Vấn đề di cư tại biên giới Ba Lan-Belarus và nguy cơ khủng hoảng nhân đạo hiện hữu

Quang Đào
Căng thẳng tại khu vực biên giới Ba Lan và Belarus đang leo thang trầm trọng khi hàng nghìn người bị mắc kẹt tại khu vực này, cũng như bị “nghẽn” ở trung tâm của một cuộc tranh chấp địa chính trị căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quân đội và cảnh sát Ba Lan theo dõi người di cư tại biên giới Ba Lan - Belarus. (Nguồn: Reuters)
Quân đội và cảnh sát Ba Lan theo dõi người di cư tại biên giới Ba Lan - Belarus. (Nguồn: Reuters)

Từ ngày 1/8 đến nay, lực lượng biên phòng Ba Lan đã ghi nhận hơn 30.000 trường hợp người di cư tìm cách vượt biên trái phép vào nước này. Hàng nghìn người di cư dùng dao cắt dây thép gai bảo vệ, tấn công cảnh sát, leo qua rào chắn để tìm cách đi vào Ba Lan từ cửa khẩu biên giới Kuznica, bên phần lãnh thổ của Belarus. Sau đó, họ tìm cách tiến sâu hơn vào châu Âu.

Căng thẳng chưa từng có

Tình trạng khủng hoảng di cư tại biên giới Ba Lan - Belarus bắt đầu căng thẳng kể từ đầu tháng 11 khi Ba Lan ghi nhận hơn 4.500 lượt người nỗ lực vượt biên. Thậm chí, có một số trường hợp, người di cư tạo thành các nhóm hơn 100 người để cố gắng phá hàng rào.

Theo CNN, cửa khẩu Kuznica bị đóng từ ngày 9/11, khiến dòng người di cư bị ứ đọng và tạo thành các khu trại tị nạn tại khu vực biên giới giữa Ba Lan - Belarus. Trong khi đó, các nhà chức trách Ba Lan đã bắt giữ một số người, đồng thời chỉ cho phép một số ít người được quyền xin tị nạn ở Ba Lan. Những người khác ngay lập tức được gửi trở lại Belarus.

Những người vượt biên từ Belarus sang Ba Lan được cho là đang tìm cách thoát khỏi tình trạng bất ổn tại quê nhà. Nhiều người trong số họ đến từ các quốc gia đang trải qua bất ổn về chính trị và tôn giáo như Afganishtan, Iraq, Syria…

Các tổ chức nhân đạo cho biết, những người di cư phải đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt khi cố gắng vượt biên từ Belarus trong thời tiết lạnh giá, thiếu lương thực và chăm sóc y tế. Theo các nguồn tin của Ba Lan, có khoảng 4.000 người di cư hiện đang mắc kẹt tại khu vực này, trong khi đó phía Belarus ước tính có khoảng 2.000 người.

Cho đến nay, tình trạng điều kiện sống thiếu thốn đã khiến ít nhất 10 người di cư thiệt mạng, trong đó có bảy người ở phía biên giới Ba Lan. Theo các báo cáo, lực lượng biên phòng Ba Lan không cho phép người dân vượt biên từ Belarus vào Ba Lan. Nhưng khi dòng nguời này cố gắng quay trở lại Belarus, họ cũng không được lực lượng biên phòng Belarus cho phép nhập cảnh.

Hoảng sợ trong cái giá lạnh tê tái, hàng trăm người di cư tụ tập quanh các đống lửa trại ở biên giới giữa hai nước khi Ba Lan nỗ lực gia cố các hàng rào dây thép gai và tăng cường triển khai lính biên phòng ngăn họ vào Liên minh châu Âu.

Nhà chức trách Ba Lan cũng chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xảy ra các cuộc đụng độ sau khi một số người di cư sử dụng gỗ, thuổng và các công cụ khác để cố gắng vượt qua các hàng rào.

Nhận định làn sóng người di cư trái phép tràn vào Ba Lan ở mức chưa từng có và đe dọa an ninh toàn EU, chính phủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp và điều động khoảng 12.000 nhân viên cảnh sát và quân đội tới hỗ trợ lực lượng biên phòng. Ba Lan đang có kế hoạch chi khoảng 410 triệu USD để xây dựng tường biên giới nhằm ngăn chặn dòng người di cư.

Cuộc khủng hoảng người di cư không chỉ diễn ra ở biên giới Ba Lan mà còn xuất hiện ở biên giới các nước láng giềng của Belarus, gồm Lithuania và Latvia.

Nguyên nhân sâu xa

Hãng tin AP nhận định, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng di cư mới ở khu vực biên giới Ba Lan - Belarus xuất phát từ chính phía Minsk. Cụ thể, sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko chiến thắng tại cuộc bầu cử hồi tháng 8/2020 và nắm quyền trong nhiệm kỳ thứ sáu liên tiếp, quốc gia này rơi vào một khủng hoảng từ trong lẫn ngoài.

Trong bối cảnh phe đối lập liên tục bác bỏ kết quả và cáo buộc cuộc bầu cử bị gian lận, phương Tây gây sức ép kêu gọi tổ chức lại bầu cử, các nhà chức trách Belarus phải mất nhiều công sức để đối chọi với những cuộc biểu tình quy mô lớn, kéo dài hàng tháng trời. Trước tình hình đó, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ phản ứng bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ của Lukashenko.

