TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thư ký NATO lên án vụ thử tên lửa Triều Tiên | |
Chính giới Nhật không bỏ qua việc Triều Tiên phóng tên lửa |
"Vụ phóng này có ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt quân sự". (Nguồn: wrcbtv.com) |
Giáo sư Carl Schuster tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii và từng là giám đốc chiến dịch của Trung tâm Tình báo thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nhận định: "Việc này (vụ phóng tên lửa) rõ ràng là nhằm vào Nhật Bản". Theo giáo sư Schuster, sự thù địch của Triều Tiên đối với Nhật Bản bắt nguồn từ mối quan hệ gần gũi của Tokyo với Seoul và Washington.
Theo đó, có 2 khía cạnh đối với mỗi vụ phóng do quân đội Triều Tiên tiến hành đó là vấn đề kỹ thuật và vấn đề chính trị. Khía cạnh chính trị liên quan đến cả các vấn đề trong nước và quốc tế. Trong nước, vụ phóng tên lửa là cách để nhà lãnh đạo Kim chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Ngoài nước, những vụ phóng của Triều Tiên nhằm phát đi một thông điệp đối với các bên thù địch của Bình Nhưỡng về năng lực quân sự của Triều Tiên.
Giáo sư Schuster nhận định: "Vụ phóng này có ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt quân sự. Đây là vụ phóng đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nhậm chức, diễn ra chỉ 10 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cam kết rằng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên".
Lầu Năm Góc: Không nhất thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên Ngày 10/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Washington không nhất thiết phải bắn rơi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ... |
Triều Tiên: Sẽ phóng thử tên lửa liên lục địa "mọi lúc mọi nơi" Theo KCNA (Triều Tiên), tuyên bố trên được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên đưa ra ngày 8/1. |