Vấn đề Syria: Mỹ vội vàng, Nga đắc lợi

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tấn công căn cứ không quân của Chính phủ Syria ở Homs đã đẩy Washington vào thế khó khăn hơn trong việc giải quyết tình hình hỗn loạn ở Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170413094043 Damascus mời quốc tế điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria
tin nhap 20170413094043 Nga tuyên bố phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria

Đó là nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an, với TG&VN xoay quanh sự kiện ngày 4/4, hai tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải đã bắn gần 60 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria.

tin nhap 20170413094043
Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến Mỹ ngày 4/4. (Nguồn: US Navy)

Vi phạm luật pháp quốc tế

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, mọi hành động quân sự cần tham chiếu luật pháp quốc tế trước khi tiến hành. Trong trường hợp này, khó có thể nói hành động tấn công Syria của Mỹ có căn cứ pháp lý.

Chỉ hai ngày sau khi xảy ra vụ tấn công bị cho là sử dụng vũ khí hóa học (VKHH) ở Syria, Washington đã thực hiện hành động tấn công của mình với lời khẳng định “chắc nịch” của Tổng thống Trump: “Hành động phóng tên lửa là để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ, để phòng ngừa và răn đe việc sử dụng các loại VKHH nghiêm trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ Syria đã sử dụng VKHH bị cấm, vi phạm các cam kết trong Công ước cấm sử dụng VKHH, phớt lờ lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)”.

Rõ ràng là khi chưa có những điều tra cụ thể hay công bố chính thức, người ta khó có thể xác định được bên nào đã sử dụng VKHH. Trong khi đó, các báo cáo cho rằng chính quyền Damascus thực hiện vụ tấn công bằng VKHH ở Syria xuất hiện chỉ 15 tiếng sau khi vụ việc diễn ra.

Những cáo buộc này được đưa ra bởi hai tổ chức phi chính phủ có quan hệ gần gũi với Mỹ và các đồng minh. Cụ thể, hai nguồn tin đưa ra những báo cáo trên là tổ chức “Mũ bảo hiểm trắng” (White Helmet) do một cựu sĩ quan Anh đứng đầu và tổ chức “Giám sát Nhân quyền Syria” (SOHR) do một người Saudi Arabia lập ra. Cả hai đều có trụ sở ở London (Anh).

Trước đây, tháng 8/2013, hai tổ chức này cũng từng tố cáo Chính phủ Syria sử dụng VKHH ở Ghouta, ngoại ô Damascus, dẫn đến việc giới tân bảo thủ ở Mỹ và các đồng minh Trung Đông, châu Âu thúc ép Tổng thống Barack Obama phải sử dụng biện pháp quân sự đối với Syria. Tuy nhiên khi đó, Tổng thống Obama và người đồng cấp Putin đã khéo léo đạt được thỏa thuận đổi VKHH của Chính phủ Syria để lấy hòa bình ở quốc gia này. Kết quả kiểm tra cuối cùng lại cho thấy phiến quân Syria al-Nusra liên kết với al-Qaeda mới là những kẻ sử dụng VKHH.

Có thể kết luận vụ tấn công Syria vừa qua chỉ là hành động đơn phương của Mỹ, khi nó chưa có chứng cứ cụ thể cũng chưa có sự cho phép của HĐBA LHQ. Thậm chí, đây có thể được cho là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm độc lập chủ quyền một nước thành viên LHQ.

Nhiều thông điệp ẩn giấu

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, quyết định tấn công Syria lần này của Tổng thống Trump nói lên nhiều điều.

Trước tiên, sự kiện này cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga là không thay đổi, từ thời Tổng thống tiền nhiệm Obama đến chính quyền Trump hiện nay. Nói cách khác, người chỉ đạo thực hiện và hoạch định chính sách đối ngoại với Nga vẫn là giới tân bảo thủ ở Washington.

