Tin thế giới ngày 9/11: Hamas nói ngừng bắn ở Gaza tùy thuộc vào Mỹ, Ukraine bác kêu gọi đàm phán với Nga, Trung Quốc tuyên bố luôn ủng hộ Campuchia

Thế Quân
Nga tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị APEC ở 'mức phù hợp', Hungary lo kết nạp Ukraine vào EU sẽ gây ra chiến tranh, Mỹ - Hàn lên án Bình Nhưỡng 'chuyển vũ khí cho Nga'... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tin thế giới ngày 9/11: Hamas nói ngừng bắn ở Gaza tùy thuộc vào Mỹ, Ukraine bác kêu gọi đàm phán với Nga, Trung Quốc tuyên bố luôn ủng hộ Campuchia

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu gặp mặt trực tiếp kể từ khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1/2021, khi cả hai dự hội nghị G20 tại Indonesia, ngày 14/11/2022. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Âu

*Mỹ quyết tâm bóp nghẹt dự án LNG Bắc Cực 2 của Nga: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề năng lượng Geoffrey Pyatt ngày 9/11 tuyên bố Washington đặt mục tiêu chấm dứt dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Bắc Cực 2 của Nga.

Đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề cập đến các biện pháp trừng phạt được áp đặt vào tuần trước đối với LNG Bắc Cực 2. Trước đó, nhiều thông tin cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến dự án LNG Bắc Cực 2.

LNG Bắc Cực 2 là dự án của Nga bao gồm công trình xây dựng 3 dây chuyền công nghệ sản xuất LNG với công suất 6,6 triệu tấn/năm. Tổng công suất của 3 dây chuyền sẽ đạt 19,8 triệu tấn LNG và 1,6 triệu tấn khí ngưng tụ ổn định/năm. (Reuters)

Tin liên quan
Bộ trưởng Quốc phòng Iran ra Bộ trưởng Quốc phòng Iran ra 'tối hậu thư' cho nước Mỹ

*Ukraine bác bỏ kêu gọi đàm phán với Nga: Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 9/11 chỉ trích những lời kêu gọi Kiev tổ chức đàm phán với Moscow, sau khi có thông tin cho rằng các đồng minh của Ukraine đang thúc đẩy đàm phán sau khi Kiev thực hiện cuộc phản công yếu kém.

Ngoại trưởng Kuleba nêu rõ: “Những người cho rằng Ukraine nên đàm phán với Nga hiện nay hoặc là thiếu hiểu biết hoặc đã bị lừa dối...”. Theo ông Kuleba, Kiev đã tổ chức hàng trăm vòng đàm phán với Moscow kể từ năm 2014, khi đó phe ly khai được Nga hậu thuẫn nắm quyền kiểm soát các vùng đất phía Đông Ukraine và Nga đơn phương sáp nhập bán đảo Crimea.

Trước đó một ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Đã đến lúc mọi người ở Kiev và Washington phải nhận ra rằng không thể đánh bại Nga trên chiến trường”. Ông khẳng định đối thoại là "rất cần thiết" và Nga "chắc chắn đã sẵn sàng để bắt đầu việc đó". (Sputnik News)

*Nga "sốc" với sự chậm trễ trong sơ tán công dân khỏi Gaza: Chính phủ Nga ngày 9/11 cho biết đã "sốc" khi Đại sứ Israel nói có thể sẽ phải mất tới hai tuần để sơ tán các công dân Nga khỏi Dải Gaza.

Trước đó, Đại sứ Israel tại Nga thông báo với truyền thông nhà nước Nga rằng với khoảng 500-600 người rời đi mỗi ngày và khoảng 7.000 người đang chờ đợi để được sơ tán, có thể sẽ phải mất khoảng hai tuần để đưa hết các công dân Nga rời khỏi Dải Gaza.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích phương Tây gây căng thẳng trong khu vực và chỉ trích hành vi của Israel trong cuộc xung đột đang diễn ra. Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas quản lý, các cuộc tấn công của Israel đã khiến 10.500 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường và trẻ em.

