Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Thượng tướng, PGS, TS HOÀNG XUÂN CHIẾN
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Cách đây 70 năm, thành công của Hội nghị Geneva khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang, không chỉ trên mặt trận quân sự mà còn trong đấu tranh ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Tác động trực tiếp tới sự khởi đầu

Từ giữa năm 1953, khi Hiệp định đình chiến tại bán đảo Triều Tiên được ký kết, xu thế hòa hoãn trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước lớn muốn giải quyết các xung đột và chiến tranh bằng thương lượng. Ngày 18/2/1954, tại Berlin, Hội nghị ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thống nhất triệu tập một hội nghị quốc tế ở Geneva (Thụy Sỹ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 26/4/1954, Hội nghị Geneva bắt đầu họp. Cùng thời gian này, ở lòng chảo Điện Biên Phủ, quân viễn chinh Pháp đang ở tình thế khốn đốn trước sức tiến công mạnh mẽ của các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bị tiêu diệt, quân viễn chinh Pháp ở Bản Kéo buộc phải đầu hàng, đồng thời, hàng loạt cứ điểm ở khu phía Đông Mường Thanh bị tiêu diệt, quân viễn chinh Pháp lâm vào thế bị động, lúng túng.

Tuy nhiên, do chiến sự ở Điện Biên Phủ chưa ngã ngũ nên Pháp vẫn nuôi hy vọng giành được một thắng lợi về quân sự, tạo ưu thế trên bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh tại Việt Nam trong danh dự. Chỉ đến đầu tháng 5/1954, khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân viễn chinh Pháp dần bị quân đội nhân dân Việt Nam bao vây, bóp nghẹt, không thể cứu vãn nổi thì thực dân Pháp và các nước đồng minh buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (DCCH).

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva
Thượng tướng, PGS, TS. Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Chiều ngày 7/5/1954, Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam toàn thắng. Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài chín năm dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi.

Ngày 8/5/1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc. Dự Hội nghị có các đoàn đại biểu của chín bên: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam DCCH, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia.

Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị với tư thế của một dân tộc vừa chiến thắng. Ngay từ phiên họp đầu tiên, phái đoàn VNDCCH đã đưa ra lập trường tám điểm về một giải pháp toàn diện cả về quân sự và chính trị cho bán đảo Đông Dương. Về quân sự, đề nghị ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Về chính trị, đề nghị bảo đảm hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Đoàn đại biểu Pháp do ngoại trưởng Bidault dẫn đầu, thông báo tin quân Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ và đề nghị về nguyên tắc một cuộc ngừng chiến trên toàn Đông Dương nhằm bảo đảm an toàn cho quân viễn chinh Pháp.

Có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ với lực lượng nòng cốt là quân đội nhân dân Việt Nam chính là nhân tố quyết định đưa phái đoàn của Chính phủ Việt Nam DCCH đến bàn Hội nghị, buộc phía Pháp phải trực tiếp đàm phán với đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam, phá âm mưu hợp thức hoá chính quyền bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên, đồng thời tạo ưu thế cho cuộc đấu tranh của phái đoàn ta trên bàn đàm phán.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là cái chiêng rất to phát ra tiếng vang lớn ngân vang toàn cầu, dội mạnh vào Hội nghị Geneva, đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp thô bạo của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam DCCH.

Nói cách khác, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cục diện chiến tranh, là nhân tố quyết định thắng lợi của Hội nghị Geneva, đồng thời tạo thế để ta đấu tranh cho một giải pháp toàn diện về mặt chính trị và quân sự cho vấn đề Việt Nam trên bàn đàm phán. cho tới diễn biến và kết quả cuối cùng của Hội nghị

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva
Bộ đội ta cắm cờ trên nóc hầm De Castries ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954. (Nguồn: Gettyimages)

Ngày 29/5/1954, sau bốn phiên họp toàn thể và tám phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghị Geneva ra quyết định ngừng bắn toàn diện và thống nhất đại diện Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương gặp nhau tại chỗ (Việt Nam) và ở Geneva để bàn về bố trí lực lượng quân sự theo thỏa thuận đình chiến, bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở Việt Nam.

