Triển vọng Bộ tứ: ‘Bọt biển’ hay ‘bức tường thành’ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc?

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên Japan Times, Giáo sư Brahma Chellaney phân tích về sự chật vật của Bộ tứ (Quad) trong tình cảnh “ngã ba đường”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi Bộ tứ được thành lập với tư cách là một liên minh chiến lược của 4 nền dân chủ hàng đầu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, không ít người đã nghi ngờ về mức độ lớn mạnh của nhóm này.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng chế giễu đây chỉ là một “ý tưởng để thu hút sự chú ý của báo giới" và sẽ tiêu tan “như bọt biển ở khu vực Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương”.

Tuy nhiên, do Bắc Kinh tiếp tục chủ nghĩa bành trướng, cộng với quyết tâm xây dựng năng lực phòng thủ của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, đã dẫn tới một Bộ tứ ngày càng vững mạnh, có tiềm năng thực sự để củng cố an ninh khu vực.

Câu hỏi đặt ra là liệu Bộ tứ có thực hiện cam kết của mình hay không.

Tổng thống Joe Biden phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ với Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, tại Phòng Đông của Nhà Trắng, vào ngày 24 tháng 9 năm 2021, tại Washington. (Nguồn:
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ với Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 24/9/2021 tại Washington D.C. (Nguồn: AP)

Át chủ bài của Trung Quốc

Có một điều chắc chắn rằng tất cả 4 thành viên Bộ tứ - Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ - đều cần hiện thực hóa Tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở do Nhật Bản khởi xướng vào năm 2016 và được Mỹ xác nhận vào năm 2017.

Bộ tứ phải mất một khoảng thời gian để bắt đầu thực sự đi vào hoạt động và hiện đã đạt được động lực đáng kể. Kể từ năm 2021, Bộ tứ đã tổ chức ba hội nghị thượng đỉnh, trong đó có 2 hội nghị trực tuyến và hội nghị thượng đỉnh thứ tư dự kiến diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Tokyo vào ngày 24/5.

Tuy nhiên, Bộ tứ vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Đặc biệt khó khăn vì hành động của chính các thành viên đang làm suy yếu cơ sở chiến lược dẫn tới sự ra đời của nhóm, đó là việc cần thiết phải ngăn chặn Trung Quốc khuấy động tình hình an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một vấn đề then chốt là cả 4 thành viên Bộ tứ đã để cho mình bị dụ dỗ bởi câu chuyện của Trung Quốc rằng các mối quan hệ kinh tế có thể tách khỏi vấn đề địa chính trị.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 676,4 tỷ USD vào năm 2021, hiện là động lực chính của nền kinh tế nước này.

Nếu không có thặng dư thương mại này, tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ bị đình trệ, đặc biệt là khi Chủ tịch Tập Cận Bình tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với các công ty tư nhân.

Điều đó cũng sẽ cản trở khả năng Trung Quốc đầu tư vào quân đội và cung cấp tài chính cho các hoạt động hung hăng của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

Chưa hết, Mỹ và Ấn Độ lại là những nước đóng góp chính vào thặng dư thương mại của Trung Quốc, trong đó đứng đầu là Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng hơn 25% vào năm 2021, lên 396,6 tỷ USD và hiện chiếm hơn 58% tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc - đạt 77 tỷ USD trong 12 tháng tính đến tháng 3/2022 - vượt quá ngân sách quốc phòng của Ấn Độ, ngay cả khi hai nước bị vướng vào một tình thế đối đầu quân sự nguy hiểm dọc khu vực biên giới ở dãy Himalaya.

Các cuộc xâm phạm lén lút của Trung Quốc vào một số khu vực biên giới của Ấn Độ vào năm 2020 đã châm ngòi cho các cuộc đụng độ chết người, thúc đẩy việc xây dựng lực lượng và cơ sở hạ tầng ở biên giới vốn vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay.

Theo Giáo sư Brahma Chellaney, đây đáng lẽ phải là một lời cảnh tỉnh đối với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông đã quá quan tâm đến việc xoa dịu Trung Quốc đến mức bị bất ngờ trước hành động hiếu chiến của nước này.

Australia và Nhật Bản cũng đã bị phụ thuộc đáng kể vào thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc chiếm gần 1/3 trao đổi thương mại quốc tế của Australia và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản.

Hơn nữa, cả hai nước này đều là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà đứng đầu là Trung Quốc. Việc cho phép Trung Quốc hình thành các quy tắc thương mại ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rõ ràng là một cái giá phải trả cho lợi ích kinh tế mà họ thu được khi gia tăng trao đổi thương mại với khu vực.

