Tin thế giới 6/12: Ông Zelensky thăm Sloviansk, Nga nêu vụ tấn công ở Kursk, Mỹ hy vọng tích cực ở Trung Quốc

Minh Vương
Nga chỉ trích Ukraine pháo kích nhà máy Zaporizhzhia, Trung Quốc bác báo cáo về hạt nhân của Mỹ, Ba Lan gây áp lực với Đức…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.06) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Sloviansk, khu vực gần chiến tuyến tại Donbass. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Sloviansk, địa điểm gần khu vực giao tranh tại Donbass. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga: UAV tấn công sân bay quân sự ở Kursk: Ngày 6/12, viết trên Telegram, Thống đốc vùng Kursk Roman Starovoyt cho biết: “Do một cuộc tấn công bằng UAV, bồn chứa dầu đã bốc cháy ở khu vực sân bay Kursk. Không có thương vong. Đám cháy đang được khoanh vùng. Các сơ quan liên quan tích cực xử lý”.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 5/12, Ukraine đã sử dụng UAV để tấn công các sân bay quân sự Diaghilevo ở vùng Ryazan và Engels ở vùng Saratov, khiến 3 quân nhân Nga thiệt mạng. (Sputnik/TASS)

* Nga: Ukraine khủng bố hạt nhânnhà máy Zaporizhzhia: Ngày 6/12, phát biểu trực tuyến với các binh sĩ Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định: “Các đơn vị của chúng ta đang thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trong khi đó, chính quyền Ukraine lại tìm cách tạo ra mối đe dọa về một thảm họa hạt nhân bằng cách cố tình nã pháo liên tiếp vào nhà máy”.

Theo ông Shoigu, Ukraine đã bắn 33 quả đạn pháo cỡ lớn nhằm vào nhà máy trong hai tuần qua. Hầu hết đều bị phòng không Nga đánh chặn, song “một số vẫn đánh trúng các vật thể làm ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của nhà máy điện hạt nhân”.

Cùng ngày, TASS (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho hay đã có “động lực tích cực” trong thảo luận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về vùng an toàn quanh nhà máy. (TASS)

* Tổng thống Ukraine thăm Sloviansk gần khu vực giao tranh ở Donbass : Ngày 6/12, Phủ Tổng thống Ukraine cho biết ông Volodymyr Zelensky đã thăm khu vực Donetsk, gần thành phố Bakhmut, nơi Nga đang tích cực hoạt động quân sự. Xuất hiện trong đoạn video trên mạng xã hội, ông Zelensky mặc áo khoác mùa Đông đứng cạnh tấm biển lớn có màu cờ của Ukraine đề tên Sloviansk và kêu gọi dành một phút mặc niệm cho những binh sĩ đã hy sinh.

Sloviansk - từng bị lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát trong một thời gian ngắn vào năm 2014, nằm cách Bakhmut khoảng 45 km về phía Bắc. Nơi này đã trở thành một trung tâm giao tranh kể từ khi Kherson thất thủ. Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng thăm một số khu vực tiền tuyến sau hơn 9 tháng giao tranh, trong đó có khu vực Kherson ở miền Nam vừa được lực lượng Ukraine tái chiếm từ quân đội Nga.

Trong một tin liên quan, quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm ở Donetsk xác nhận Nga và Ukraine đã trao đổi tù binh, với số lượng 60 binh sĩ mỗi bên ngày 6/12. (AFP/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Động viên khéo Ukraine, Mỹ khẳng định 'chưa nản' trong hỗ trợ Ukraine

Mỹ-Trung

* Ngoại trưởng Mỹ hy vọng Trung Quốc xử lý hiệu quả dịch Covid-19: Ngày 5/12, phát biểu tại một sự kiện do tờ The Wall Street Journal (Mỹ) tổ chức, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông mong Trung Quốc sớm kiểm soát dịch Covid-19: “Đó là lợi ích trước tiên và quan trọng nhất của người Trung Quốc, nhưng cũng là lợi ích của mọi người trên khắp thế giới. Vì vậy, chúng tôi muốn họ thành công”. (AFP)

* Mỹ “thổi phồng” về chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc: Ngày 6/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bác bỏ báo cáo của Lầu Năm góc cho rằng nước này có thể sở hữu tới 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035, khẳng định Mỹ đang “phỏng đoán một cách lố bịch về vấn đề hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”. Bộ này nêu rõ: “Cần nhấn mạnh rằng Trung Quốc kiên quyết theo đuổi một chiến lược hạt nhân tự vệ, luôn tuân thủ chính sách không sử dụng hạt nhân trước tiên ở bất kỳ thời điểm nào hay hoàn cảnh nào, và duy trì lực lượng hạt nhân ở mức thấp nhất theo yêu cầu của an ninh quốc gia”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng chính Mỹ mới phải suy nghĩ về chính sách hạt nhân của mình. Theo đó, Washington đang phát triển “mạnh mẽ” và tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tiền tuyến, đồng thời đang triển khai phổ biến hạt nhân thông qua quan hệ đối tác an ninh với Anh và Australia. Bộ này khẳng định rằng chính Mỹ mới là “nhân tố gây rắc rối lớn nhất” khi nói đến an ninh toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ hiện có 3.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 1.740 đã được triển khai. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ, Australia gửi thông điệp mạnh đến Trung Quốc; AUKUS nhóm họp để 'phân vai' rạch ròi