Để phối hợp với cuộc đấu tranh ngoại giao tại Geneva, tháng 6/1954, Bộ Tổng Tư lệnh ra chỉ thị về hoạt động quân sự trong mùa hè của các lực lượng vũ trang ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệm vụ chung được xác định là giữ vững và tăng cường hoạt động quân sự bằng việc sử dụng một bộ phận bộ đội chủ lực luân lưu phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, chống càn quét, chống bắt lính; củng cố và mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích…để phá kế hoạch củng cố và tập trung lực lượng của địch ở đồng bằng.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, các lực lượng vũ trang tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch để phối hợp với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán. Từ đầu tháng 6, nhất là những ngày cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/1954, quân địch đã rút bỏ hàng loạt vị trí ở trung du và nam đồng bằng Bắc Bộ. Thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường tiếp tục tác động mạnh mẽ và hỗ trợ tích cực cho diễn tiến của Hội nghị tại Geneva.

Theo thoả thuận giữa Việt Nam DCCH và Pháp, từ ngày 4/7/1954 đến ngày 27/7/1954, tại Trung Giã (huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thái Nguyên hơn 30 km về phía Nam, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị quân sự tại chỗ giữa Đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam do đồng chí Thiếu tướng Văn Tiến Dũng làm Trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương do Đại tá Lennuyeux làm Trưởng đoàn.

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva
Tướng De Castries và các chỉ huy tập đoàn cứ điểm khi bị bắt trong trận Điện Biên Phủ, tháng 5/1954. (Nguồn: Gettyimages)

Cùng với cuộc đấu tranh gay go, phức tạp ở Hội nghị Geneva về những nguyên tắc lớn, cơ bản để chấm dứt chiến tranh, cuộc đấu tranh giữa phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam với phái đoàn quân đội viễn chinh Pháp ở Hội Nghị Trung Giã cũng diễn ra căng thẳng trên những vấn đề cụ thể. Hai bên trao đổi về những vấn đề quân sự mà Hội nghị Geneva đặt ra, cách thức triển khai thực hiện những vấn đề quân sự mà Hội nghị đã thoả thuận liên quan đến vấn đề tù binh, thực hiện ngừng bắn; điều chỉnh khu vực tập kết quân đội, Ủy ban Liên hợp quân sự,…và đặc biệt chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày, giờ như Hiệp định Geneva đã quy định.

Có thể nói, Hội nghị quân sự Trung Giã là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương vào giai đoạn chuẩn bị cho việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Hội nghị quân sự Trung Giã diễn ra trong 23 ngày nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ở Hội nghị quân sự Trung Giã dưới sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh giao, góp phần tích cực vào thành công của Hội nghị Geneva, để lại dấu ấn đậm nét của đối ngoại quân sự trong nền ngoại giao Việt Nam.

Trải qua 75 ngày đêm với 31 phiên họp cùng rất nhiều cuộc gặp, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết. Ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc, thông qua Tuyên bố chung. Đồng chí Thiếu tướng Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và Thiếu tướng Denteil, đại diện Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương đã ký Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Hiệp định Geneva là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị phải cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; quân đội Pháp phải rút về nước. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; từ truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần mưu trí, dũng cảm của toàn dân và toàn quân ta, từ truyền thống hòa bình và hòa hiếu của ngoại giao Việt Nam và là kết quả của sự kết hợp sức mạnh tổng hợp giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao, phát huy tốt nhất những thắng lợi trên chiến trường để tạo thế mạnh trên bàn Hội nghị.

Thành công của Hội nghị cũng khẳng định vai trò, để lại dấu ấn đậm nét của lực lượng vũ trang, với nòng cốt là quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, không chỉ trên chiến trường mà còn trên bình diện đấu tranh ngoại giao, từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đến Hội nghị quân sự Trung Giã và Ủy ban Liên hợp quân sự về sau.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định việc nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các bài học, kinh nghiệm quý báu của Hội nghị Geneva về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, quân sự và ngoại giao; phát huy nội lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động ngoại giao vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

"...Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế ...

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Chiến thắng lịch sử 30/4: Ý chí thống nhất đất nước và đóng góp của ngoại giao

Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng, ý chí của toàn dân tộc Việt Nam. Khát vọng, ý ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động