Từ Sewol đến Covid-19: Rủi ro chính trị với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Kim Nguyên Bảo
TGVN. Trước tình hình Covid-19 khó lường, nội bộ Hàn Quốc lục đục, Tổng thống Moon Jae-in và chính phủ thiên tả của ông đang đối mặt với biến cố chính trị lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in Thư từ Busan, Hàn Quốc: Chúng tôi vẫn ổn và quyết chiến đấu với dịch Covid-19!
tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in Hàn Quốc là thị trường khách du lịch lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc
tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một buổi họp cập nhật tình hình Covid-19. (Nguồn: Yonhap)

Với tốc độ tăng chóng mặt, tính đến ngày 28/2, số người được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 được Chính phủ Hàn Quốc công bố đã vượt qua con số 2.000 người và 13 người đã tử vong. Theo đó, Hàn Quốc trở thành "ổ dịch" Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc đại lục.

Bỏ qua những vấn đề về y tế, điều đáng nói là giữa việc kiểm soát Covid-19 đang vô cùng khó khăn, nội bộ Hàn Quốc lại lục đục với những động thái mang màu sắc chính trị - tôn giáo. Với không ít người, bóng ma về những biến cố chính trị sau thảm họa chìm tàu Sewol năm 2016 dường như đang quay trở lại. Nếu mọi việc ngày càng căng thẳng và Covid-19 thực sự gây ra thảm họa với Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in và chính phủ thiên tả của ông sẽ đối mặt với biến cố chính trị lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ.

Lợi dụng đại dịch làm chính trị?

Sự chủ quan trong công tác phòng dịch cùng ý thức kém của một số người dân, tiêu biểu là người phụ nữ 61 tuổi (nạn nhân số 31) ở Deagu đã khiến Covid-19 lây lan chóng mặt ở Hàn Quốc, đỉnh điểm là đêm 21 rạng sáng ngày 22/2 khi Chính phủ công bố những thông tin về hiện tượng siêu lây nhiễm.

Điều đáng nói là thay vì ở nhà để tránh dịch và thực hiện lệnh cấm tụ tập đông người, ngay trong sáng ngày 22/2, theo Yonhap, khoảng 10.000 người dân Hàn Quốc đã xuống đường biểu tình.

Những lý do chính của nhóm người này chủ yếu là: Phản đối sự chậm trễ của Chính phủ trong phòng chống dịch; Phản đối lệnh cấm tụ tập nơi đông người; và Nghe theo lời kêu gọi của người đứng đầu một số giáo phái. Người ta có thể biểu tình lâu dài bởi một tai nạn chứ ít ai kiên trì xuống đường trong mùa dịch.

Nhưng 10.000 người xuống đường ngay đợt biểu tình đầu tiên thì không loại trừ có yếu tố chính trị. Hầu hết những người biểu tình mang theo cờ Mỹ lẫn cờ Hàn, và được dẫn dắt bởi một số tổ chức tôn giáo, cho thấy họ thuộc quan điểm bảo thủ thân Mỹ, ngược với Tổng thống đương nhiệm thuộc phe trung tả.

Đây đơn thuần là phản ứng thái quá của mô hình dân chủ hay còn có động cơ chính trị do phái bảo thủ đối lập đứng sau giật dây? Các chính khách đối lập liệu có đem mạng sống của người dân ra thành bàn đỡ cho động cơ chính trị?

Nhiều người đã nghĩ đến viễn cảnh về những cuộc biểu tình rầm rộ phản đối Tổng thống Park Geun-hye những năm 2016-2017. Từ một thảm họa đường thủy, Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng chính trị - xã hội nghiêm trọng khi công luận và ngành tư pháp mở rộng điều tra, phát giác những bê bối tham nhũng và để người ngoài can thiệp công việc chính phủ của Tổng thống Park.

Hậu quả, nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất và đang thụ án trong nhà giam. Nếu không cẩn thận và giải quyết tốt, Covid-19 sẽ trở thành một biến cố chính trị lớn đối với Tổng thống Moon Jae-in, một trong người từng dẫn dắt phong trào dân chủ lật đổ Tổng thống bảo thủ Park Geun-hye sau chìm phà Sewol kéo theo phát giác các bê bối tham nhũng.

tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in
Nhiều người đã xuống đường để phản đối chính phủ Tổng thống Moon Jae-in trong thời gian qua. (Nguồn: Nikkei)

Nội bộ căng thẳng

Nếu Covid-19 thực sự là thảm họa, để sự nghiệp chính trị của ông Moon không đi vào vết xe đổ của người tiền nhiệm nằm ở hai yếu tố then chốt. Một là, ông thật sự không tham nhũng hoặc có bê bối chính trị bí mật để bị khơi ra từ một sự vụ đối nội (khả năng này này khó xảy ra với những gì công chúng biết về ông Moon). Hai là, tỷ lệ kiểm soát trong Quốc hội của các đảng thân Tổng thống được duy trì và hạn chế tối đa khả năng các nghị sĩ thiên tả bỏ phiếu theo phe hữu nếu tình huống luận tội xảy ra.