Đông Nam Á

* Nổ bom tại miền Nam Thái Lan, 3 người thiệt mạng: Một vụ nổ xảy ra sáng sáng 6/12 trên tuyến đường sắt chạy qua huyện Sadao, tỉnh Songkhla, miền Nam Thái Lan đã khiến 3 công nhân thiệt mạng. Theo cảnh sát địa phương, vụ nổ xảy ra khi các công nhân đường sắt đang giải toả các toa tàu bị trật bánh sau vụ nổ xảy ra ngày 3/12 nhằm vào chuyến tàu chở hàng sang Malaysia. Vị trí vụ nổ mới cách vụ nổ cũ tầm 400 m.

Đáng chú ý, nhà chức trách địa phương nhận định đây là các hành vi phá hoại kinh tế có chủ đích. Những tuần gần đây, nhiều vụ nổ liên tiếp xảy ra ở miền Nam Thái Lan, trong đó có vụ nhằm vào khu căn hộ của cảnh sát ở tỉnh Narathiwat ngày 22/11 và vụ đánh bom tại các trạm xăng ở tỉnh Pattani vào ngày 16/11. (TTXVN)

* Nga nỗ lực tăng cường quan hệ với Đông Nam Á: Phát biểu tại diễn đàn quốc tế Primakov Readings tổ chức tại Nga ngày 6/12, trợ lý của Tổng thống Nga Yuri Ushakov nêu rõ: “Trong thập kỷ qua, ngoài sự tương tác truyền thống với đối tác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Nga đã duy trì mối quan hệ thân thiện, bền chặt với Trung Quốc; hợp tác với Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác; tăng cường quan hệ tích cực với Iran, các quốc gia Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ thế giới Arab, Hồi giáo”.

Ông nhấn mạnh điều này được thể hiện rõ nét khi hoạt động thương mại của Nga với các quốc gia và khu vực này ngày nay vượt xa thương mại với châu Âu. Quan chức này nói thêm: “Tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực củng cố các xu hướng tích cực đang nổi lên nhằm mục tiêu thiết lập trật tự thế giới đa cực”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Thái Lan ca ngợi thành công chung của tất cả các nền kinh tế APEC

Châu Âu

* Nga tuyên bố có thể giảm sản lượng dầu: Ngày 6/12, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định, nước này có thể giảm sản lượng dầu: “Chúng ta không loại trừ khả năng Nga có thể vướng phải tình huống liên quan đến thời kỳ sản lượng dầu sụt giảm, bởi tình hình hiện nay bất ổn. Tôi nghĩ Nga sẽ không giảm khối lượng lớn, song không loại trừ khả năng này”.

Phó Thủ tướng Nga cũng khẳng định Moscow đang hợp tác với các nhà buôn nhỏ hơn khi giao dịch dầu và đang sử dụng các chương trình bảo hiểm nguồn cung mới. Ông khẳng định dầu của Nga đã, đang và sẽ luôn có nhu cầu trên thị trường toàn cầu, bởi nước này là nhà cung cấp dầu lớn nhất thế giới trên thị trường năng lượng toàn cầu. Mặc dù vậy, các cơ chế liên quan công tác hậu cần sẽ thay đổi. (Sputnik)

* EU trấn an các nước Tây Balkan về tư cách thành viên của khối: Ngày 6/12, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Tây Balkan đã tham dự hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Tirana, Albania. Tại hội nghị, lãnh đạo các nước Tây Balkan gồm Albania, Bosnia, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia đã bày tỏ thất vọng rằng các cuộc đàm phán vẫn chưa bắt đầu hoặc bị đình trệ nhiều năm sau khi nhận lời hứa được trao tư cách thành viên EU đầy đủ.

Về phần mình, phát biểu mở màn hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel khẳng định: “Tôi hoàn toàn tin tưởng tương lai của con cái chúng ta sẽ an toàn và thịnh vượng hơn với việc các nước Tây Balkan là thành viên của EU. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đạt tiến triển”.

Về phần mình, nhà lãnh đạo của Kosovo Vjosa Osmani-Sadriu nhấn mạnh: “Kosovo sẽ nộp đơn xin gia nhập EU vào cuối năm nay”. Đồng thời, ông hy vọng hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới sẽ chấp thuận tự do hóa thị thực dành cho vùng lãnh thổ này. (Reuters)

* Ba Lan tiếp tục đòi Đức bồi thường chiến tranh: Phát biểu trước truyền thông Đức khi thăm Berlin, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk khẳng định vấn đề bồi thường sau Thế chiến II hết sức quan trọng đối với Ba Lan bởi đó không chỉ là vấn đề chính trị, mà còn là câu chuyện “phẩm giá của Ba Lan”.

