Tin thế giới 14/6: Nga thừa nhận tình hình không dễ dàng, Tổng thống Ukraine nói 'thiệt hại kinh hoàng'; Australia ra điều kiện với Trung Quốc

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, lùm xùm quanh việc các nước châu Âu muốn gia nhập EU và NATO, quan hệ Trung Quốc-Australia, tình hình Bán đảo Triều Tiên và Trung Đông là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 14/6: Nga thừa nhận tình hình không dễ dàng, Tổng thống Ukraine nói 'thiệt hại kinh hoàng'; Australia ra điều kiện với Trung Quốc
Hình ảnh vệ tinh cho thấy cây cầu bắc qua sông Siverskyi Donets nối hai thành phố Lysychansk (do Ukraine kiểm soát) và Severodonetsk đã bị phá hủy. (Nguồn: Maxar)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Ukraine tuyên bố Severodonetsk vẫn chưa bị phong tỏa, mặc dù cây cầu thứ 3 bắc qua sông Siverskyi Donets nối hai thành phố Lysychansk (do Ukraine kiểm soát) và Severodonetsk đã bị phá hủy.

Ngày 14/6, người đứng đầu chính quyền thành phố Oleksandr Stryuk cho biết, quân đội Ukraine "tiếp tục bảo vệ thành phố" và có giao tranh suốt ngày đêm, đồng thời nói thêm rằng, tình hình tại tiền tuyến "thay đổi hàng giờ".

Trong khi đó, Thống đốc khu vực Luhansk Sergiy Gaiday cho biết, các lực lượng Nga đã bắn vào nhà máy hóa chất Azot của thành phố Severodonetsk cũng như cố gắng bao vây các đơn vị của quân đội Ukraine.

Quan chức này cũng thừa nhận Moscow đã kiểm soát "hơn 70%" thành phố và được được tăng cường "hai nhóm tiểu đoàn chiến thuật".

* Thiệt hại của Ukraine: Ngày 13/6, theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trận chiến tại Severodonetsk đã gây ra thiệt hại "kinh hoàng" về người đối với quân đội Ukraine.

Bên cạnh đó, nói rằng quân đội nước này cần thêm vũ khí tầm xa, Tổng thống Zelensky nêu rõ: "Chúng tôi có đủ vũ khí. Những gì chúng tôi không có đủ là vũ khí thực sự đạt đến phạm vi mà chúng tôi cần để giảm thiểu lợi thế của thiết bị từ Liên bang Nga". (AFP)

* Anh sẽ làm tất cả để giải cứu binh lính tại Donbass: Ngày 14/6, Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố sẽ làm mọi thứ cần thiết để đảm bảo hoạt động giải cứu hai công dân Anh bị chính quyền ủy nhiệm của Nga ở Donbas, miền Đông Ukraine, kết án tử hình.

Khi được hỏi bà đã sẵn sàng đàm phán trực tiếp với chính quyền vùng ly khai Donetsk hay chưa, Ngoại trưởng Truss nhấn mạnh: "Tôi sẽ làm những gì hiệu quả nhất và tôi không có ý định thông báo công khai chiến lược chi tiết... Con đường tốt nhất là thông qua người Ukraine". (Reuters)

* Mỹ muốn xung đột ở Ukraine kết thúc bằng đàm phán dù "không nhận thấy sự sẵn sàng đối thoại từ phía Nga", theo lời người phát ngôn Nhà Trắng Jean-Pierre ngày 13/6.

Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn củng cố vị thế của Kiev trong các cuộc đàm phán và "sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine để bảo vệ nền dân chủ của họ".

Trước đó, cùng ngày, Phó Trợ lý thứ nhất của Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Derek Hogan cho biết, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine khoảng 1,5 tỷ USD mỗi tháng để hỗ trợ cho hoạt động của chính phủ. (AP, Teller Report)

* Tổng thống Zelensky kêu gọi Thủ tướng Đức ủng hộ Ukraine hết mình, đồng thời phải quyết định về việc "không thể có sự đánh đổi giữa Ukraine và các mối quan hệ với Nga”.

Truyền thông đưa tin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi có kế hoạch thăm Kiev vào ngày 16/6, song chưa có xác nhận từ chính quyền các nước này.

Tờ Bild ra ngày 13/6 dẫn lời Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk cho hay, ông hy vọng Thủ tướng Đức sẽ đem tới Kiev một cam kết rõ ràng về vấn đề quy chế thành viên của quốc gia Đông Âu trong EU cũng như một gói viện trợ quân sự mới bao gồm xe tăng Leopard-1 và xe bọc thép Marder do Đức sản xuất.

