TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Donald Trump lạc quan về đà phục hồi của kinh tế Mỹ hậu Covid-19 | |
Ngành hàng không quốc tế hướng tới 'sân bay không chạm' hậu Covid-19 |
Vaccine điều trị dịch bệnh Covid-19 đang trong quá trình được các nhà khoa học hai nước Nhật Bản và Trung Quốc tìm tòi. |
Thông tin do Trung tâm tin tức Ủy ban Quản lý Giám sát Tài sản Nhà nước Quốc vụ viện Trung Quốc công bố mới đây cho thấy, xưởng sản xuất vaccine bất hoạt ngừa Covid-19 của Viện nghiên cứu sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Y dược Trung Quốc (Sinopharm) đã tiến hành khử trùng toàn diện và bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng từ ngày 30/5 trước khi chính thức đi vào sản xuất.
Là xưởng sản xuất vaccine bất hoạt chống Covid-19 lớn nhất thế giới hiện nay, Viện nghiên cứu sinh phẩm Bắc Kinh chỉ mất 2 tháng để xây dựng và hoàn thành xưởng sản xuất này ngày 15/4 vừa qua. Hiện nay, xưởng này mỗi đợt có thể sản xuất hơn 3 triệu liều, sản lượng hàng năm có thể lên tới 100 triệu - 120 triệu liều.
Nhằm chứng minh tính an toàn và hiệu quả để có thể sớm sản xuất vaccine và tung ra thị trường, lãnh đạo của Tập đoàn Sinopharm đã trở thành những tình nguyện viên đầu tiên thử nhiệm loại vaccine này. Kết quả cho thấy, tất cả người tiêm đều sản sinh kháng thể và lượng kháng thể đạt mức có thể chống lại virus.
Hơn 2.000 người đã hoàn thành việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II đối với 2 loại vaccine của 2 Viện nghiên cứu trên. Sau khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn III, các loại vaccine bất hoạt này của Trung Quốc sẽ có mặt sớm nhất trên thị trường vào khoảng cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. Với 2 xưởng sản xuất vaccine Covid-19 này, sản lượng của Trung Quốc mỗi năm có thể đạt hơn 200 triệu liều.
Tin liên quan |
Ví Covid-19 như 'Chernobyl' của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố sẽ thắng trong cuộc đua vaccine |
Trong khi đó, Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản cho biết, Tokyo kỳ vọng giữa năm 2021 sẽ bắt đầu cung cấp vaccine phòng Covid-19 cho người dân.
Hiện tại, các công ty, trường đại học, viện nghiên cứu khác đang tích cực thúc đẩy chương trình phát triển vaccine và có thể sẽ thử nghiệm lâm sàng vào tháng 7 tới.
Bộ trưởng Y tế và Lao động Kato Katsunobu đã báo cáo với liên minh đảng cầm quyền về mục tiêu. Theo đó, Chính phủ sẽ kêu gọi các bên liên quan chuẩn bị điều kiện sản xuất song song với việc nghiên cứu và phát triển vaccine, nhằm rút ngắn thời gian sản xuất hàng loạt nếu vaccine được điều chế. Bộ Y tế dành khoảng 1,28 tỷ USD trong năm tài chính năm nay để giúp xây dựng hệ thống sản xuất.
Cùng với đó, Thủ tướng Abe Shinzo cam kết Chính phủ sẽ tài trợ 300 triệu USD giúp một tổ chức quốc tế phát triển vaccine. Tổng số tiền tài trợ bao gồm 200 triệu USD góp thêm vào số tiền 100 triệu USD mà Nhật Bản cam kết vào tháng trước.
Ông Abe cho rằng, quá trình phát triển vaccine đang được thực hiện tích cực với sự tập hợp trí tuệ của toàn nhân loại, và thế giới cần chuẩn bị tốt để nhanh chóng cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển ngay khi vaccine được hoàn thành.
Cùng với việc phát triển vaccine, một công ty Nhật Bản sản xuất bộ xét nghiệm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 dự kiến tăng công suất thông qua hợp tác với 2 hãng điện tử khổng lồ của Nhật Bản là Toshiba và Hitachi.
Bộ xét nghiệm kháng nguyên Fujirebio có thể xác định một người có bị nhiễm virus hay không sau khoảng 30 phút. Mặc dù độ chính xác của xét nghiệm kháng nguyên vẫn thấp hơn so với xét nghiệm PCR phổ biến hiện nay, bộ xét nghiệm này được kỳ vọng cho kết quả nhanh hơn.
Fujirebio dự kiến, trong năm nay sẽ tăng gấp đôi công suất từ mức 200.000 bộ/tuần hiện nay. Động thái này là một ví dụ tiếp theo của sự hợp tác liên ngành giữa các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nhằm mở rộng chế tạo sản xuất vật tư y tế trong cuộc chiến chống đại dịch.
Hơn 8,8 tỷ USD được đóng góp, thế giới nắm tay nhau cam kết 'vaccine công bằng' cùng vượt qua đại dịch TGVN. Ngày 4/6 đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Vaccince Toàn cầu (Global Vaccine Summit 2020) với sự tham gia của đại diện đến từ ... |
Nga chính thức cấp phép thuốc điều trị Covid-19 TGVN. Các nhà khoa học Nga sẽ bắt đầu thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vaccine phòng Covid-19, và giới ... |
Tổ chức Y tế thế giới ra mắt sáng kiến 'Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19' TGVN. Ngày 29/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố sáng kiến “Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19” nhằm chia sẻ vaccine, ... |