Thay vì tiếp tục chấp nhận quyền lực kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, nhóm Bộ tứ nên coi hợp tác kinh tế - bao gồm cả tăng cường thương mại giữa các thành viên - là trọng tâm trong chương trình nghị sự của nhóm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ công bố Khuôn khổ kinh tế khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao hàm nhiều lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến nền kinh tế kỹ thuật số.

Tuy nhiên, việc chính quyền Mỹ không muốn cam kết cung cấp thêm các nguồn lực cho khu vực hay đề xuất giúp các đối tác khu vực được tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng hơn đã hạn chế nghiêm trọng tiềm năng của sáng kiến này.

Hơn nữa, ông Biden còn thúc đẩy một chương trình nghị sự mở rộng của nhóm Bộ tứ, bao gồm các vấn đề không liên quan gì đến mục tiêu cốt lõi của nhóm - từ biến đổi khí hậu, phân phối vaccine Covid-19 đến việc phục hồi chuỗi cung ứng.

Triển vọng Bộ tứ: ‘Bọt biển’ hay ‘bức tường thành’ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc?
Các thành viên Bộ tứ có khi nào "mất cảnh giác" khi Trung Quốc cho rằng các mối quan hệ kinh tế có thể tách khỏi vấn đề địa chính trị? (Nguồn: AU)

Lu mờ bức tranh chiến lược

Giáo sư Brahma Chellaney nhận định, xung đột mang tính ủy nhiệm ngày càng sâu sắc của Mỹ với Nga càng làm lu mờ bức tranh chiến lược. Ông Biden là tổng thống thứ ba liên tiếp của Mỹ cam kết thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhưng cuộc chiến Ukraine, mà ông chủ Nhà Trắng tin rằng "có thể tiếp diễn trong một thời gian dài", có khả năng khiến ông không thể hoàn thành được chính sách xoay trục này, giống như những người tiền nhiệm.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng có thể thúc đẩy ông Biden thực hiện một cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn với Trung Quốc. Ngay cả trước khi Nga tấn công Ukraine, ông Biden đã bắt đầu giảm bớt áp lực đối với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ đã để Trung Quốc "thoát tội" mà không bị trừng phạt khi che giấu nguồn gốc của dịch Covid-19 và không đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” năm 2020 với Mỹ.

Ông cũng từ bỏ cáo buộc gian lận đối với Mạnh Vãn Châu, con gái người sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ có liên quan đến quân đội Trung Quốc - Huawei.

Tin liên quan
Mỹ Mỹ 'mạnh tay' trừng phạt Nga: Lời cảnh tỉnh cho Trung Quốc?

Hiện nay, khi đang cố gắng bảo đảm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không cung cấp cho Tổng thống Nga Putin "phao cứu sinh" kinh tế bằng cách vô hiệu hóa tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, ông Biden có thể sẽ áp dụng một cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn với Bắc Kinh.

Đại diện Thương mại Mỹ đã khôi phục miễn trừ thuế quan từ thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với 352 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Và hiện Nhà Trắng đang xem xét việc cắt giảm thuế trên diện rộng hơn đối với các mặt hàng không mang tính chiến lược được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Như vậy là, Bộ tứ có thể tổ chức bao nhiêu hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo tùy thích. Tuy nhiên, theo chuyên gia Brahma Chellaney, nếu không có tầm nhìn chiến lược rõ ràng với một chương trình nghị sự phù hợp thì điều đó sẽ không mang lại nhiều lợi ích.

Mục đích của Bộ tứ là hoạt động như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và bảo đảm sự cân bằng quyền lực ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 24/5 tới tại Tokyo, tất cả các vấn đề khác nên được đặt sau mục tiêu này.


* Nhà địa chiến lược người Ấn Độ, tác giả của cuốn sách Asian Juggernaut (2010) và Water: Asia's New Battlefield (2011), hiện là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi.

Lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Bộ tứ hành động?

Lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Bộ tứ hành động?

Mỹ cảnh cáo chính quyền quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Động thái mới nhất của Bắc Kinh chắc chắn ...

Tham vọng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương: Cần ngăn chặn 'từ trong trứng nước'

Tham vọng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương: Cần ngăn chặn 'từ trong trứng nước'

Trong một bài phân tích gần đây trên trang aspistrategist.org.au, Tiến sỹ Michael Shoebridge, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng thuộc Viện Chính ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động