Không chỉ là số phận chính trị của Tổng thống, nhìn rộng ra, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc chịu tác động rất mạnh từ các nhân tố nội bộ với cuộc tranh giành quyền lực giữa hai trường phái chính trị lớn là cánh hữu bảo thủ và tự do cấp tiến của cánh tả (ra đời từ quá trình chống độc tài, dân chủ hóa những năm 1970-90).

Phái hữu thường chủ trương tăng cường liên minh với Mỹ, để có cách tiếp cận cứng rắn đối với “người hàng xóm miền Bắc”, trong khi phái tả thường nỗ lực nâng cao tiếng nói trong quan hệ với Mỹ, nâng tầm vị thế Hàn Quốc và tiếp cận mềm mỏng với Bình Nhưỡng.

Ông Moon Jae-in đang theo đuổi chính sách đối ngoại tự do, xây dựng quan hệ liên Triều tích cực, giải phóng Hàn Quốc ra khỏi những khuôn khổ quan hệ quốc tế vốn chỉ xoay quanh vấn đề trên Bán đảo bằng các chính sách Hướng Bắc mới (Nga, Trung Á) và Hướng Nam mới (Ấn Độ, ASEAN) để gia tăng vị thế tầm trung của Hàn Quốc.

tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in
Phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Daegu, Hàn Quốc. (Nguồn: AP)

Khó khăn bao trùm

Ngay cả khi không xảy ra sự cố Covid-19, bản thân Tổng thống Moon Jae-in đang phải chạy đua với thời gian để hoàn tất chương trình Nghị sự 5 năm, đặc biệt là những chính sách đối ngoại đối lập với hai người tiền nhiệm. Do đó, ngay cả khi ông Moon Jae-in bảo toàn được ghế Tổng thống thì trở ngại tiếp theo là Hiến pháp Hàn Quốc không cho phép một Tổng thống phục vụ nhiều hơn một nhiệm kỳ 5 năm.

Ông Moon Jae-in sẽ rời Nhà Xanh đầu năm 2023 và nhiều khả năng di sản của ông, đặc biệt là chính sách độc lập trong quan hệ với Mỹ, mềm mỏng với CHDCND Triều Tiên, cách ly ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc sẽ trở về con số 0 nếu một lãnh đạo bảo thủ lên nắm quyền.

Giờ đây, sự chậm trễ trong phản ứng với Covid-19 càng làm cho mục tiêu ấy của ông Moon trở nên khó khăn do sự sa sút uy tín của phe tả bắt đầu từ Covid-19 và không loại trừ khả năng phe bảo thủ đối lập tranh thủ thời cơ này.

Trên thực tế, những cuộc xuống đường bất chấp dịch bệnh đã phần nào phản ánh một viễn cảnh không mấy tươi sáng với chính trường Hàn Quốc. Ông Moon phải giải quyết tốt các nhu cầu bên trong của Hàn Quốc về phát triển kinh tế, việc làm, bất công xã hội... tạo ra sự đồng thuận cao, lôi kéo những người bảo thủ và tranh thủ tầng lớp trẻ tuổi. Đó là nền tảng để một đồng minh hoặc chí ít một người có cùng quan điểm với Tổng thống Moon có cơ hội thắng cử và tiếp nối chính sách hiện nay.

Tất nhiên còn quá sớm để nói về ảnh hưởng của sự cố này, so sánh Sewol và Covid-19 vẫn còn khập khiễng về thời điểm, tính chất, tỷ lệ tử vong. Nhưng sự chủ quan trong phòng dịch không được phép tái diễn thành chủ quan kỹ thuật chính trị. Nhiều khả năng, nếu mọi thứ diễn biến theo hướng tệ hơn, ông Moon Jae-in sẽ đề nghị Quốc hội phế truất Thủ tướng (người phụ trách các vấn đề đối nội cho Tổng thống) và cải cách Nội các để giữ uy tín chính trị.

tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in

Covid-19 tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc - đòn thứ hai giáng vào chuỗi cung ứng toàn cầu

TGVN. Dịch bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) lan rộng ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là đòn thứ hai ...

tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in

Covid-19: Hàn Quốc đã có hơn 2.000 ca nhiễm bệnh, số ca nhiễm ở Trung Quốc tiếp tục giảm

TGVN. Sáng 28/2, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo, nước này ghi nhận thêm 256 ca nhiễm chủng ...

tu sewol den covid 19 rui ro chinh tri voi tong thong han quoc moon jae in

Nỗi sợ Covid-19 ở Hàn Quốc nguy hiểm hơn độc lực của virus

TGVN. Nỗi sợ bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) trong cộng đồng ở Hàn Quốc đang lây lan rộng ...

Kim Nguyên Bảo

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động