1: Xảy chuyện nên lộ diện |
Dốc bầu tâm sự sau khi trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội 2 lần
Ngày 13/1, các tài khoản mạng xã hội của Nhà Trắng đã chia sẻ đoan video ghi lại bài phát biểu dài 5 phút của Tổng thống Trump ở Phòng Bầu dục, trong đó, ông chủ Nhà Trắng không hề đề cập vụ luận tội mà chỉ tập trung lên án bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1.
Ông Trump nói: "Tôi muốn khẳng định rõ rằng, tôi dứt khoát lên án hành vi bạo lực mà chúng ta chứng kiến hồi tuần trước. Bạo lực và phá hoại tuyệt đối không có chỗ đứng trong đất nước chúng ta..."
Theo ông chủ Nhà Trắng, bạo lực đám đông đi ngược lại mọi thứ ông tin tưởng và "mọi thứ mà phong trào của chúng tôi đại diện. Không có người ủng hộ nào của tôi thực sự có thể tán thành bạo lực chính trị".
Trong đoạn video, nhà lãnh đạo khẳng định đã tìm cách ngăn bạo lực và cố gắng đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực có thể diễn ra "an toàn và không có sự cố". Ông Trump cũng kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết vì lợi ích của đất nước. (Reuters, AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Chính sách Nam Á của Mỹ: Lần hiếm hoi ông Biden cùng phe với ông Trump |
Yếu tố Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ
Mới đây, chính quyền Tổng thống Trump vừa giải mật chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đó, khẳng định, một Ấn Độ hùng mạnh sẽ đóng vai trò “đối trọng” với Trung Quốc.
Theo Economic Times, chiến lược này sẽ tăng cường năng lực của Ấn Độ thông qua các kênh ngoại giao, tình báo và quân sự, để New Delhi có thể “bắt tay” với các quốc gia cùng chí hướng khác, gồm Australia và Nhật Bản, làm đối trọng với Trung Quốc và duy trì năng lực đối phó với các thách thức từ Bắc Kinh như hoạt động khiêu khích ở biên giới.
Tài liệu cũng tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân và làm việc với Ấn Độ để thúc đẩy các cải cách kinh tế trong nước.
Mục tiêu của chiến lược này là thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ để “duy trì an ninh hàng hải và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam và Đông Nam Á cũng như các khu vực khác mà hai bên cùng quan tâm”.
Cũng theo tài liệu trên, Mỹ muốn giúp Ấn Độ trở thành bên đảm bảo an ninh trong khu vực, củng cố quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với New Delhi “dựa trên một quân đội Ấn Độ hùng mạnh có thể hợp tác hiệu quả” với Mỹ và các đối tác trong khu vực. (Economic Times)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga-Trung Quốc 'liên thủ' đối đầu Mỹ ở Ấn Độ Dương? |
EU kêu gọi Israel dừng kế hoạch xây dựng khu tái định cư Bờ Tây
Theo trang tin Euobserver.com, ngày 13/1, người phát ngôn về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Peter Stano đã hối thúc Israel ngừng xây dựng các khu định cư bất hợp pháp ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng của Palestine, cho rằng hành động này vi phạm luật pháp quốc tế.
“Lập trường của EU vẫn không thay đổi, các khu định cư là bất hợp pháp theo luật quốc tế và là một trở ngại nghiêm trọng đối với các nỗ lực nối lại tiến trình hòa bình”, ông Stano nêu rõ.
Trước đó hôm 11/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ra lệnh cho các cơ quan cấp dưới phê duyệt dự án xây dựng 800 căn hộ mới dành cho người Do Thái ở khu vực Bờ Tây. (Euobserver)
TIN LIÊN QUAN | |
Vũ khí Mỹ và sự 'biến tấu' trong quân đội Israel |
840 nhà khoa học Iran kêu gọi phá hủy bất cứ tàu chiến hay máy bay Mỹ
ARS News đưa tin, 840 nhà khoa học Iran đã gửi thư đến Tư lệnh hàng không vũ trụ Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) Ali Hajizadeh, kêu gọi IRGC phá hủy các máy bay, đặc biệt là B-52 và các tàu chiến Mỹ nếu chúng xâm phạm biên giới nước này.
Trong lá thư, 840 giáo sư từ các trường đại học nhận định, Mỹ "có sức mạnh trống rỗng và được thổi phồng bởi truyền thông Phương Tây, Do Thái và Arab". Vì vậy, họ đề nghị tướng Hajizadeh "phá vỡ hình ảnh không có thật và được thêu dệt này".
Lá thư được gửi đi 1 tuần sau khi Mỹ đưa 2 máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông, động thái được xem là nhằm phô diễn sức mạnh của không quân Washington. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ lại trừng phạt các cá nhân và thực thể Iran, dính dáng cả Đại giáo chủ Khamenei |
Iran bắt đầu nghiên cứu nhiên liệu từ kim loại uranium
Ngày 13/1, trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Kazem Gharibabadi cho biết, nước này đã bắt đầu hoạt động nghiên cứu một loại nhiên liệu dựa trên kim loại uranium được cải tiến cho Lò phản ứng Nghiên cứu Tehran.
