TIN LIÊN QUAN | |
Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên tham vấn khôi phục tiến trình phi hạt nhân hóa | |
Triều Tiên tiếp tục nâng cấp cở sở tên lửa tầm xa |
Đây là một trong những cách giải thích rõ ràng nhất về quan điểm phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử.
Tại cuộc gặp ngày 12/6 vừa qua ở Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Triên Kim Jong-un đã nhất trí "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" đổi lại các đảm bảo an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, hai bên có cách diễn giải không giống nhau về khái niệm "phi hạt nhân hóa". Chính sự khác biệt này đã làm bế tắc các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai bên.
Bài xã luận trên KCNA nêu rõ: "Khi chúng tôi nói đến Bán đảo Triều Tiên, khái niệm này bao gồm khu vực Triều Tiên cộng với lãnh thổ Hàn Quốc, nơi vũ khí hạt nhân của Mỹ và các dạng thức khác của đe dọa vũ lực đang được triển khai.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thứ hai từ phải sang, kiểm tra việc chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 (ICBM) ở phía Tây Bắc Triều Tiên vào tháng 7/2017. (Nguồn: AP) |
Khi chúng tôi nói đến 'phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên', cần hiểu chính xác khái niệm này là xóa bỏ mọi nhân tố đe dọa hạt nhân không chỉ từ phía Triều Tiên và Hàn Quốc, mà cả từ toàn bộ các khu vực láng giềng".
Bài viết nhấn mạnh, Triều Tiên bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ rằng, Triều Tiên phải đơn phương phi hạt nhân hóa, đồng thời Washington nên từ bỏ "ảo tưởng" về việc buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân "bằng cách gây sức ép và trấn áp".
KCNA cũng cho biết thêm rằng: "Rõ ràng phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là một việc chung, không thể đạt được nếu Mỹ và Triều Tiên không cùng nhau cố gắng".
Hãng thông tấn này nhấn mạnh: "Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên nên được xác định là "xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên trước khi loại bỏ khả năng răn đe hạt nhân của chúng tôi".
Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc từ năm 1958-1991. Sau khi rút loại vũ khí này, Mỹ đã mở rộng "chiếc ô hạt nhân", hỗ trợ cả Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng máy bay ném bom và tàu ngầm đồn trú tại nơi khác.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore, Mỹ cho biết sẽ không dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên trước khi có thêm những tiến bộ hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách "có thể kiểm chứng".
Trong một cuộc họp báo ở Washington ngày 20/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino tránh trả lời câu hỏi về định nghĩa "phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên" bao gồm khu vực rộng lớn hơn hay chỉ Triều Tiên.
Ông khẳng định: "Chúng tôi tập trung phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Chúng tôi tin tưởng vào các cam kết mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Trump đã đạt được".
Dự kiến, khái niệm chính xác về phi hạt nhân hóa sẽ được nêu ra một lần nữa khi ông Trump cho biết đang cân nhắc gặp lại ông Kim vào đầu năm 2019.
Mỹ “không vội” trong tiến trình đàm phán hạt nhân với Triều Tiên Ngày 14/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp những kỳ vọng về một thỏa thuận nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kho ... |
Triều Tiên: Hàn Quốc mua vũ khí nước ngoài là vi phạm thỏa thuận quân sự Ngày 12/12, lần thứ ba liên tiếp, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã chỉ trích Hàn Quốc ... |
Triều Tiên: Đưa Bình Nhưỡng vào danh sách đen buôn người là hành động "thù địch" Ngày 10/12, báo Uriminzokkiri, một trong những kênh tuyên truyền đối ngoại của Triều Tiên, đã đăng bài xã luận chỉ trích việc Mỹ đưa ... |