Tin thế giới 14/8: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sớm thăm Nga, Nigeria ‘rục rịch’ cho chiến dịch tại Niger?

Minh Quân
Ukraine ngăn đợt tấn công Odessa, Nga cam kết một điều với Ấn Độ, hé lộ ứng viên Thủ tướng Hà Lan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.14) Bà Dilan Yesilgoz, Bộ trưởng Tư pháp Hà Lan sẽ tiếp quản đảng VVD và có thể là chức Thủ tướng sau khi ông Rutte rời chính trường vào tháng 11 tới. (Nguồn: ANP)
Bà Dilan Yesilgoz, Bộ trưởng Tư pháp Hà Lan tiếp quản đảng VVD và có thể là chức Thủ tướng khi ông Rutte rời chính trường sau cuộc bầu cử tháng 11 tới. (Nguồn: ANP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine bị cản trở xây dựng cầu phao gần Urozhainoye: Ngày 13/8, viết trên Telegram, người phát ngôn của Nhóm giao tranh phía Đông, ông Oleg Chekhov cho biết: “Nỗ lực của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) nhằm xây dựng cầu phao vượt sông Mokrye Yaly bị cản trở ở phía Tây Urozhainoye. Pháo binh (của chúng tôi) đã phá hủy cầu phao này. Ngoài ra, các đơn vị pháo binh đã nhắm vào một thành trì của những người theo chủ nghĩa dân tộc gần Makarovka và một trạm quan sát ở phía Bắc Priyutnoye”.

Theo ông Chekhov, các đơn vị tiền phương của Nhóm, được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay, đã tấn công các đơn vị của VSU đang tiếp tục nỗ lực triển khai lực lượng gần Urozhainoye và Staromayorskoye. Đồng thời, pháo binh Nga đã phá hủy một trạm radar phản công do Mỹ sản xuất ở phía Tây Bắc Novodoentsky.

Một hệ thống tên lửa chống tăng của Ukraine bị vô hiệu hóa bởi một quả bom thả từ máy bay không người lái (UAV) gần Novomikhailovka. Máy bay của Nhóm cũng tấn công khu vực triển khai của VSU gần Oktyabr và Staromayorsky. (TASS)

Tin liên quan
Báo Anh: NATO thất vọng về cuộc phản công của Ukraine; Kiev đổ lỗi cho phương Tây Báo Anh: NATO thất vọng về cuộc phản công của Ukraine; Kiev đổ lỗi cho phương Tây 'nhu nhược'

* Nga thông báo tiếp tục bắn hạ UAV của Ukraine: Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bắn hạ thêm 1 UAV của Ukraine trên bầu trời khu vực Belgorod thuộc miền Tây nước này. Theo thông cáo, UAV này bị phá hủy lúc 10 giờ tối giờ địa phương (tức 2h ngày 14/8 theo giờ Việt Nam). Bộ trên cho biết thêm: “Không có thương vong hay thiệt hại nào xảy ra”. Trước đó cùng ngày, Nga xác nhận bắn hạ 2 UAV khác của Ukraine trên bầu trời khu vực Belgorod. (TASS)

* Ukraine đẩy lui các cuộc tấn công tên lửa của Nga ở Odessa: Sáng ngày 14/8, VSU thông báo bắn hạ ba đợt tên lửa và UAV Nga tại Odessa. Viết trên Telegram, Bộ Tư lệnh tác chiến miền Nam của Ukraine nêu rõ: “Đối thủ đã triển khai ba đợt tấn công vào khu vực Odessa trong đêm qua với hai đợt UAV tấn công, tổng cộng 15 chiếc, cùng với 8 tên lửa Kalibr phóng từ biển”. VSU cho biết đã đẩy lui tất cả, song mảnh vỡ sau đó đã làm hư hại một ký túc xá sinh viên và một siêu thị ở Odessa, khiến 3 công nhân bị thương. (AFP)

* Ukraine chỉ trích hành động khiêu khích của Nga ở Biển Đen: Ngày 14/8, Bộ Ngoại giao Ukraine ra tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi chỉ trích mạnh mẽ hành động của Nga hôm 13/8 ở Biển Đen liên quan tới tàu chở hàng Thổ Nhĩ Kỳ ‘Sukru Okan’, đang trên đường tới cảng Izmail. Hải quân Nga đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, và các quy định khác của luật pháp quốc tế. Những hành động đó này phơi bày chính sách cố ý gây nguy hiểm đến quyền tự do hàng hải và an toàn vận chuyển thương mại ở Biển Đen”.

