Từ luật hải cảnh đến luật biên giới mới, thông điệp của Trung Quốc và hàm ý với Ấn Độ

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên Times of India gần đây, cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ S D Pradhan cho rằng cả luật hải cảnh và luật biên giới đều có ngôn từ “hung hăng” tương tự nhau...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc lần đầu tiên có hành động 'siết biên' tổng thể, Ấn Độ lo. (Nguồn: Reuters)
Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc nhìn từ Bumla, bang Arunachal Pradesh. (Nguồn: Reuters)

Ngày 23/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật mới về bảo vệ và quản lý biên giới đất liền, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thông qua một luật riêng quy định cách thức quản lý và bảo vệ biên giới trên bộ dài 22.000 km với 14 quốc gia. Luật mang tính toàn diện, bao gồm 62 điều khoản trong 7 chương, chủ đề trọng tâm khẳng định "chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm".

Biên giới dài 3.500km giữa Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) trên dãy Himalaya vẫn chưa được phân định và các chuyên gia lo ngại, luật mới có thể tạo ra những rào cản lớn trong việc giải quyết căng thẳng giữa các lực lượng bảo vệ biên giới hai nước kéo dài suốt 17 tháng qua.

Bốn điểm đáng chú ý

Theo cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ S D Pradhan, luật biên giới đất liền mới của Trung Quốc có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tranh chấp biên giới của Ấn Độ tại khu vực biên giới Ấn Độ-Tây Tạng.

Vị chuyên gia chỉ ra 4 nội dung quy định đáng chú ý của luật. Thứ nhất, luật này trao quyền lực cho nhà nước để thực hiện các hành động cần thiết chống lại mọi hành động đe dọa chủ quyền của quốc gia.

Luật quy định rằng "nhà nước phải thực hiện các biện pháp kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới trên bộ, đồng thời đề phòng và chống lại mọi hành vi phá hoại chủ quyền lãnh thổ và các biên giới trên đất liền".

Thứ hai, luật này tập trung vào nhu cầu "phát triển cơ sở hạ tầng ở biên giới, dịch vụ công và cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới, khuyến khích, hỗ trợ đời sống và công việc của người dân ở đó, thúc đẩy điều phối giữa biên phòng với phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới.

Theo Điều 43, "Nhà nước hỗ trợ xây dựng thị trấn giáp biên, cải thiện hệ thống các thị trấn biên giới và tăng cường hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng”.

Thứ ba, "luật trao quyền cho Quân ủy Trung ương chỉ đạo các cơ quan quân sự hữu quan về việc tổ chức, chỉ đạo, điều phối hoạt động phòng thủ, kiểm soát biên giới đất liền, duy trì ổn định xã hội, ứng phó với các tình huống khẩn cấp và hợp tác phòng thủ biên giới".

Thứ tư, quy định "Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng dân quân vũ trang và chính quyền địa phương hỗ trợ và phối hợp phòng thủ biên giới, quản lý biên giới và cơ sở hạ tầng" nhấn mạnh sự điều phối giữa các cơ quan dân sự với quân sự phục vụ hoạt động bảo vệ biên giới.

Theo ông S D Pradhan, động thái thông qua luật mới của Trung Quốc cần được lưu tâm trong bối cảnh nước này chỉ có tranh chấp với Ấn Độ và Bhutan trong tổng số 22 quốc gia có chung đường biên giới trên bộ. Điều cần thiết là phải hiểu những động cơ thầm kín của Trung Quốc đằng sau việc ban hành luật trên vào thời điểm này.

Động thái leo thang

Bức tranh toàn cảnh về chính sách bành trướng của Trung Quốc kể từ năm 1949 giúp giải mã ý đồ của Trung Quốc và cũng để hiểu tại sao luật này lại có tác động trực tiếp đến Ấn Độ. Theo chuyên gia Pradhan, Bắc Kinh đã áp dụng chính sách bành trướng không giới hạn ở ngoại vi cả trên bộ lẫn trên biển.

Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc quyết định sáp nhập Tây Tạng và Tân Cương và tuyên bố ý định chiếm 5 khu vực là Ladakh, Nepal, Sikkim, Bhutan và Arunchal Pradesh. Trên Biển Đông, một bản đồ được vẽ vào năm 1937 đã được tận dụng để tuyên bố rằng tất cả các đảo trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” thuộc về Trung Quốc. Các thỏa thuận với các quốc gia khác về việc giải quyết vấn đề biên giới vẫn chỉ nằm trên giấy tờ.

Luật hiện hành là nhằm cung cấp khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tuần tra tăng cường của Bắc Kinh, phá hủy các boongke của Ấn Độ trong khu vực tranh chấp và xây dựng các làng lưỡng dụng dọc biên giới.

Một cách tiếp cận chủ động hơn ở Biển Đông với sự hợp tác của ASEAN là cần thiết với Ấn Độ. (S D Pradhan)

Trung Quốc vẫn hành động như vậy từ trước, nhưng đến nay, PLA, lực lượng dân quân và chính quyền địa phương đã được trao quyền hợp pháp để làm điều này. Trung Quốc đã bành trướng yêu sách chủ quyền ở cả Biển Đông và dọc theo biên giới Ấn Độ-Tây Tạng.

