TIN LIÊN QUAN | |
Những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc gặp lịch sử Hàn - Triều | |
Nóng: 5 điểm nhấn trong Tuyên bố chung Hàn - Triều |
Tờ Korea Herald cho rằng Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 đã diễn ra thành công, và đây được xem là bàn đạp tuyệt vời cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4. (Nguồn: AP) |
Trong khi đó, nhật báo Chosun nhận định Tuyên bố chung Panmunjom là một bước tích cực nhằm làm tan băng mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, tuy nhiên văn kiện này là chưa đủ để có thể đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa. Báo trên thậm chí cho rằng tuyên bố này không mạnh mẽ bằng "những gì đã thỏa thuận trong năm 2005" khi Triều Tiên "cam kết từ bỏ mọi vũ khí hạt nhân hiện có và chương trình hạt nhân đang phát triển", đồng thời cho phép các thanh sát viên đến Bình Nhưỡng để thẩm tra.
Theo nhật báo Chosun, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không công khai đề cập vấn đề phi hạt nhân hóa, vì thế "để đảm bảo Bình Nhưỡng sẽ không đi ngược lại các cam kết như đã làm 25 năm qua, cần tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt và gây sức ép cần thiết".
Cùng chia sẻ quan điểm trên, nhật báo Joongang cho rằng các diễn biến hiện nay "khác xa" tình hình cách đây vài tháng, khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên còn "dọa nhau về nút hạt nhân". Tuy nhiên, còn "cả một chặng đường dài phải đi qua trước khi thực hiện phi hạt nhân hóa". Do trên thực tế, ông Kim Jong-un chưa bao giờ công khai quan điểm về phi hạt nhân hóa hoặc nêu rõ sẽ thực hiện phi hạt nhân hóa ra sao và vào thời điểm nào.
Vì vậy, theo nhật báo Joongang, các thỏa thuận đạt được trong Tuyên bố chung Panmunjom chỉ nên xem là "điểm khởi đầu cho một hành trình dài dẫn tới phi hạt nhân hóa". Báo trên nhấn mạnh để thực hiện tiến trình phi hạt nhân hóa cần xác định lộ trình cụ thể, bao gồm các biện pháp, đối tượng và khung thời gian.
Trước đó, trong ngày 27/4, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba đã được tổ chức tại tòa nhà Hòa Bình thuộc Hàn Quốc tại làng đình chiến Panmunjom.
Tuyên bố chung của hội nghị thể hiện sự tin cậy và tinh thần đối thoại xây dựng, trong đó, hai bên nhất trí ngừng tất cả các hành động thù địch và tiến tới ký Hiệp ước hòa bình, kết thúc chiến tranh trong năm nay; nhất trí giải giáp hạt nhân theo từng giai đoạn; tiến hành thường xuyên các cuộc đàm phán, tổ chức đoàn tụ gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thực hiện một loạt dự án hợp tác kinh tế và giao lưu xã hội…
Đức, Canada và Indonesia hoan nghênh kết quả hội nghị Thượng đỉnh liên Triều Ngày 27/4, Đức, Canada và Indonesia đã bày tỏ hoan nghênh hội nghị thượng đỉnh liên Triều mang tính lịch sử, coi đây là một ... |
Việt Nam chúc mừng và đánh giá cao nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên Ngày 27/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức Hội đàm thượng đỉnh liên Triều ngày ... |
Những biểu tượng đầy ý nghĩa trong phòng đàm phán liên Triều Tại cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, căn phòng diễn ra các ... |