TIN LIÊN QUAN
Trước tin Thủ tướng Đức có thể tới thăm, Ukraine tranh thủ gửi hy vọng: Hãy mang đến viện trợ quân sự, ủng hộ gia nhập EU

Châu Âu

* Nga đang đối mặt với tình huống đầy thách thức, theo lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/6.

Ông nêu rõi: "Tình hình không dễ dàng, nhiều khả năng nó có thể được coi là khó khăn trong điều kiện cuộc chiến kinh tế chưa từng có (do các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Moscow)".

Tuy nhiên, quan chức Điện Kremlin cũng cho hay, tình hình này đang thúc đẩy Nga và các đối tác hữu nghị tìm kiếm những phương thức hợp tác, cơ chế hợp tác và cơ chế thanh toán quyết toán tài chính mới, trong khi vai trò của các đồng tiền dự trữ như USD và Euro chắc chắn sẽ yếu đi.

Bên cạnh đó, ông Peskov nhấn mạnh, "việc loại bỏ Nga ra khỏi đời sống quốc tế là hoàn toàn vô vọng và thực sự là không thể. Và tốc độ phát triển của Nga trong những tháng qua đã làm nổi bật rõ ràng điều đó". (TASS)

* Hạm đội Nga tập trận chống không kích ở Thái Bình Dương, đẩy lùi một cuộc không kích của máy bay địch giả định.

Tham gia tập trận có thủy thủ đoàn các tàu hộ tống của Hạm đội Thái Bình Dương gồm Sovershenny, Gromky và Anh hùng LB Nga Aldar Tsydenzhapov.

Cuộc tập trận diễn ra theo kế hoạch huấn luyện chiến đấu của Hạm đội tại một khu vực thuộc Thái Bình Dương. Các mục tiêu giả định được mô phỏng bằng kỹ thuật điện tử. (Sputnik)

* Bulgaria nêu điều kiện để Bắc Macedonia gia nhập EU: Theo hãng tin BTA, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev ngày 13/6 đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel, trong đó nhà lãnh đạo Bulgaria nêu điều kiện để Bắc Macedonia có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Theo Tổng thống Radev, Skopje cần tuân thủ các tiêu chí Copenhagen, tôn trọng quyền của người Bulgaria ở Bắc Macedonia, các hành động cụ thể nhằm chấm dứt lời lẽ kích động thù địch, bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của Bulgaria.

Khẳng định sẵn sàng đối thoại với Bắc Macedonia và chờ đợi những kết quả cụ thể, ông Radev nhấn mạnh sự cần thiết phải có các cơ chế rõ ràng và tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá tiến bộ thực tế của Skopje trong quá trình hội nhập châu Âu, duy trì các tiêu chuẩn và nguyên tắc dân chủ của EU.

* Gruzia phản đối Ukraine gia nhập EU "không theo trật tự": Theo Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili, nước này xứng đáng được trao tư cách ứng cử viên EU trước Ukraine và Moldova. (APA)

* Czech cáo buộc Nga sử dụng nhiều cơ sở ngoại giao sai mục đích: Thứ trưởng Ngoại giao Czech Martin Dvorak tuyên bố, ông nghi ngờ một số cơ sở của Nga tại nước này không được sử dụng cho mục đích ngoại giao và vi phạm Công ước Vienna. Do đó, phía Czech muốn đánh thuế đối các công trình này. (CT)

* Anh quyết bảo vệ dự luật sửa đổi về Bắc Ireland: Ngày 14/6, Ngoại trưởng Anh Liz Truss nhấn mạnh, London đang hành động một cách hợp lý trong việc công bố dự luật, trong đó đề xuất đơn phương xem xét lại toàn bộ thỏa thuận thương mại hậu Brexit mà London đã ký về Bắc Ireland.

Theo nhà ngoại giao Anh, "giải pháp của chúng tôi không làm cho EU trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hoàn toàn không có lý do gì khiến EU phải phản ứng theo hướng tiêu cực với những gì chúng tôi đang làm".

Trước đó, hôm 13/6, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cảnh báo, EU sẽ có hành động pháp lý chống lại Anh và mở ra các vụ kiện mới nhằm bảo vệ thị trường chung EU trước rủi ro từ việc vi phạm các quy định về doanh nghiệp, đảm bảo sức khỏe và an toàn của người dân trong khối. (Reuters)

* Bồ Đào Nha, Anh nhất trí NATO cần tăng chi tiêu quân sự: Ngày 13/6, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã hội đàm với người đồng cấp Anh Boris Johnson tại London trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Madrid, dự kiến diễn ra vào ngày 29-30/6.

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng chi tiêu quân sự trên toàn liên minh và cho rằng, cần hợp tác nhiều hơn nữa về phát triển thiết bị quốc phòng để đảm bảo hội nhập hơn trong NATO.

