Công dân Ai Cập sơ tán khỏi Sudan ngày 24/4. (Nguồn: AFP) |
Ngày 25/4, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, nước này đang nỗ lực thúc đẩy việc kéo dài lệnh ngừng bắn thông qua cả việc phối hợp với các đối tác khu vực và quốc tế để hỗ trợ thành lập một ủy ban giám sát các cuộc đàm phán.
Theo phó phát ngôn bộ trên Vedant Pate, Washington muốn giúp các bên giao tranh xác định con đường dẫn đến chấm dứt chiến sự lâu dài thông qua việc can dự với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Sudan.
* Tuy nhiên, cùng ngày, người phát ngôn Lực lượng vũ trang Sudan Nabil Abdullah đã cáo buộc phe đối địch RSF vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mới kéo dài 3 ngày do Mỹ và Saudi Arabia làm trung gian, chỉ chưa đầy nửa giờ sau khi thỏa thuận này có hiệu lực ngày 24/4.
Lệnh ngừng bắn yêu cầu ngừng tất cả các hoạt động quân sự, không tấn công dân thường và cướp bóc tài sản của họ, không đưa binh sĩ đồn trú trong các khu dân cư và chấm dứt việc sử dụng dân thường làm "lá chắn sống".
Song, theo ông Abdullah, RSF đã lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn để triển khai các đoàn xe quân sự từ bên ngoài thủ đô Khartoum để chở quân tiếp viện và vận chuyển đạn dược.
Bên cạnh đó, người phát ngôn này cáo buộc RSF đã tấn công trụ sở của một số cơ quan đại diện ngoại giao ở Khartoum và triển khai lực lượng gần trụ sở của các phái đoàn ngoại giao.
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với báo Ahram Online của Ai Cập, ông Abdullah nhấn mạnh, RSF đã đồng ý ngừng bắn để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Sudan sau 10 ngày giao tranh và thỏa này sẽ phụ thuộc vào việc RSF tuân thủ các điều kiện đặt ra trong thỏa thuận.
Cũng trong ngày 25/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Sudan Volker Perthes đánh giá, dù lệnh ngừng bắn "dường như cho đến nay vẫn được duy trì ở một số khu vực", nhưng không có dấu hiệu cho thấy các bên tham chiến sẵn sàng đàm phán nghiêm túc.
Theo ông Perthes, điều này chứng tỏ cả hai bên đều nghĩ sẽ có khả năng giành chiến thắng quân sự trước bên kia và "đó là một tính toán sai lầm".
Bên cạnh đó, LHQ cảnh báo, tình trạng thiếu hụt nguồn cung lương thực, nước, thuốc men và nhiên liệu xung quanh thủ đô Khartoum của Sudan đang trở nên hết sức nghiêm trọng và giá bán các mặt hàng cơ bản đang tăng vọt.
* Liên quan nỗ lực sơ tán công dân nước ngoài ở Sudan, ngày 25/4, Trung Quốc thông báo đã "sơ tán an toàn" nhóm công dân đầu tiên, và ước tính có khoảng 1.500 công dân Trung Quốc đang ở Sudan.
Ai Cập cũng đã sơ tán hơn 1.500 công dân khỏi quốc gia Bắc Phi và đang gấp rút chuẩn bị tiến hành sơ tán nhiều công dân hơn từ một sân bay gần thủ đô Khartoum, ngay sau khi tình hình an ninh trong khu vực được cải thiện.
Hiện có khoảng 10.000 công dân Ai Cập ở Sudan, trong đó có 5.000 sinh viên.
| Tình hình Ukraine: Kiev tung kế hoạch lớn với 6 thị trấn bị tàn phá, Mỹ nói tôn trọng các nước trong việc viện trợ Ngày 25/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal công bố chương trình tái thiết, trong đó cho hay, nước này sẽ tìm cách "xây dựng lại ... |
| Dầu Nga vẫn chảy khắp thế giới, EU nhập kỷ lục, Trung Quốc mua giá cao; Moscow đã chơi ‘nước cờ cao tay’? Dường như thông tin cho rằng Trung Quốc đang được giảm giá mạnh khi mua dầu thô của Nga là không chính xác. Thực tế, ... |
| Tình hình Sudan: Ngừng bắn tạm thời trong 72 giờ, hai tướng đối địch có thể sắp 'giáp mặt' Sau 48 giờ đàm phán dưới sự trung gian của Mỹ, Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã ... |
| Tin thế giới 25/4: Nga cử T-14 tới Ukraine; ông Biden ra tranh cử; tình hình Sudan có khởi sắc? Moscow bi quan về khả năng có hiệp ước thay thế New START, Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ… là một số tin quốc tế ... |
| Điểm tin thế giới sáng 26/4: Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc-Trung Á, Tiktok vào 'tầm ngắm' của EU, nguy cơ thảm họa sinh học tại Sudan Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/4. |