Trước đó, trang mạng quân sự Nga cho biết sáng ngày 13/8 (giờ địa phương) ở Tây Nam Biển Đen, tàu tuần tra của Hạm đội Biển Đen Nga “Vasily Bykov” phát hiện tàu chở hàng “Sukra Okan” đang hướng đến cảng Izmail của Ukraine. Do nghi ngờ vận chuyển hàng cấm, chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga đã yêu cầu tàu “Sukra Okan” dừng lại để kiểm tra, song thuyền trưởng của tàu hàng đã phớt lờ yêu cầu này. Do không chịu đáp lại, tàu tuần tra “Vasily Bykov” của Hải quân Nga đã nổ súng cảnh cáo. Đồng thời, một nhóm binh sĩ Nga đã bay trực thăng Ka-29 sang tàu “Sukra Okan”.

Sau khi liên lạc vô tuyến, tàu chở hàng đã dừng lại, cho phép đoàn kiểm tra hạ cánh trên tàu mà không gặp sự cố nào. Sau khi hoàn tất công việc kiểm tra, tàu “Sukra Okan” tiếp tục di chuyển đến cảng Izmail. (Reuters/TASS)

* Ukraine, Đức bàn về khả năng chuyển giao tên lửa tầm xa: Ngày 14/8, Thị trưởng Kiev, ông Vitali Klitschko, gặp Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ở thành phố này. Viết trên trang Telegram cá nhân, ông Klitschko nêu rõ: “Tôi đã gặp Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tại Kiev ngày hôm nay. Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Ukraine và Kiev, cũng như chính sách tăng cường hỗ trợ cho cuộc tranh đấu của Ukraine... Đặc biệt, phần thảo luận tập trung vào vấn đề hỗ trợ tài chính và vũ khí. Tôi nhấn mạnh Ukraine đang rất cần các loại vũ khí thiết yếu, trong đó có hệ thống phòng không và tên lửa tầm xa”.

Trước đó cùng ngày, hãng thông tấn DPA (Đức) đưa tin Bộ trưởng Tài chính nước này đã thực hiện chuyến thăm Kiev để hội đàm với giới chức Ukraine. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Lindner tới Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát ngày 24/2/2022. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh chính quyền Berlin đang đứng trước sức ép gia tăng từ Kiev, yêu cầu chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Taurus nhằm đẩy mạnh chiến dịch phản công của Ukraine. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga ngăn VSU dựng cầu phao ở Urozhainoye, Đức kêu gọi một điều

Mỹ-Trung

* Tướng Mỹ: Hành động của Trung Quốc làm tăng nguy cơ đối đầu: Ngày 14/8, trả lời phỏng vấn bên lề Đối thoại ban lãnh đạo Australia-Mỹ tại Canberra, Trung tướng Stephen Sklenka, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ lo ngại Trung Quốc tìm cách thiết lập một căn cứ quân sự ở Quần đảo Solomon hay một quốc gia Thái Bình Dương khác. Ông đánh giá cao ý tưởng của nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Gallagher về việc bố trí tên lửa siêu thanh của Mỹ ở Australia và một số địa điểm quan trọng khác khắp Thái Bình Dương để ngăn chặn hành động của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan.

Quan chức này nêu rõ: “Tôi không muốn xung đột xảy ra. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần đưa ra một lực lượng đáng tin cậy, có khả năng chiến đấu”. Tướng Mỹ nhận định các xu hướng trong khu vực “không đi đúng hướng theo nhiều cách” và chỉ ra sự gia tăng “các hoạt động không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông cho biết, ưu tiên hàng đầu của quân đội Mỹ hiện nay là ngăn chặn nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu này đang bị cản trở bởi “không tồn tại” đối thoại giữa tướng lĩnh Trung Quốc và Mỹ. Theo ông, việc thiếu các tướng lĩnh từng tham gia ở “cấp độ chiến tranh” làm tăng nguy cơ hiểu lầm, dễ biến thành xung đột. (SMH)