Cho đến nay, công dân Mỹ, Pháp, Anh và Canada thuộc số những người đã được sơ tán khỏi Dải Gaza. (Jerusalem Post)

*Nga, Kazakhstan nỗ lực củng cố chủ quyền: Ngày 9/11, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga và Kazakhstan sẽ cùng nỗ lực để củng cố chủ quyền và thực thi các nghĩa vụ quốc tế, và "nước này không can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia".

Ngoài ra, Tổng thống Putin lưu ý ưu tiên hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào phải luôn là sự phát triển quốc gia và lợi ích của người dân nước mình. Ông chỉ ra tất cả đồng minh của Nga, bao gồm cả Kazakhstan, nước thân cận nhất, cũng chia sẻ quan điểm này. Nhà lãnh đạo Nga kết luận: “Đây là cách chúng tôi sẽ hành động”.

Tổng thống Putin đang có chuyến thăm Kazakhstan ngày 9/11. Đây là chuyến thăm nước ngoài thứ ba của nhà lãnh đạo Nga kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại La Haye phát lệnh bắt giữ ông hồi tháng 3 với lý do “tội phạm chiến tranh” - điều đã bị Điện Kremlin kiên quyết bác bỏ. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine dự kiến thời điểm khởi động đàm phán gia nhập EU

*Nga tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị APEC ở "mức phù hợp": Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/11 cho hay Mỹ vẫn chưa cấp thị thực cho tất cả các thành viên của phái đoàn Nga tới dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco, nhưng Moskva sẽ tham dự "ở mức độ phù hợp". Trả lời họp báo hàng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova từ chối trả lời quan chức nào sẽ dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự hội nghị APEC.

Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC dự kiến diễn ra từ ngày 14-16/11. Dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề hội nghị. (AFP)

*Hungary lo ngại việc kết nạp Ukraine vào EU sẽ gây ra chiến tranh: Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố, các điều kiện đơn giản là không phù hợp để Liên minh châu Âu (EU) xem xét tư cách thành viên đối với Ukraine.

Ông Szijjarto nói: “Bằng cách kết nạp Ukraine, EU cũng sẽ xảy ra chiến tranh, điều mà rõ ràng là không ai mong muốn. Việc mở rộng nên nhằm mục đích truyền bá hòa bình chứ không phải mang chiến tranh vào EU”.

Theo ông Szijjarto, EU đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh, kinh tế và ngày càng yếu đi, vì vậy nếu khối muốn kết nạp thành viên mới như một cách để lấy lại sức mạnh, thì thay vào đó nên hướng tới các nước Tây Balkan - trước hết là Serbia.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm 8/11 đã khuyến nghị mở “các cuộc đàm phán gia nhập” với cả Ukraine và Moldova, đồng thời nâng cấp nước cộng hòa Gruzia thuộc Liên Xô cũ lên vị thế ứng viên chính thức. EU đã không kết nạp bất kỳ thành viên mới nào kể từ Croatia vào năm 2013.

Đầu năm nay, Brussels đã vạch ra một kế hoạch khá mơ hồ nhằm mở rộng khối đến năm 2030, nhắm vào phần còn lại của Nam Tư cũ, Albania, Gruzia, Moldova và Ukraine. (TASS)