Uranium tự nhiên sẽ được sử dụng để sản xuất kim loại uranium trong giai đoạn đầu tiên. Ông Gharibabadi khẳng định, Iran đã cung cấp thông tin của nghiên cứu tới IAEA. Cơ quan này đã tiến hành thanh tra, song không tiết lộ thêm thông tin chi tiết. (THX)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga: Có vẻ Ngoại trưởng Mỹ muốn làm thêm điều gì đó để tổn thương Iran |
Hàn Quốc kêu gọi Qatar hỗ trợ giải quyết vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu
Ngày 14/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choi Jong-kun đã kêu gọi Qatar hỗ trợ trong việc giải cứu ngay một tàu Hàn Quốc, cùng với thủy thủ đoàn đang bị phía Iran bắt giữ.
Thông điệp trên được ông Choi Jong-kun đưa ra trong cuộc gặp Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani và Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại Soltan bin Saad Al-Muraikhi để thảo luận các vấn đề song phương tại Doha ngày 14/1.
Ngoại ra, ông Choi Jong-kun đã thảo luận về một loạt các vấn đề song phương với các quan chức Qatar, đặc biệt là liên quan đến việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phát triển năng lượng và vận tải biển. (Yonhap)
TIN LIÊN QUAN | |
Hành động 'đa hướng', Hàn Quốc quyết giải cứu tàu chở dầu bị Iran bắt giữ, thuyền viên Việt Nam vẫn khỏe mạnh |
Đoàn chuyên gia WHO đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2
Ngày 14/1, nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ trách điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Coivd-19, đã đến thành phố Vũ Hán ở miền Trung của Trung Quốc.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, nhóm chuyên gia của WHO sẽ thực hiện một cuộc điều tra kéo dài nhiều tuần, trong khi THX đưa tin, các nhà khoa học của WHO sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal cùng ngày đưa tin, Trung Quốc đã từ chối cho 2 thành viên trong nhóm điều tra nhập cảnh sau khi họ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo thông tin từ WHO, hai nhà khoa học nói trên hiện vẫn đang ở Singapore để hoàn tất các xét nghiệm liên quan đến Covid-19, trong khi 13 thành viên khác của nhóm chuyên gia quốc tế đã tới thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. (AFP, Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Cập nhật Covid-19 ngày 14/1: Anh, Đức ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất kể từ đầu dịch; Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ áp đặt phong tỏa trở lại |
Trung Quốc và Philippines ký hợp đồng xây cầu vượt biển ở Davao
Ngày 14/1, Trung Quốc và Philippines đã ký hợp đồng xây dựng một cây cầu vượt biển ở thành phố Davao, miền Nam Philippines. Đây là dự án hàng đầu trong chương trình "Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng" của Philippines.
Trong một thông cáo báo chí, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết, dự án cầu Đảo Samal-Thành phố Davao trị giá khoảng 400 triệu USD và là một trong những dự án hợp tác quan trọng giữa hai chính phủ.
Dự án gồm một cây cầu hai chiều bốn làn xe dài 3,86 km nối Thành phố vườn đảo Samal với Thành phố Davao qua eo biển Pakiputan, trong đó, cầu chính dài 1,62 km được thiết kế theo kết cấu dây văng.
Dự kiến, cây cầu sẽ được khởi công vào nửa đầu năm 2021 và sẽ hoàn thành sau 60 tháng thi công.
Chính phủ Trung Quốc và Philippines sẽ sớm khởi động đàm phán thỏa thuận cho vay của dự án nói trên. (THX)
| Tin thế giới 13/1: Quân đội Mỹ lên tiếng về bạo loạn, Bộ Ngoại giao bất ngờ ngừng thăm ngoại giao; Ấn Độ nói suy giảm lòng tin vào Trung Quốc TGVN. Tình hình ông Trump và nước Mỹ hậu bạo loạn Đồi Capitol, quan hệ Mỹ-Trung-Ấn, dự án Dòng chảy phương Bắc 2, tình hình ... |
| Tương lai vũ khí hạt nhân Mỹ dưới thời ông Joe Biden TGVN. Tương lai của vũ khí hạt nhân, thứ được coi là vũ khí chiến lược, “bảo vật” của xứ cờ hoa, sẽ đi về ... |
| Bạo loạn Đồi Capitol: EU coi là cuộc tấn công 11/9 của mạng xã hội, Đệ nhất phu nhân Melania lần đầu lên tiếng TGVN. Ngày 11/1, Ủy viên phụ trách vấn đề công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton cho biết, cuộc tấn công vào ... |