Ông nhấn mạnh: “Đức có hai sự lựa chọn: hoặc ngồi vào bàn đàm phán với Ba Lan, hoặc chúng tôi sẽ nêu vấn đề này trên tất cả các diễn đàn quốc tế - tại Liên hợp quốc, tại Hội đồng châu Âu và EU”. Theo quan chức Ba Lan, Đức không thể cho qua vấn đề này cho tới cuộc bầu cử tiếp theo. Ông cho rằng phải có một cuộc đối thoại về chủ đề này, nhằm tránh diễn biến “tồi tệ” cho quan hệ giữa hai nước.

Hai tuần trước, Ba Lan đã gửi công hàm chính thức tới 51 quốc gia EU, NATO và Hội đồng châu Âu về việc này. Trong khi đó Đức đã nhiều lần từ chối bồi thường, đồng thời khẳng định rằng vấn đề này đã được khép lại từ lâu. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Áp trần giá dầu Nga: Ba Lan, Estonia và Litva 'chung hướng', Điện Kremlin đang chuẩn bị biện pháp phản ứng

Châu Mỹ

* Venezuela, Colombia tăng cường kết nối đường bộ biên giới: Ngày 5/12, Đại sứ Colombia tại Venezuela Armando Benedetti cho biết hai nước này sẽ khánh thành Cầu Quốc tế Tienditas tại biên giới chung vào ngày 15/12 tới. Sau khi cây cầu đường bộ nối hai quốc gia, vốn bị gián đoạn từ năm 2015, đi vào hoạt động, các phương tiện vận tải cá nhân có thể đi từ Colombia sang Venezuela và ngược lại. Đại sứ Armando Benedetti nhận định với động thái mới này, chính quyền Tổng thống Colombia Gustavo Petro “tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế và xã hội” với Venezuela, sau khi tái lập quan hệ ngoại giao tháng Tám vừa qua.

Cầu Tienditas, nối bang Táchira của Venezuela với tỉnh Bắc Santander của Colombia, là cây cầu rộng nhất (42m) và dài thứ hai (280m) trong số ba công trình đường bộ ở khu vực biên giới kết nối hai quốc gia Nam Mỹ này. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Colombia và nỗ lực củng cố nền hòa bình toàn diện

Trung Đông-châu Phi

* Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Saudi Arabia: Ngày 6/12, hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia (SPA) đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Saudi Arabia ngày 7/12 trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới đất nước này kể từ năm 2016. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự thượng đỉnh song phương do Quốc vương Salman chủ trì với sự tham dự của Thái tử Mohammed bin Salman, nhà lãnh đạo hàng đầu của nước này. (AFP)

Mỹ khẳng định một 'trạng thái' trong quan hệ với Trung Quốc

Mỹ khẳng định một 'trạng thái' trong quan hệ với Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận, Washington cạnh tranh gay gắt với Bắc Kinh, tuy nhiên không muốn biến điều đó thành một cuộc ...

Xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc ra sao? Phương Tây cam kết một điều với Kiev

Xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc ra sao? Phương Tây cam kết một điều với Kiev

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tin rằng, xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc bằng biện pháp ngoại giao. Trong khi đó, một tuyên bố chung ...

Nhật Bản nghiên cứu phát triển 10 loại tên lửa tầm xa

Nhật Bản nghiên cứu phát triển 10 loại tên lửa tầm xa

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ít nhất 10 loại tên lửa sẽ được giới thiệu để tăng khả năng răn đe ...

Mỹ: Đua tranh với Trung Quốc ở thời điểm then chốt, tránh bị lôi kéo vào đối đầu với Nga

Mỹ: Đua tranh với Trung Quốc ở thời điểm then chốt, tránh bị lôi kéo vào đối đầu với Nga

Khẳng định cam kết với Kiev trong xung đột tại Ukraine, Lầu Năm Góc vẫn cho rằng hiện Trung Quốc vẫn là mối đe dọa ...

Kinh tế Indonesia 'khởi sắc'

Kinh tế Indonesia 'khởi sắc'

Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo bày tỏ lạc quan rằng nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Đọc thêm

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Ảnh hưởng của bão số 1, Hà Nội có mưa giông, Bắc Bộ, Trung Bộ đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở

Ảnh hưởng của bão số 1, Hà Nội có mưa giông, Bắc Bộ, Trung Bộ đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở

Sáng sớm 14/6, bão di chuyển theo hướng Bắc trên vùng biển phía Đông khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử đang được xem là công nghệ tương lai, có thể làm 'thay đổi cuộc chơi' với khả năng vượt qua những giới hạn của các công nghệ hiện tại và định ...
Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Cuộc đua phát triển vũ khí công nghệ cao đang tăng tốc, mở ra thách thức toàn cầu về an ninh, kiểm soát công nghệ và tương lai trật tự thế giới.
Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Sự kết thúc nhanh chóng của xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan sau một thời gian ngắn leo thang căng thẳng không khỏi khiến dư luận bất ngờ.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động