*Chủ tịch Duma Quốc gia tuyên bố chiếm đoạt tài sản bị phong tỏa của Nga là hành động tội phạm: Ngày 9/11, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố việc các nước Nhóm G7 thừa nhận mong muốn chiếm đoạt tài sản bị phong tỏa của LB Nga là một hành động tội phạm cần được quốc tế xem xét. Ông Volodin cũng lưu ý khả năng tịch thu tài sản sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh LB Nga đã kiếm được số tiền gấp đôi số dự trữ ngoại hối của nước này đã bị phong tỏa. Tuy nhiên, ông Volodin nhấn mạnh, Nga “có cơ sở đạo đức và pháp lý để hành động với tài sản của các nước G7, lớn hơn số tiền của Nga bị phong tỏa”. (Sputnik News)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Mỹ, Hàn lên án Triều Tiên “chuyển vũ khí cho Nga”: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 9/11 đã lên án Triều Tiên chuyển vũ khí cho Nga để tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, khi ông gặp các quan chức hàng đầu Hàn Quốc.

Trong bản ghi chép về cuộc gặp của ông Blinken với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 9/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay hai bên "đã lên án mạnh mẽ việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược cho Liên bang Nga để sử dụng trong chiến dịch đặc biệt tại Ukraine ".

Hàn Quốc và Nhật Bản trong những tuần gần đây đã liên tục chỉ trích Bình Nhưỡng vì đã giúp Nga theo đuổi chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó Seoul nói rằng Triều Tiên đã gửi một triệu quả đạn pháo. Ông Blinken đang thăm Seoul sau hội nghị các ngoại trưởng G7 tại Nhật Bản. (Yonhap)

*Mỹ "tập trung cao độ" vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tái khẳng định Washington tập trung "mạnh mẽ" vàoẤn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chuyến đi tới Nhật Bản vào tuần này.

Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 8/11, ông Blinken nhấn mạnh rằng Mỹ có khả năng xử lý đồng thời nhiều vấn đề an ninh cùng với các đồng minh trong khu vực, đồng thời coi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một trong những "lợi ích cốt lõi quan trọng nhất" của Mỹ.

Ông Blinken nói: "...Chúng ta có thể và đang giải quyết cả thách thức cấp bách hiện nay, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, đồng thời đảm bảo rằng chúng ta tham gia rất hiệu quả vào một trong những lợi ích cốt lõi quan trọng nhất của chúng ta, đó là Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương", nhấn mạnh khu vực này là "khu vực cần tập trung lâu dài".

Ông Blinken đã đến Nhật Bản để tham dự các cuộc họp cấp ngoại trưởng G7 và gặp Thủ tướng Fumio Kishida cùng người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa. Sau đó, ông bay tới Hàn Quốc, nơi ông dự kiến gặp Tổng thống Yoon Suk Yeol và người đồng cấp Park Jin. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam kêu gọi các bên ngừng bắn ở Dải Gaza

*Mỹ, Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên hủy phóng vệ tinh do thám: Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin ngày 9/11 cho biết ông đã nhất trí với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken rằng hai nước sẽ phối hợp để thực hiện chiến lược răn đe mở rộng đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Ông Park cũng cho hay hai ngoại trưởng đã kêu gọi Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng vệ tinh do thám.

Bàn về cuộc xung đột Israel-Hamas, các ngoại trưởng Hàn và Mỹ đã chia sẻ quan điểm rằng cần phải có những đợt "ngừng bắn" vì lý do nhân đạo. Hai bên đều lên án cuộc tấn công của Hamas nhằm vào dân thường và đang theo dõi khả năng Triều Tiên có liên hệ với Hamas. (Reuters)

*Philippines hạ thủy 5 tàu tuần duyên với khoản viện trợ từ Nhật Bản: Một quan chức cấp cao Philippines ngày 9/11 xác nhận nước này sẽ hạ thủy 5 tàu tuần duyên trị giá 500 triệu USD thông qua một khoản vay của chính phủ Nhật Bản, qua đó cải thiện khả năng tuần tra ở Biển Đông. Manila công bố dự án này sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người đã cam kết chính quyền Tokyo sẽ "tiếp tục đóng góp vào việc nâng cao năng lực an ninh của Philippines".

