TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình bang Rakhine, Myanmar | |
Myanmar: Những nỗi buồn đằng sau cánh cửa hội nhập |
Trao đổi với báo giới, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc (LHQ) Matthew Rycroft, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trong tháng 3, xác nhận trong cuộc họp trên, HĐBA đã ra đưa ra một số tuyên bố liên quan đến tình hình tại Myanmar, song chưa đạt được sự đồng thuận chung.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết những tuyên bố như trên phải nhận được sự đồng thuận trước khi được thông qua. Tuy nhiên, nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, được Nga ủng hộ, đã ngăn chặn tuyên bố này. Bản dự thảo của văn kiện trên mà Reuters có được chủ yếu "bày tỏ quan ngại về sự tái diễn đụng độ tại một số khu vực của Myanmar và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận nhân đạo đối với mọi khu vực chịu ảnh hưởng".
Người dân Myanmar rời khỏi thị trấn biên giới Laukkai để tránh xung đột giữa quân Chính phủ và phiến quân ngày 7/3. (Nguồn: EPA) |
Bang Rakhine là nơi diễn ra tình trạng bạo lực giáo phái nghiêm trọng giữa người Phật giáo và người Rohingya theo Hồi giáo. Bạo lực do mâu thuẫn sắc tộc và chia rẽ giáo phái đã hoành hành tại đây từ năm 2012, khiến nhiều người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ quê hương.
Myanmar không công nhận người Rohingya là một trong các dân tộc thiểu số của nước mình và gọi họ là người Bengalis - hay người nhập cư bất hợp pháp từ nước Bangladesh láng giềng - dù nhiều người đã sống tại Myanmar qua nhiều thế hệ. Thời gian qua đã xảy ra tình trạng người Rohingya di cư hàng loạt từ bang Rakhine, Bắc Myanmar sang các nước láng giềng sau khi quân đội nước này phát động các chiến dịch truy tìm các phần tử nổi dậy tấn công các trạm kiểm soát biên giới. Giới chức Myanmar cáo buộc các tay súng tấn công đó là thành viên lực lượng Tổ chức Thống nhất người Rohingya, một nhóm vũ trang sắc tộc nhỏ Rohingya hoạt động từ những năm 80-90 của thế kỷ trước.
Hồi tháng 2 năm ngoái, Văn phòng Nhân quyền của LHQ đã cáo buộc quân đội Myanmar đàn áp người Rohingya, song phía chính quyền Myanmar đã bác bỏ cáo buộc trên. Nay Piy Taw đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ bạo lực trên và kêu gọi cộng đồng quốc tế cho Myanmar thêm thời gian để giải quyết vấn đề phức tạp và khó khăn này.
Myanmar ấn định tổ chức hội nghị các nhóm vũ trang sắc tộc Theo các phương tiện truyền thông Myanmar ngày 10/7, hội nghị các nhóm vũ trang sắc tộc ở nước này sẽ diễn vào ngày 26/7 ... |
Myanmar nỗ lực giải quyết tồn đọng từ Chính phủ tiền nhiệm Đáp ứng mong mỏi của nông dân Myanmar, Chính phủ mới của nước này đang nỗ lực giải quyết đơn khiếu nại về thu hồi ... |
Tương lai Myanmar còn bất định Bà Aung San Suu Kyi cũng như chính quyền mới của Myanmar đứng trước trách nhiệm lịch sử phải đem lại cuộc sống đủ đầy ... |