Bên cạnh đó, việc Washington quyết định tấn công căn cứ không quân của chính quyền Bashar al-Assad báo hiệu sự đổ vỡ trong hợp tác Nga - Mỹ về Syria. Cuộc không kích khiến việc tìm giải pháp chính trị ở Syria phức tạp hơn, tình hình chiến sự ở quốc gia Trung Đông này ngày càng căng thẳng, làm cho quá trình đàm phán hòa bình khó có thể đạt được kết quả.

Ngoài ra, quyết định này còn thể hiện sự thiếu kinh nghiệm chính trị, nhất là trong quan hệ quốc tế của Tổng thống Trump - nhà lãnh đạo bị chỉ trích là bốc đồng, thất thường và hay thay đổi. Tuy nhiên, ông Trump dường như có ý đồ riêng của mình. Quyết định tấn công của ông được đưa ra ngay trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Động thái này được cho là gửi một thông điệp ngầm, buộc Bắc Kinh gây áp lực lên Bình Nhưỡng trước khi Mỹ có thể đưa ra những hành động tương tự ở bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế, ngay sau chuyến thăm của ông Tập tới Florida, Mỹ đã điều tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson đến Hàn Quốc.

tin nhap 20170413094043
Tàu khu trục USS Porter (DDG 78) của Mỹ phóng tên lửa đạn đạo (tomahawk) trên biển Địa Trung Hải vào ngày 7/4. Cuộc tấn công này của Mỹ nhằm trả đũa Chính phủ Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng khiếp tại tỉnh Idlib, miền Bắc nước này hôm 4/4. (Nguồn: AP)

Washington lâm vào thế khó

Với việc chính quyền Mỹ bị chi phối bởi phe tân bảo thủ, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng nhiều khả năng chính sách đối ngoại của nước này trong thời gian tới sẽ không có nhiều thay đổi so với trước đây. Thậm chí, ông Trump có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn người tiền nhiệm Obama.

Mới hơn 80 ngày trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump đã không trở thành sự thật. Hầu hết những điều ông cố gắng để làm đã bị ngăn chặn hoặc đi vào lối mòn mà ông từng chỉ trích. Hai trụ cột quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ là quan hệ với Nga và Trung Quốc chưa xuất hiện những thay đổi cơ bản.

Trong quan hệ Mỹ - Trung, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Florida) được đánh giá là thành công lớn cho Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi thân mật và cởi mở, thậm chí ông Trump còn mong muốn xây dựng mối quan hệ thương mại ngày càng tốt đẹp. Điều này trái ngược với những lời tuyên bố của ông lúc tranh cử và mới đắc cử. Ông Trump từng “mạnh miệng” sẽ đưa những nhà máy của doanh nghiệp Mỹ về nước, tạo công ăn việc làm cho người dân xứ cờ hoa, hay quyết liệt với Trung Quốc trong những vấn đề thương mại khác.

Tuy nhiên, nhiều khả năng quan hệ Mỹ - Trung sẽ còn nhiều sóng gió, khi trong cuộc gặp vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã không đụng đến những vấn đề gai góc, cụ thể như vấn đề Triều Tiên. Sau vụ tấn công Syria, Bình Nhưỡng có thể lại càng cho rằng họ cần phải phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn những kịch bản tấn công tương tự từ Mỹ. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc Hàn Quốc tiếp tục duy trì Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), khiến tình hình Đông Bắc Á tiếp tục căng thẳng.

Trong quan hệ Mỹ - Nga, cuộc tấn công Syria thực chất là hành động có lợi cho Nga trên hai phương diện: bộc lộ yếu kém của Mỹ trong giải quyết vấn đề Syria, trong khi để lộ những quân bài quân sự của mình cho Nga. Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, thay vì hành động một cách “bộc phát” như người đồng cấp Mỹ Trump, Tổng thống Nga Putin tỏ ra thận trọng vì nắm thế chủ động. Chính vì vậy, Washington đã buộc phải thực hiện phương án an toàn là sử dụng tàu khu trục thay vì máy bay để phóng tên lửa, do e ngại hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, S-400 và hệ thống vũ khí điện tử của Nga.