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Arsenio Balisacan nêu rõ 5 chiếc tàu dài 97 mét sẽ được chuyển giao trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2028, với khoản tài trợ trị giá 29,3 tỷ peso (525 triệu USD) bằng khoản vay từ Tokyo.

Trong chuyến thăm Manila tuần trước, Thủ tướng Kishida tuyên bố Nhật Bản sẽ cung cấp cho Philippines hệ thống giám sát radar ven biển. Ông Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cũng đồng ý bắt đầu đàm phán về một hiệp ước quốc phòng cho phép hai nước triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau. (AFP)

*Trung Quốc tuyên bố luôn ủng hộ Campuchia duy trì ổn định: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 gửi điện mừng Campuchia nhân kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Trong điện mừng gửi tới Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, với tư cách là nước láng giềng hữu nghị truyền thống, Trung Quốc sẽ luôn kiên định ủng hộ Campuchia duy trì sự ổn định, thúc đẩy phát triển và cải thiện sinh kế của người dân.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Campuchia và Năm Hữu nghị Trung Quốc-Campuchia, ông Tập Cận Bình nhắc lại sự kiện ông và Quốc vương Sihamoni đã gặp nhau tại Bắc Kinh và Hàng Châu trong năm nay để vạch ra kế hoạch chi tiết cho cộng đồng Trung Quốc-Campuchia với tương lai chung.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố ông rất coi trọng việc phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước và sẵn sàng hợp tác với Quốc vương Sihamoni để tăng cường định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, nhằm cùng nhau xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Trung Quốc chất lượng cao, trình độ cao và tiêu chuẩn cao, cùng chia sẻ tương lai trong thời đại mới. (THX)

Châu Phi- Trung Đông

*Hamas nói việc ngừng bắn ở Gaza tùy thuộc vào Mỹ: Ngày 9/11, thành viên cơ quan chính trị của Hamas Mousa Abu Marzouq tuyên bố một lệnh ngừng bắn ở Gaza phụ thuộc vào Mỹ vì nước này "kiểm soát hoàn toàn" cuộc xung đột ở Trung Đông.

Trả lời phỏng vấn tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Marzouq nêu rõ: “Việc ngừng bắn ở Gaza phụ thuộc vào Mỹ, quốc gia ủng hộ quan trọng nhất của Israel. Mỹ cung cấp tiền bạc, vũ khí và cả sự bảo trợ về chính trị cho Israel. Nếu chính quyền Mỹ muốn ngừng bắn, họ có thể đạt được điều đó ngay bây giờ”.

Marzouq cũng kêu gọi các nước Hồi giáo không dừng lại ở việc đưa ra các tuyên bố, lên án Israel mà cần có những hành động cụ thể để giải quyết khủng hoảng, chẳng hạn như cắt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Israel. Theo quan chức Hamas này, Mỹ lại đang đe dọa các nước trong khu vực nên các nước này không áp dụng trừng phạt đối với Israel. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Các nước Trung Đông kỳ vọng lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza; Israel ra điều kiện

*Iran bác bỏ kêu gọi của G7 về việc ngừng hỗ trợ Hamas: Ngày 9/11, Iran đã bác bỏ tuyên bố của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) yêu cầu nước này ngừng ủng hộ Hamas, chấm dứt các hành động “gây bất ổn” cho Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani “lên án mạnh mẽ” tuyên bố của G7 và tuyên bố Iran đang tiến hành “các nỗ lực không ngừng nghỉ để chấm dứt các cuộc tấn công quân sự của Israel vào những dân thường không được bảo vệ tại Gaza”. Trước đó, Hội nghị Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản trong hai ngày 7-8/11, trong đó thảo luận về việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Trung Đông và các vấn đề toàn cầu khác. (AFP)

*Bỉ tuyên bố đã đến lúc trừng phạt Israel: Phó Thủ tướng Bỉ Petra De Sutter cho rằng Israel cần phải đối mặt với hậu quả vì số dân thường thiệt mạng quy mô lớn trong chiến dịch chống Hamas ở Gaza.