TIN LIÊN QUAN
Bị Mỹ 'siết gọng kìm', Trung Quốc 'tung chiêu mới' thu hút đầu tư nước ngoài

Nga-Trung

* Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sắp thăm Nga, Belarus: Ngày 14/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ông Lý Thượng Phúc sẽ công du Nga và Belarus từ ngày 14-19/8. Theo thông cáo, trong thời gian ở Nga, quan chức quốc phòng Trung Quốc sẽ tham dự một hội nghị an ninh quốc tế và có bài phát biểu tại sự kiện. Ông sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong Bộ Quốc phòng Nga.

Trong thời gian ở Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ gặp người đứng đầu nhà nước và quân đội, đồng thời thăm cơ sở quân sự tại đây. (Reuters)

* Trung Quốc giải thích về tuần tra chung với Nga: Ngày 14/8, đề cập cuộc tuần tra chung giữa nước này và Nga, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nhấn mạnh: “Chiến dịch này không nhằm vào bên thứ ba và không liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực hiện tại”. Theo ông, hai bên tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế và tất cả hoạt động hàng hải đều nằm trong vùng biển quốc tế. Quan chức này cũng khẳng định hoạt động này nhằm mục đích phối hợp bảo vệ công lý quốc tế và duy trì an ninh trên thế giới.

Trước đó, theo kế hoạch hợp tác liên quân thường niên, hải quân hai nước đã tham gia tuần tra chung ở vùng biển phía Tây và phía Bắc Thái Bình Dương. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tập trận chung với tần suất cao kỷ lục, Nga và Trung Quốc trở thành đối tác quân sự hàng đầu

Nam Thái Bình Dương

* Australia, Nhật Bản cân nhắc tổ chức tập trận chung: Ngày 14/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tuyên bố nước này và Nhật Bản có khả năng sẽ huy động binh sĩ và thiết bị tới lãnh thổ của nhau để tập trận chung theo hiệp ước phòng thủ đã có hiệu lực. Ông nói: “Đây là thỏa thuận triển khai quân đầu tiên Nhật Bản ký kết với một quốc gia khác ngoài Mỹ”.

Cụ thể, các máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản sẽ được triển khai lần đầu tiên tại căn cứ Tindal ở Australia vào cuối tháng 8. Các máy bay chiến đấu tương tự của Australia lần đầu tiên được huy động đến Nhật Bản để tham gia cuộc tập trận Bushido Guardian vào đầu tháng 9. Ngoài ra, lần đầu tiên Australia sẽ cử 150 binh sĩ tham gia cuộc tập trận Yama Sakura vào tháng 12.

Giải thích về tầm quan trọng của các cuộc tập trận, ông Richard Marles khẳng định, cả hai nước “nhận thức tình hình an ninh ngày một phức tạp và sự cần thiết phải xây dựng quan hệ đối tác để duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực”.

Hồi tháng 1 năm ngoái, lãnh đạo Nhật Bản và Australia đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng lịch sử, với tên gọi đầy đủ là “Thỏa thuận tiếp cận đối ứng” (RAA). Thỏa thuận này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhân viên thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF), đồng thời cắt giảm các quy định hạn chế đối với hoạt động vận chuyển vũ khí và vật tư cho những khóa huấn luyện chung và cứu trợ thảm họa giữa hai nước. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Chuyến thăm chớp nhoáng thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á

Nam Á

* Nga bảo đảm cung cấp S-400 cho Ấn Độ đúng tiến độ: Ngày 14/8, hãng thông tấn Interfax (Nga) dẫn lời Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga, Tướng Dmitry Shugaev nêu rõ: “Hoạt động chế tạo hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf đang được thực hiện theo đúng lịch trình. Kế hoạch chuyển giao thiết bị của hệ thống S-400 Triumf dự kiến hoàn tất trong khung thời gian đã thỏa thuận”.

Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và vẫn đang sử dụng hầu hết công nghệ của Nga cho vũ khí truyền thống. Tuy nhiên, giới chức quốc gia Nam Á này lo ngại xung đột tại Ukraine sẽ làm chậm tiến độ chuyển giao vũ khí.

