Hội nghị quốc tế về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quân đội 2023 diễn ra ở The Hague (Hà Lan) trong hai ngày 15-16/2. |
Tại hội nghị kéo dài 2 ngày 15-16/2 tại The Hague, hơn 60 nước, gồm cả Mỹ và Trung Quốc, đã có những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng các quy định quốc tế về sử dụng AI trong chiến tranh, nhằm tạo ra một hiệp ước tương tự như những hiệp ước về vũ khí hóa học và hạt nhân.
AI đã mang lại nhiều cơ hội lớn và có tiềm năng phi thường như một công nghệ hỗ trợ, cho phép con người sử dụng hiệu quả lượng dữ liệu trước đây vốn không thể tưởng tượng được, và cải thiện việc đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, hội nghị cảnh báo, hiện nay trên thế giới dấy lên những quan ngại xung quanh việc sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự và mức độ tin cậy của hệ thống AI, vấn đề liên quan con người, việc thiếu trách nhiệm pháp lý và nguy cơ về những hậu quả không lường trước.
Trong lĩnh vực quân sự, AI đã được sử dụng để do thám và giám sát cũng như phân tích, thậm chí còn được sử dụng để tự động lựa chọn các mục tiêu, chẳng hạn như đưa máy bay không người lái tới nước đối địch.
Theo Giám đốc Viện Quốc phòng Indonesia Andi Widjajanto, dẫn chứng cụ thể là việc sử dụng hệ thống vũ khí tự hành (AWS) trong quân đội hiện nay, do AWS hoạt động để tấn công các mục tiêu mà không cần sự kiểm soát của con người.
Phái đoàn Indonesia truyền tải thông điệp tới Hội nghị rằng, việc triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo trên thế giới hiện nay có thể dẫn đến hành động phi nhân tính trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Do đó, Indonesia kêu gọi sử dụng trí tuệ nhân tạo quân sự có trách nhiệm.
Tại hội nghị, khoảng 2.000 đại biểu đến từ các chính phủ, các công ty công nghệ cũng nhất trí thành lập một ủy ban toàn cầu để làm rõ về việc sử dụng AI trong chiến tranh và đưa ra những hướng dẫn cụ thể.
Ông Widjajanto khuyến khích đối thoại toàn cầu nhằm thảo luận về các khuôn khổ giải quyết những vấn đề tiềm ẩn phát sinh ngoài ý muốn khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt trong điều kiện chiến tranh.
Các chuyên gia cho rằng, có thể còn lâu mới đạt được hiệp ước quy định về sử dụng AI trong chiến tranh, nhưng những người tham dự nhất trí cần phải nhanh chóng xây dựng các hướng dẫn liên quan vấn đề này.
Trong khi đó, Indonesia gợi ý, các nước trên thế giới cần xây dựng những chuẩn mực quốc tế trong sử dụng trí tuệ nhân tạo trong chiến tranh. Sự tồn tại của các chuẩn mực đạo đức là quan trọng và cấp bách để yêu cầu trách nhiệm đối với hành vi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quân đội.
| Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)? Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền ... |
| Các 'đại gia công nghệ' Trung Quốc đồng loạt nhảy vào sân chơi ChatGPT Tuần này, Alibaba, Tencent, Baidu, NetEase và JD.com đồng loạt công bố dự định thử nghiệm và ra mắt chatbot AI tương tự ChatGPT của ... |
| AI cảnh báo thời tiết cho các vùng lũ ở Thái Lan và Việt Nam Một số công ty đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp bảo vệ khách hàng ở các nước châu Á như Thái ... |
| Mỹ đề xuất dùng AI có trách nhiệm trong quân sự Mỹ kêu gọi tất cả các nước tham gia việc thực hiện các quy tắc quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc ... |
| Tỷ phú Elon Musk sắp cấy chip vào não người: Từ phim khoa học viễn tưởng đến ngành công nghiệp tỷ USD? Tại sao tỷ phú Elon Musk muốn đặt một con chip máy tính vào não của bạn? |