Cả hai Thủ tướng đều hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. (Sputnik)

* Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thỏa hiệp về vấn đề Phần Lan, Thụy Điển: Theo Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo Recep Tayyip Erdogan sẽ nói trước Thượng đỉnh NATO rằng, Ankara "không thỏa hiệp lập trường của mình đối với các quốc gia ủng hộ khủng bố và các tổ chức khủng bố".

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Thụy Điển đã thực hiện hai bước quan trọng để giải quyết lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ là "bắt đầu thay đổi luật chống khủng bố và sẽ đảm bảo rằng, khuôn khổ pháp lý về xuất khẩu vũ khí sẽ phản ánh tình trạng tương lai của một thành viên NATO với những cam kết mới với các đồng minh". (Reuters)

* EU loại thêm một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT: Từ ngày 14/6, trong khuôn khổ gói trừng phạt tiếp theo chống lại Nga, EU đã loại các ngân hàng Sberbank, Rosselkhozbank và Ngân hàng Tín dụng Moscow khỏi Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Các ngân hàng nói trên cho biết, việc bị ngắt kết nối khỏi hệ thống này sẽ không gây tác hại đáng kể đến hoạt động ngân hàng và các ngân hàng này đã chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống như vậy. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Ngân hàng Nga nói gì khi bị EU ngắt kết nối với SWIFT?

Australia nhắc lại điều kiện cải thiện quan hệ với Trung Quốc:

Ngày 14/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Canberra để cải thiện quan hệ ngoại giao song phương.

Ông Albanese nhấn mạnh: “Đối thoại và thảo luận luôn là giải pháp hữu ích và đó là điều hai bên còn thiếu trong vài năm qua, nhưng cần phải có những bước đi cụ thể trong tương lai”.

Theo ông, Australia đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ thương mại và cam kết hướng tới một khu vực tự do và rộng mở, đồng thời kêu gọi chính phủ Trung Quốc làm điều tương tự.

Thủ tướng Australia cũng xác nhận đã trả lời điện chúc mừng ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc song không tiết lộ nội dung thư trả lời. (Bloomberg)

TIN LIÊN QUAN
Chính sách đối ngoại thận trọng của tân Thủ tướng Australia

Đông Bắc Á

* Triều Tiên sẵn sàng thử hạt nhân bất cứ lúc nào Chủ tịch Kim Jong-un quyết định, theo đánh giá của một quan chức giấu tên thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 14/6.

Theo quan chức này, Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận nhiều biện pháp đối phó khác nhau, trong đó có biện pháp thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hiện đang dấy lên đồn đoán Triều Tiên sắp thử hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017, giữa lúc có thông tin cho rằng, nước này đã hoàn tất công tác chuẩn bị liên quan tại bãi thử Punggye-ri - Đông Bắc Triều Tiên.

Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol từ chối bình luận về khả năng Triều Tiên sắp thử hạt nhân. (Yonhap)

* Mỹ sẵn sàng phản ứng khi Triều Tiên thử hạt nhân một cách nhanh chóng cùng các đồng minh, song đối thoại vẫn là một lựa chọn, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 13/6.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, nước này cùng các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc "đã chuẩn bị những điều chỉnh ngắn và dài hạn cho các lực lượng như một hình thức tương xứng".

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ lưu ý, Washington "không có ý định thù địch với Triều Tiên và sẽ tiếp tục tiếp cận Bình Nhưỡng bằng đường lối ngoại giao" song cũng sẽ gây sức ép cho tới khi Bình Nhưỡng thay đổi hướng đi. (AFP, Yonhap)

* Nhật-Hàn muốn hợp tác 'suôn sẻ': Ngày 14/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo bày tỏ hy vọng thông tin tình báo quân sự sẽ được chia sẻ một cách suôn sẻ trở lại với Hàn Quốc.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng nói rằng, nước này "muốn bình thường hóa Hiệp ước bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA) sớm nhất có thể cùng với sự cải thiện trong các mối quan hệ Hàn-Nhật".

Theo nhà ngoại giao Hàn Quốc, để "giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên, cần có một sự điều phối chính sách và chia sẻ thông tin giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ".

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cũng nêu bật tầm quan trọng của thỏa thuận, nhấn mạnh GSOMIA "củng cố quan hệ hợp tác và đối tác trong lĩnh vực an ninh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực". (Kyodo)

* Hàn Quốc kêu gọi hợp tác hướng tới tương lai với Nhật, Trung: Ngày 14/6, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ba bên giữa nước này với Trung Quốc và Nhật Bản, viện dẫn vị thế và tiềm năng của các cường quốc này trong khu vực.

Theo ông, nếu có thể tiếp tục hợp tác hướng tới tương lai, "đó sẽ là động lực quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng trên thế giới vượt ra ngoài khu vực Đông Á".

