Từ 10-12: Một giấy cho nhà đất, có gì mới?

Ngày 10-12, nghị định 88 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới) có hiệu lực. Từ đây, nhà, đất được thống nhất một mẫu giấy chứng nhận, một cơ quan quản lý, một hệ thống đăng ký biến động, lưu trữ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Theo quy định mới, giấy chứng nhận cấp trước ngày 10-12-2009 vẫn có giá trị sử dụng. Trong ảnh: cán bộ UBND Q.7 (TP.HCM) giải đáp thủ tục cấp giấy chứ


Theo đó, người dân thực hiện những thủ tục hành chính về nhà, đất chỉ cần gõ “một cửa” là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cho dù tài sản của họ là quyền sử dụng đất ở có nhà hay không có nhà, đất nông nghiệp hay đất trồng rừng...

Dân tự đo vẽ nhà, đất

Theo quy định của nghị định 88, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trong trường hợp chỉ có đất không có nhà và tài sản trên đất (gọi chung là nhà) thì chủ đất chỉ nộp ba loại giấy tờ: đơn đề nghị cấp giấy, giấy tờ về quyền sử dụng đất và bản sao các giấy tờ liên quan về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Với trường hợp có nhà trên đất, người dân có thể tự đo vẽ nhà và UBND phường, xã phải kiểm tra và xác nhận trên bản vẽ đó. Bản vẽ nhà sẽ không phải qua thủ tục kiểm tra của phòng quản lý đô thị như trình tự cấp giấy chứng nhận cũ.

Những biến động về nhà, đất phải cấp giấy mới (điều 19, thông tư 17)

* Những trường hợp biến động về nhà, đất phải cấp giấy chứng nhận mới: hợp nhiều thửa đất thành một thửa, hợp nhiều tài sản của nhiều chủ thành tài sản của một chủ; tách một thửa thành nhiều thửa, Nhà nước thu hồi một phần đất; những biến động sau khi giải quyết tranh chấp đất, tài sản trên đất, chia tách sáp nhập các tổ chức có sử dụng đất...; thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc bị mất.

Những trường hợp biến động về nhà, đất chỉ cần xác nhận vào giấy cũ: giảm diện tích do sạt lở tự nhiên; thay đổi thông tin về số liệu thửa, tên đơn vị hành chính, thời hạn sử dụng đất, sở hữu tài sản; chuyển từ thuê đất sang giao đất có nộp tiền sử dụng đất; thay đổi về hạn chế quyền của chủ đất, chủ tài sản; thay đổi về nghĩa vụ tài chính, diện tích, nguồn gốc tạo lập hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng.

Điểm gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn là quy định sau mỗi lần chuyển nhượng toàn bộ thửa đất, tức thay đổi chủ sử dụng đất thì sẽ cấp giấy chứng nhận mới, không ghi nhận biến động trên giấy chứng nhận như trước đây.

Lần này nghị định thống nhất một cơ quan cấp giấy là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở hai cấp: cấp quận huyện cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân và cấp tỉnh, thành phố cấp giấy cho tổ chức.

Điều này khắc phục nhược điểm nhiều đầu mối trong việc cấp giấy chứng nhận của các địa phương mà điển hình là tại TP.HCM thời gian qua. Tại TP.HCM từng có đến sáu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho nhà, đất. Cấp quận huyện có phòng tài nguyên - môi trường, phòng quản lý đô thị hoặc phòng công thương, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ dịch vụ hành chính công. Cấp thành phố có sở tài nguyên - môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, sở xây dựng cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình cho tổ chức.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho người dân ở những vùng nông thôn, địa bàn rộng, nhiều xã ở xa trung tâm thị trấn, thông tư 17 (hướng dẫn thực hiện nghị định 88) cho phép người dân nông thôn được nộp hồ sơ tại hai nơi: hoặc UBND xã, thị trấn hoặc tại văn phòng đăng ký.

Sau ba ngày, đơn vị nhận hồ sơ phải thông báo cho người dân biết nếu hồ sơ cần phải bổ sung.

Nhà, đất chung: mỗi người được cấp một giấy

Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc cấp giấy mới là ai có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất đều được cấp một giấy chứng nhận đứng tên mình. Nhiều người cùng sử dụng một lô đất hoặc căn nhà thuộc sở hữu của nhiều người do góp tiền xây chung, mua chung hoặc do thừa kế chung... thì mỗi người sẽ được cấp một giấy chứng nhận (trừ trường hợp vợ chồng được cấp chung quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản).

Trên giấy chứng nhận của các đồng sở hữu sẽ có một dòng ghi nhận: cùng sử dụng (sở hữu) đất (tài sản) với người khác. Tuy nhiên, nếu nhà, đất của chung nhưng chưa có cơ sở xác định được tất cả đồng sở hữu, đồng sử dụng thì vẫn cấp giấy cho người đại diện đứng tên như quy định cũ.

Nếu đất của người này nhưng nhà, xưởng hoặc tài sản (gọi chung là nhà) của người khác thì cả hai người đều được cấp giấy chứng nhận. Trên giấy chứng nhận của chủ đất chỉ có thông tin về đất, còn trên giấy chứng nhận của chủ nhà ghi thông tin phần nhà và ghi thêm: “Sở hữu nhà trên đất thuê (mượn, nhận góp vốn...) của (tên chủ đất)”.

Giấy cấp cho người sở hữu nhà phải có sự đồng ý bằng văn bản của người sử dụng đất (hoặc thỏa thuận với người sử dụng đất về việc tạo lập nhà, hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng góp vốn không hình thành pháp nhân mới). Người sử dụng đất cho sử dụng bao nhiêu năm thì chủ nhà được công nhận sở hữu nhà chừng ấy năm.

Ông Trần Hùng Phi - cục trưởng Cục Đăng ký và thống kê, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường - giải thích trong lần tập huấn tại TP.HCM gần đây, cách ghi chú nói trên nhằm tránh tình trạng một trong các đồng sở hữu tự ý chuyển nhượng, mua bán... nhà, đất mà không thông báo cho các đồng sở hữu khác. Hoặc người sở hữu nhà bán nhà mà không thông báo tình trạng đất cho người mua. Trước đây, một thửa đất hoặc một căn nhà chỉ được cấp một giấy, tên của tất cả các đồng sở hữu, đồng sử dụng sẽ được ghi trên trang một hoặc trang bổ sung của giấy chứng nhận.

Theo nghị định 88, các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10-12 vẫn còn giá trị sử dụng, người dân có nhu cầu đổi giấy mới sẽ được cấp đổi miễn phí. Đối với giấy cũ, cơ quan đăng ký vẫn thực hiện xác nhận thay đổi trong những trường hợp cho phép xác nhận như trên giấy mới (trừ trường hợp đề nghị bổ sung thêm tài sản).

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 16-23/12.
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động