Năm 2018, Ấn Độ đã mua các tổ hợp phòng không S-400 Triumf trị giá 5,4 tỷ USD từ Nga. Hiện 3 hệ thống đã được chuyển giao, 2 hệ thống còn lại vẫn đang chờ đợi. Dự kiến, hoạt động chuyển giao hoàn tất vào cuối năm 2024. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nepal 'yên tâm' công du Mỹ và Trung Quốc trong tháng 9

Đông Bắc Á

* Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản bị đe dọa đánh bom: Ngày 14/8, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Tokyo thông báo họ nhận được một thư điện tử đe dọa cho nổ tung tòa đại sứ trước thềm lễ kỷ niệm ngày giải phóng Hàn Quốc khỏi sự đô hộ của Đế quốc Nhật Bản (1910-1945) vào tuần này.

Cụ thể, cơ quan ngoại giao này đã tiếp nhận bức thư đe dọa đánh bom, gửi tới dưới tên “Soma Wataru” vào tuần trước. Bức thư, viết bằng tiếng Hàn sử dụng bản dịch tự động, được cho là có nội dung: “Tôi là người Nhật. Tôi cảnh báo trước về vụ nổ”. Song người gửi không nói rõ ngày giờ chính xác xảy ra vụ nổ.

Đại sứ quán Hàn Quốc đang xem xét khả năng lá thư là lời đe dọa giả. Tuy nhiên, họ vẫn yêu cầu cảnh sát Nhật Bản tăng cường an ninh trong một tháng. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân

Châu Âu

* Nhân viên ngoại giao Nga rời Moldova: Ngày 14/8, vào lúc 7h30 (giờ địa phương), 45 người, bao gồm các nhà ngoại giao và nhân viên tại Đại sứ quán Nga ở Moldova đã tới sân bay Chisinau để về nước. Trước đó, Moldova đã yêu cầu Nga cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao. Đại sứ Nga tại đây, ông Oleg Vasnetsov nói rằng, quyết định của Bộ Ngoại giao Moldova là vô căn cứ. (TASS)

* Thủ tướng Latvia tuyên bố từ chức: Ngày 14/8, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins tuyên bố ông và chính phủ sẽ sớm từ chức. Phát biểu tại họp báo, ông nêu rõ: “Ngày 17/8, tôi và Nội các sẽ đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống”. (Reuters)

* Hà Lan: Bộ trưởng Tư pháp sẽ lãnh đạo đảng VVD: Ngày 14/8, đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (VVD) thông báo Bộ trưởng Tư pháp Hà Lan Dilan Yesilgoz, 46 tuổi, sẽ trở thành lãnh đạo đảng sau cuộc bầu cử toàn quốc tới. Nếu thành công, bà sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên, thay thế cho ông Mark Rutte, người tuyên bố từ giã chính trường vào tháng 11 tới. Bà Yesilgoz là người gốc Kurd và nhập cư Hà Lan từ Thổ Nhĩ Kỳ khi mới 8 tuổi. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Người tị nạn nhập cư: ‘Cơn đau đầu’ của châu Âu

Trung Đông-Châu Phi

* Iran điều tra vụ tấn công ở Shiraz: Ngày 14/8, cơ quan tư pháp Iran xác nhận chức trách nước này đã bắt giữ 8 nghi phạm người nước ngoài liên quan đến vụ tấn công hôm 13/8 nhằm vào đền thờ Hồi giáo Shah Cheragh ở Shiraz, miền Nam Iran. Theo đó, 1 người đàn ông đã xả súng tại ngôi đền trước khi bị bắt. Vụ tấn công khiến 1 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Thủ phạm chính được xác định là công dân Tajikistan, trong khi quốc tịch của các nghi phạm khác vẫn chưa được xác định. Hiện chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Trước đó, hồi tháng 10/2022, 15 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện tại Đền Shah Cheragh. (TTXVN)

* Iran nhận được bảo đảm cần thiết về việc giải ngân 6 tỷ USD: Ngày 14/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani xác nhận Tehran đã có được bảo đảm cần thiết về việc giải ngân 6 tỷ USD doanh thu dầu mỏ bị phong tỏa trong khuôn khổ thỏa thuận trao đổi tù nhân với Mỹ. Trước đó, hôm 10/8, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson cho biết, Iran đã chuyển 5 công dân Mỹ bị giam giữ tại các nhà tù về quản thúc tại gia. Hiện, hai bên đang đàm phán về trả tự do hoàn toàn cho những người này. (Reuters)