Chưa dừng lại ở đó, tháng Năm vừa qua, chuyến bay FR4978 của hãng hàng không Ryanair, khởi hành từ Athens (Hy Lạp) tới thủ đô Vilnius (Lithuania), khi bay đến không phận Belarus, cách biên giới Lithuania 10km đã buộc phải chuyển hướng hạ cánh tại thủ đô Minsk của Belarus.

Khi máy bay hạ cánh, các nhân viên an ninh Belarus đã bắt giữ nhà báo Raman Pratasevich, người điều hành Nexta Live - kênh thông tin dựa trên ứng dụng nhắn tin Telegram từng giúp tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại Tổng thống Lukashenko.

EU kịch liệt phản đối động thái này, đồng thời áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới đối với các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Belarus, gồm phân bón, thuốc lá, dầu mỏ, hóa dầu và lĩnh vực tài chính.

Trong khi đó, Tổng thống Lukashenko đáp trả bằng cách tuyên bố đình chỉ thỏa thuận ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp với EU, với lý do các lệnh trừng phạt đã tước đi của Minsk các khoản tiền cần thiết để làm việc này.

Ngày 15/11, EU áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với một số quan chức cấp cao Belarus, hãng hàng không và công ty du lịch được cho là đã giúp đưa người di cư tới Minsk.

Đại diện cấp cao EU về đối ngoại và an ninh Josep Borrell khẳng định: “Quyết định hôm nay phản ánh quyết tâm của EU chống lại việc sử dụng người di cư vào mục đích chính trị. Chúng tôi đang đẩy lùi hành vi bất hợp pháp này.”

Tranh cãi và trả đũa

Chính vì vậy, hàng loạt quốc gia và tổ chức phương Tây như EU, Mỹ, NATO đều cho rằng, Belarus đang sử dụng người di cư để tạo ra sức ép chính trị, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt của EU.

Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan, Latvia và Lithuania cùng cáo buộc Tổng thống Belarus là người gây ra khủng hoảng di cư khiến Ba Lan phải thông qua một dự luật vào tháng 10 về xây tường biên giới với Belarus trị giá khoảng 410 triệu USD nhằm củng cố hàng rào dây thép gai vốn không thể cản số người tị nạn “khổng lồ”.

Khủng hoảng di cư tại biên giới Ba Lan-Belarus
Châu Âu thực sự đang trải qua một mùa Đông khắc nghiệt. (Nguồn: Anadolu)

Ngược lại, Tổng thống Belarus nhiều lần bác bỏ những cáo buộc của EU và cho rằng, EU là bên gây ra khủng hoảng di cư, thậm chí còn đối xử tồi tệ với người tị nạn.

Minsk cũng cho rằng, Warsaw đang cố tình làm leo thang căng thẳng bởi người nước ngoài gần biên giới với Ba Lan muốn vào xin cơ chế tị nạn ở EU, gồm cả phụ nữ, trẻ em và đều không đe dọa tới an ninh của nước này nói riêng và của EU nói chung.

Cuộc khủng hoảng này cũng khiến cho quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp giữa Belarus và Ba Lan ngày càng xấu đi. Các quan chức tại Warsaw từng cảnh báo rằng, Belarus có thể “kích động một cuộc xung đột vũ trang” ở biên giới để gây thêm sức ép đối với Ba Lan.

Cuối tháng 10, Ba Lan cáo buộc lực lượng bảo vệ biên giới của Belarus xâm phạm và tiến sâu hàng trăm mét vào lãnh thổ Ba Lan trong đêm. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Belarus cáo buộc Ba Lan tung thông tin sai sự thật để làm tổn hại Minsk.

Ngày 15/11, Hãng thông tấn Belta dẫn lời ông Lukashenko nói rằng, Minsk đang cố gắng thuyết phục những người di cư sống trong các trại tạm ở gần biên giới phía Tây của họ với Ba Lan trở về nhà. Nhưng không ai muốn quay trở lại.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Belarus và các nước EU vẫn chưa thể cải thiện, tình trạng của cuộc khủng hoảng di cư này cũng khó có thể có những biến chuyển tích cực.

Nếu như các bên không tìm được cách giải quyết vấn đề trước khi mùa Đông tới thì tình trạng của những người di cư đang mắc kẹt tại khu vực biên giới Belarus - Ba Lan sẽ rất tồi tệ. Nhiều người lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Từ lâu, vấn đề người di cư đã trở thành vật cản gây chia rẽ và bất đồng giữa các nước thành viên EU và “lục địa già” đã không ít lần phải trải qua những cuộc khủng hoảng tị nạn thậm chí còn trầm trọng hơn những gì đang diễn ra ở Ba Lan.

Cộng với khủng hoảng do đại dịch Covid-19 và tình trạng thiếu thốn năng lượng gây ra, châu Âu thực sự đang trải qua một mùa Đông khắc nghiệt.

Khủng hoảng người di cư châu Âu: Belarus đi bước giảm nhiệt, Đức tuyên bố cứng 'không... và không!'

Khủng hoảng người di cư châu Âu: Belarus đi bước giảm nhiệt, Đức tuyên bố cứng 'không... và không!'

Ngày 18/11, Belarus thông báo đã đề xuất kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa ...

Khủng hoảng ở biên giới Belarus - Ba Lan: EU gặp khó

Khủng hoảng ở biên giới Belarus - Ba Lan: EU gặp khó

Những gì đang diễn ra ở biên giới Belarus - Ba Lan cho thấy câu chuyện người di cư đã và đang là vấn đề ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động