Chính trị gia này nói với tờ báo Nieuwsblad ngày 8/11: “Chúng ta không thể làm ngơ trước việc trẻ em bị sát hại mỗi ngày ở Gaza... Đã đến lúc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Israel. Mưa bom thật vô nhân đạo. Rõ ràng là Israel không quan tâm đến yêu cầu ngừng bắn của quốc tế". Bà De Sutter đề xuất đình chỉ thỏa thuận liên kết của Bỉ với Israel và cấm nhập khẩu các sản phẩm từ các vùng lãnh thổ Palestine do Israel chiếm đóng.

Hồi đầu tuần này, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã lên tiếng chỉ trích chiến thuật quân sự của Israel, đồng thời khẳng định "đất nước chúng tôi không đứng về phía nào cả. Điều chúng tôi lựa chọn là chấm dứt bạo lực và hàng nghìn thường dân thương vong". (RT)

Châu Mỹ

*Costa Rica bắt 8 nhân viên ngân hàng trộm 6 triệu USD: Ngày 8/11, nhà chức trách Costa Rica đã bắt giữ 8 nhân viên của National Bank - ngân hàng thương mại lớn nhất quốc gia Trung Mỹ này - liên quan đến vụ trộm hơn 6 triệu USD, vụ trộm lớn nhất trong lịch sử 109 năm của ngân hàng này.

Theo giới chức Costa Rica, 8 nhân viên bị bắt giữ cùng giám đốc pháp lý của ngân hàng National Bank bị cáo buộc các tội danh gồm bao che hành vi trộm cắp, vi phạm quy định nghề nghiệp, tham ô và rửa tiền. Các nhà điều tra cho rằng nghi phạm chính là một nhân viên ngân hàng cấp thấp trộm tiền mặt và giấu trong các túi giấy mà không bị camera an ninh phát hiện. Bộ trưởng Tư pháp Costa Rica Carlo Diaz cho biết chính phủ đang mở rộng cuộc điều tra này. (AFP)

Mỹ, Nhật Bản tập trận chung gần Đài Loan (Trung Quốc)

Mỹ, Nhật Bản tập trận chung gần Đài Loan (Trung Quốc)

Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất của Nhật Bản (JDSDF) đang tiến hành các cuộc tập trận huấn ...

Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên leo thang, Mỹ-Nhật-Hàn lần đầu tập trận không quân; oanh tạc cơ B-52 cũng tham gia, có khả năng mang vũ khí hạt nhân

Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên leo thang, Mỹ-Nhật-Hàn lần đầu tập trận không quân; oanh tạc cơ B-52 cũng tham gia, có khả năng mang vũ khí hạt nhân

Cuộc tập trận trên không Mỹ-Nhật-Hàn nhằm khẳng định cam kết hợp tác giữa ba nước trong bối cảnh căng thẳng tại Bán đảo Triều ...

Ngoại trưởng Mỹ nói gì với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về việc Thụy Điển gia nhập NATO?

Ngoại trưởng Mỹ nói gì với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về việc Thụy Điển gia nhập NATO?

Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/11 cho biết việc Thụy Điển ...

Tình báo Israel tiết lộ danh tính lãnh đạo Hamas hoạt động ở nước ngoài

Tình báo Israel tiết lộ danh tính lãnh đạo Hamas hoạt động ở nước ngoài

Cơ quan tình báo quốc phòng Israel (Aman) ngày 6/11 đã công bố danh sách các quan chức chính trị và ngoại giao hàng đầu ...

Nga - Trung tăng cường hợp tác, cáo buộc phương Tây phá hủy kinh tế toàn cầu

Nga - Trung tăng cường hợp tác, cáo buộc phương Tây phá hủy kinh tế toàn cầu

Ngày 8/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có cuộc gặp với ông Trương Hựu Hiệp - Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động