* Đảo chính ở Niger: AU nhóm họp, Nigeria chuẩn bị cho khả năng can thiệp quân sự: Trong cuộc trả lời phỏng vấn được công bố ngày 14/8, chính quyền quân sự ở đất nước Tây Phi này tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống Niger Mohamed Bazoum với tội danh “phản quốc” và làm suy yếu an ninh quốc gia. Tuy nhiên, tuyên bố trên không nêu chi tiết các cáo buộc hay thời điểm xét xử ông Bazou.

Trong khi đó, thủ tướng được chính quyền quân sự bổ nhiệm, ông Ali Mahaman Lamine Zeine nhấn mạnh, nước này có thể vượt qua trừng phạt do Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) áp đặt với lực lượng đảo chính. Trả lời phỏng vấn DW (Đức), ông nhận định các biện pháp trừng phạt của ECOWAS “là thách thức không công bằng đối với chúng tôi”, song Niger rồi “sẽ vượt qua”.

Về phần mình, ngày 14/8, Liên minh châu Phi (AU) thông báo, khối này sẽ tổ chức cuộc họp về tình hình Niger thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban AU Moussa Faki Mahamat, các đại diện từ Niger và ECOWAS. Trong thông báo trên trang mạng xã hội X, tổ chức này nêu rõ: “Hội đồng An ninh và Hòa bình của AU nhóm họp để nắm bắt thông tin cập nhật về diễn biến tình hình ở Niger và nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng này”.

Trước đó một ngày, tờ Punch (Nigeria) đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng huy động của một chiến dịch quân sự chống lại phe đảo chính ở Niger dưới sự bảo trợ của ECOWAS. Theo đó, Bộ Tư lệnh quân đội Nigeria ra lệnh cho chỉ huy các đơn vị thông báo cho Bộ Quốc phòng về nhân sự, thiết bị, hậu cần và chi tiêu tài chính. Tờ Punch lưu ý, điều này cho thấy một giai đoạn sơ bộ của Nigeria trong quá trình chuẩn bị can thiệp vào láng giềng.

Ước tính, Nigeria sẽ cần hai tiểu đoàn từ 300-1.000 binh sĩ để tham gia chiến dịch trên. Một nguồn tin quân sự khác cho biết để giành chiến thắng trong chiến dịch ở Niger, các nước cần triển khai quân số gấp 10 lần phe đảo chính. (AFP/TASS)

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự chỉ trích ECOWAS, khẳng định sẽ 'truy tố' Tổng thống Bazoum vì điều này

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự chỉ trích ECOWAS, khẳng định sẽ 'truy tố' Tổng thống Bazoum vì điều này

Ngày 13/8, những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger đã lên án Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho ...

Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Iran ấp ủ dự định mới với sản lượng dầu; OPEC đưa nhận định vui về thị trường

Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Iran ấp ủ dự định mới với sản lượng dầu; OPEC đưa nhận định vui về thị trường

Ngày 10/8, hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) ...

Báo Thổ Nhĩ Kỳ 'bật mí' về cuộc gặp thượng đỉnh được trông đợi

Báo Thổ Nhĩ Kỳ 'bật mí' về cuộc gặp thượng đỉnh được trông đợi

Theo báo A Haber, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin là ...

Thế vận hội Olympic 2024: Ukraine sẵn sàng tranh tài, bất chấp việc đại diện Nga và Belarus cũng tham dự

Thế vận hội Olympic 2024: Ukraine sẵn sàng tranh tài, bất chấp việc đại diện Nga và Belarus cũng tham dự

Ngày 14/8, Chủ tịch Ủy ban Olympic Ukraine Vadym Huttsait cho biết, các vận động viên (VĐV) nước này sẽ thi đấu tại Thế vận ...

Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương?

Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương?

Trong hơn một phần tư thế kỷ, Trung Quốc luôn dịch chuyển đi lên và phát triển không ngừng. Hiện tại, hoạt động kinh tế ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động