Trong các thông điệp bằng văn bản riêng rẽ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi tăng cường quan hệ ba bên vì hòa bình và phát triển khu vực, trong khi nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đề nghị tăng cường giao lưu nhân dân để tăng cường hiểu biết giữa ba quốc gia này. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ sẵn sàng phản ứng nhanh khi Triều Tiên thử hạt nhân, nói ‘không có ý định thù địch’

Trung Đông

* Chính phủ Israel đối mặt nguy cơ sụp đổ: Ngày 13/6, nghị sĩ thứ 2 của đảng Yamina Nir Orbach thông báo rời khỏi liên minh cầm quyền của của Thủ tướng Israel Naftali Bennett.

Trước đó, hồi đầu tháng 4, nghị sĩ Idit Silman thuộc đảng Yamina, người đứng đầu liên minh 8 đảng trong Quốc hội Israel, cũng bất ngờ tuyên bố từ chức và rời khởi liên minh cầm quyền.

Với hai sự "ra đi" này, chính phủ của Thủ tướng Israel trở thành chính phủ thiểu số trong Quốc hội. Ông Bennett mới đây thừa nhận, chính phủ của ông có thể sụp đổ trong vòng “một hoặc hai tuần”, trừ khi những nghị sĩ đã ra đi quay trở lại. (Times of Israel)

* Ngoại trưởng Pakistan chuẩn bị thăm Iran theo lời mời của người đồng cấp nước chủ nhà Hossein Amir Abdollahian, dự kiến diễn ra từ ngày 14-15/6.

Ông Zardari sẽ trao đổi quan điểm với người đồng cấp Iran về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, trong đó có quan hệ song phương về kinh tế và thương mại, kế hoạch Iran cung ứng điện cho Pakistan, thị trường biên giới, kết nối đường bộ và đường sắt, hỗ trợ người hành hương...

Hai bên cũng sẽ trao đổi về tình hình an ninh khu vực, tập trung vào Afghanistan và Nam Á. (Iran Press)

* Đặc phái viên Mỹ thảo luận về tranh chấp biên giới Israel-Lebanon: Ngày 13/6, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề năng lượng Amos Hochstein đã tới Beirut để gặp các quan chức Lebanon, thảo luận về tranh chấp biên giới trên biển giữa nước này với Israel xung quanh dự án phát triển một mỏ khí tự nhiên Karish.

Israel coi mỏ Karish “là một tài sản chiến lược của Nhà nước Israel, nằm trong lãnh thổ Israel, cách khu vực đàm phán giữa Israel và Lebanon vài km”.

Nhà nước Do Thái khẳng định sẽ không khai thác khí đốt từ khu vực tranh chấp nhưng "sẵn sàng bảo vệ địa điểm của giàn khoan". (Reuters)

* Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thăm chính thức Cyprus trong 3 ngày, từ 13/6. Ông Abbas sẽ có các cuộc gặp với Tổng thống Nicos Anastasiades và Ngoại trưởng Ioannis Kasoulides của nước chủ nhà.

Tháp tùng Tổng thống Abbas trong chuyến thăm lần này có Ngoại trưởng Riyad al-Maliki, Bộ trưởng Tình báo Majed Faraj và nhiều quan chức Palestine khác. (Times of Israek)

* Palestine yêu cầu Mỹ hoàn thành các cam kết trước chuyến thăm của Tổng thống Biden, dự kiến vào tháng 7.

Theo Jerusalem Post, các cam kết bao gồm việc mở lại Lãnh sự quán Mỹ tại Jerusalem bị chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đóng năm 2018, cũng như đưa Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Phái đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ tới thăm Ramallah do Trợ lý Ngoại trưởng Barbara Leaf dẫn đầu, cách đây vài ngày đã cam kết chuyển yêu cầu của Palestine tới Nhà Trắng. (Jerusalem Post)

Báo Anh: Chiến dịch của Nga ở Ukraine làm lộ ra điểm yếu trong NATO

Báo Anh: Chiến dịch của Nga ở Ukraine làm lộ ra điểm yếu trong NATO

Trong bài viết trên báo The Guardian của Anh ngày 13/6, nhà báo Simon Tisdall chỉ ra rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của ...

Phụ thuộc nhiên liệu, Mỹ rút ra bài học từ xung đột Nga-Ukraine

Phụ thuộc nhiên liệu, Mỹ rút ra bài học từ xung đột Nga-Ukraine

Ngày 13/6, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks cho biết, nước này đang phải đối mặt với “thách thức đáng kể về hậu cần” ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi hôm nay 30/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 29/3 - SXMN 29/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 29/3

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 29/3 - SXMN 29/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2023. kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. xổ số hôm nay 29/3. SXMN 29/3. XSMN ...
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động