Không những vậy, Nhà Trắng đang lâm vào thế khó, khi không thể oanh kích vào các cơ sở quân sự ở Syria do mắc phải hệ thống phòng không của Nga, nhưng cũng không thể tấn công trực diện vì sẽ gặp sự chống đối quyết liệt của Moscow và Tehran. Việc ông Putin cắt đường dây nóng liên lạc với Mỹ cũng khiến Washington dè dặt hơn trong các kế hoạch quân sự tiếp theo của mình.

Nếu “án binh bất động” sau khi thực hiện những hoạt động quân sự rầm rộ vừa qua, chính quyền Trump sẽ mất uy tín. Do đó, Mỹ vẫn buộc phải hành động. Washington kỳ vọng chuyến thăm của Ngoại trưởng Rex Tillerson tới Moscow sẽ gỡ rối phần nào cho tình trạng này, đồng thời mong muốn hợp tác với Nga để giải quyết tình hình Syria. Tuy nhiên, việc Tổng thống Putin từ chối tiếp ông Tillerson sẽ càng khiến cho ông Trump và nội các lâm vào thế bí, trong khi Mỹ không thể không đàm phán với Nga để giải quyết vấn đề Syria.

Mấu chốt chấm dứt giao tranh

Tình hình hiện nay ở Syria cho thấy, lực lượng thân Tổng thống al-Assad đang nắm thế chủ động, mặc dù qua sáu năm chinh chiến, quân đội Chính phủ Damascus đã suy yếu và không thể giành chiến thắng trước các tay súng phiến quân thân Mỹ.

Trong khi đó, mục đích cao nhất của Mỹ ở Syria hiện nay vẫn là loại bỏ sự lãnh đạo của ông al-Assad, dựng lên một chính quyền thân Mỹ để làm giảm ảnh hưởng của Nga trong khu vực Trung Đông, đẩy Iran vào thế co cụm. Ngược lại, dù Moscow và Tehran còn nhiều bất đồng nhưng hai bên nhất trí trong việc ủng hộ chính quyền al-Assad.

Trong bối cảnh đó, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định tương lai của Syria sẽ phụ thuộc vào tình hình chiến sự trên mặt trận. Sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, với cái cớ Washington can thiệp vào Syria, nhiều khả năng Moscow, Tehran và Damascus sẽ hợp tác với nhau, củng cố lực lượng chiến đấu của al-Assad, giải phóng toàn bộ thành phố chiến lược Aleppo và đưa đến giải pháp chính trị vào cuối năm 2017.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của Thiếu tướng Lê Văn Cương.

tin nhap 20170413094043 HĐBA sẽ bỏ phiếu yêu cầu điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria

Hôm nay (12/4) Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo nghị quyết yêu cầu Chính phủ Syria phối ...

tin nhap 20170413094043 Mỹ có thể tiến hành thêm các cuộc không kích nhằm vào Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cho phép tiến hành thêm các cuộc không kích nhằm vào Syria nếu việc sử dụng vũ khí ...

tin nhap 20170413094043 Nội các Mỹ bất đồng về chính sách Syria

Đến nay, các quan chức trong Nội các của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn bất đồng về tương lai của Tổng thống Syria Bashar ...

Chinh Quân (ghi)

Đọc thêm

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp ...
Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Với tình cảm sâu sắc dành cho Việt Nam, họa sĩ Julia Oh đã mang đến các tác phẩm sơn dầu tuyệt đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống.
Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; 'bóng ma' lạm phát lại đeo bám Berlin

Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; 'bóng ma' lạm phát lại đeo bám Berlin

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tại Đức đã tăng lên 2,8% trong tháng 12/2024, cao hơn đáng kể so với mức 2,4% của tháng 11/2024.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào

Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào

Việt Nam-Lào phấn đấu thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2025 tăng từ 10-15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt kim ngạch 5 tỷ ...
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua ...
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Saint Petersburg của Nga, sau những mâu thuẫn căng thẳng giữa hai nước.
Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người.
Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ tấn công các kho vũ khí mà lực lượng Houthi ở Yemen sử dụng để phá hoại tàu chiến và tàu thương mại trên Biển Đỏ.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Vàn bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Vàn bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động