Nhắc lại việc Trung Quốc ban hành luật hải cảnh mới vào đầu năm nay, ông Pradhan nhận xét, cả hai bộ luật đều có ngôn từ “hung hăng” tương tự nhau, do vậy, việc quan sát Bắc Kinhthực thi luật hải cảnh có thể giúp chúng ta hiểu nội hàm của luật biên giới đất liền mới.

Luật hải cảnh nhằm trao cho lực lượng này nhiều quyền hơn "để ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc". Luật này còn cho phép lực lượng hải cảnh “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm cả việc sử dụng vũ khí” để ngăn chặn không chỉ một hành vi vi phạm đang diễn ra mà thậm chí là một “nguy cơ sắp xảy ra”.

Luật này nhằm biện minh cho sự xâm phạm vào các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, các hành động gây hấn chống lại tàu thuyền của các quốc gia khác và tổ chức các cuộc tập trận quân sự đe dọa. Kể từ khi ban hành luật này, lực lượng hải cảnh của Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông.

“Tại sao Trung Quốc lại thông qua luật mới khi tình hình biên giới giữa hai nước đang bế tắc? Rõ ràng là họ đang muốn gửi đi một thông điệp. Họ có thể yêu cầu nhiều hơn từ Ấn Độ và nói rằng đó là luật của chúng tôi, nếu các bạn muốn chúng tôi thương lượng thì đây là điểm mấu chốt”. (Ông D.S. Hooda, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh phương Bắc của Ấn Độ)

Bức tranh u ám

Luật biên giới đất liền của Trung Quốc cho thấy một bức tranh u ám về các hành động có thể xảy ra ở biên giới.

Ông Pradhan nhận định Trung Quốc có thể áp dụng các cách tiếp cận sau đây trong tương lai.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ phủ nhận sự liên quan của luật biên giới đất liền này với tổng thể mối quan hệ song phương.

Thứ hai, Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu vực tranh chấp và sau đó sẽ cho rằng họ có chủ quyền ở khu vực đó. Lực lượng dân quân Trung Quốc, lực lượng sẽ chiếm hầu hết các ngôi làng ở biên giới, sẽ tích cực tiến công trong các khu vực tranh chấp để mở rộng các yêu sách của Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc sẽ duy trì sự hiện diện quân sự của mình dọc theo biên giới. Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn nữa trong các cuộc đàm phán biên giới.

Tại cuộc họp cấp Tư lệnh quân đoàn lần thứ 13, Trung Quốc đã thể hiện lập trường cực kỳ cứng rắn. Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc đã triển khai 100 tên lửa dọc theo LAC. Do đó, hai bên sẽ rất khó đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc giảm leo thang.

Cách tiếp cận chủ động

Ấn Độ cần thực hiện các bước phù hợp để đảm bảo rằng Trung Quốc không đơn phương thay đổi LAC. Trên thực tế, New Delhi đã chuyển tải mạnh mẽ những quan ngại của mình tới Bắc Kinh và chỉ ra rằng Trung Quốc nên tuân thủ 5 thỏa thuận về LAC.

Theo cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia, mặc dù Ấn Độ đã triển khai phù hợp song cũng nên xác định các điểm chiến lược để tăng cường điều động quân đội.

Ấn Độ nên thận trọng trong việc chấp nhận “khu vực không tuần tra" dù chỉ là tạm thời vì Trung Quốc, sớm hay muộn, sẽ cố gắng chiếm các khu vực này.

Trong lúc Trung Quốc dường như không quan tâm đến việc giảm leo thang vào thời điểm hiện tại, Ấn Độ có thể sử dụng đòn bẩy của mình để thúc ép Trung Quốc giải quyết vấn đề biên giới sớm nhất.

Bên cạnh đó, Ấn Độ nên thực hiện các bước hiệu quả để đạt được tiến triển hơn nữa về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm.

Một cách tiếp cận chủ động hơn ở Biển Đông với sự hợp tác của ASEAN là cần thiết. Chuyên gia Pradhan lưu ý rằng việc bình thường hóa quan hệ không thể thực hiện được trong ngắn hạn và, Ấn Độ phải có một chiến lược dài hạn hợp lý để đối phó với Trung Quốc.

Ngày 27/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi nói: “Quyết định đơn phương của Trung Quốc khi ban hành luật có tiềm ẩn tác động đối với các thỏa thuận song phương hiện hành về quản lý và phân định biên giới là mối quan ngại đối với chúng tôi”.

Theo Bloomberg ngày 28/10, Ấn Độ đã triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp đến dọc biên giới Ấn-Trung. Những khí tài quân sự bao gồm trực thăng Chinook, súng trường và lựu pháo siêu nhẹ, bên cạnh tên lửa hành trình siêu thanh cùng một hệ thống trinh sát thế hệ mới. Tất cả đều được Washington bàn giao trong những năm gần đây theo khuôn khổ của các thỏa thuận củng cố quan hệ quốc phòng song phương nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

Chuyên gia luật biển Philippines: Không có sự thay thế UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp Biển Đông

Chuyên gia luật biển Philippines: Không có sự thay thế UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp Biển Đông

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và hệ thống luật biển quốc tế được xây dựng xung quanh nó là ...

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Động thái điều tàu đến Biển Đông của Ấn Độ nhằm thể hiện chính sách Hành động hướng Đông, đồng thời gửi một thông điệp ...

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động