Vén màn khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc

Bảo Huy
Học giả Michael Davidson đã đưa ra những phân tích về nguyên nhân và tác động cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc trên Tạp chí Foreign Affairs.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.26) Sự phát triển không đồng đều giữa thị trường năng lượng và nguyên liệu là trung tâm của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tại Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Sự phát triển không đồng đều giữa thị trường năng lượng và nguyên liệu là trung tâm của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tại Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Kỳ vọng “chơi vơi”

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry đã gọi Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) là “cơ hội cuối cùng, tốt nhất” để thế giới ngăn ngừa tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu. Vào tháng 7, Chủ tịch COP 26 Alok Sharma tuyên bố rằng hội nghị sẽ “đưa điện than thành một phần lịch sử”.

Tuy nhiên, kỳ vọng của các nhà lãnh đạo thế giới về hội nghị này đã bị lu mờ bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt nguồn từ Trung Quốc và đã lan rộng sang nhiều châu lục cuối mùa Hè vừa qua.

Trên thực tế, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ đầu năm nay, khi hoạt động kinh tế toàn cầu hồi sinh tạo ra nhu cầu điện tăng cao ở các tỉnh ven biển Trung Quốc, nơi đặt nhiều nhà máy lớn nhất của đất nước châu Á. Đồng thời, nhu cầu năng lượng tăng vọt ở các quốc gia dần kiểm soát tình hình dịch bệnh, cũng như căng thẳng địa chính trị khiến các nước áp đặt các hạn chế đối với nguồn cung cấp nhiên liệu xuyên biên giới.

Thậm chí, khi COP26 khai mạc, có ý kiến đã bày tỏ quan ngại rằng các chính phủ sẽ buộc phải ưu tiên đảm bảo an ninh năng lượng thay vì phát triển năng lượng sạch và do đó, đi ngược lại với các cam kết của mình.

Tuy nhiên, ngay cả khi những yếu tố riêng lẻ như vậy có thể ảnh hưởng tới nguồn cung trên thị trường dầu mỏ, thiếu hụt năng lượng lại phản ánh hạn chế của thể chế và cơ sở hạ tầng về năng lượng tại Trung Quốc, vốn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu suy xét và nghiên cứu đầy đủ về cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc, tính từ thời điểm nó xuất hiện lần đầu cho đến khi tình trạng thiếu điện lan rộng ở nhiều thành phố, các quốc gia có thể rút ra những bài học hữu ích, đặc biệt là với những nước chỉ mới bắt đầu xuất hiện tình trạng khủng hoảng năng lượng hậu đại dịch.

Có ý kiến quan ngại rằng nhiều nước sẽ phải ưu tiên đảm bảo an ninh năng lượng trước tiên thay vì phát triển năng lượng sạch và đi ngược lại cam kết của mình.

Áp lực và rào cản

Thực tế cho thấy ngành năng lượng Trung Quốc luôn ở trong tình trạng quá tải.

Vào giữa tháng 9, thời tiết ấm áp bất thường ở miền Nam và giá lạnh ở miền Bắc Trung Quốc đã khiến nhu cầu điện tăng mạnh, đẩy ngành năng lượng nước này đến ngưỡng nguy hiểm. Nhiều nơi phải đưa ra phương án thích ứng với hạn chế sử dụng điện. Đầu tháng 11, các hạn chế này về cơ bản đã được bãi bỏ, song Trung Quốc vẫn chưa thoát khó khi nhu cầu sưởi ấm mùa Đông lại đặt gánh nặng lớn cho ngành điện.

Tại sao lại có tình trạng này? Sự phát triển không đồng đều giữa thị trường năng lượng và nguyên liệu của Trung Quốc là trung tâm của cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bắc Kinh đã bắt đầu kế hoạch tự do hóa thị trường than cách đây 20 năm, cho phép giá cả tăng và giảm theo nhu cầu trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát nguồn cung. Tuy vậy, kế hoạch này lại được được thực hiện ngắt quãng trong nhiều năm.

Năm 2002, Thủ tướng Trung Quốc khi đó, ông Chu Dung Cơ đã phá thế độc quyền cung cấp điện của các tập đoàn nhà nước và kêu gọi đa dạng hóa nhà cung cấp, hình thành thị trường cạnh tranh. Song lời kêu gọi này đã rơi vào quên lãng khi ông rời nhiệm sở.

Khi lợi nhuận khai thác than xuống thấp nhất lịch sử vào đầu năm 2016, Bắc Kinh đã vào cuộc và giảm mạnh nguồn cung, khiến giá than tăng gần gấp đôi trước cuối năm. Các nhà hoạch định trung ương đã thiết lập một “vùng xanh” với giá than 500–570 NDT/tấn (tương đương 78– 90 USD), cho phép cả nhà sản xuất than và điện đều có lợi.

(11.26) Một người đàn ông Trung Quốc ăn nốt bát mỳ của mình dưới ánh đèn leo lét từ điện thoại sau khi căn phòng mất điện. (Nguồn: AP)
Một người đàn ông Trung Quốc ăn nốt bát mỳ của mình dưới ánh đèn leo lét từ điện thoại sau khi căn phòng mất điện. (Nguồn: AP)

Kể từ năm 2015, thị trường tự do cho ngành điện đã được xác lập. Tuy nhiên, khả năng hoạt động hiệu quả của thị trường này thường bị cản trở bởi thiết chế mang tính hệ thống từ trước và ưu tiên của địa phương.

Sản xuất điện được điều chỉnh bởi một “hệ thống kép”. Theo đó, điện được bán theo kế hoạch chính phủ phân bổ gần với mức giá chuẩn do cơ quan trung ương quy định, hoặc bán cho các thị trường địa phương với mức giá trần thấp.

Cũng vì vậy, các nhà máy phát điện than gặp trở ngại trong việc tăng giá bán cho người tiêu thụ. Khi giá than tăng như trong những tháng gần đây, các nhà máy phát điện phải xoay sở bằng cách giảm lượng dự trữ hoặc cắt điện để tránh sản xuất bị thua lỗ.

Việc giảm năng suất đồng nghĩa rằng nguồn cung khó có thể thích ứng với những thay đổi của thị trường hơn. Sản lượng than trên thực tế đã giảm 0,9% trong tháng 9 so với một năm trước, dù giá than tăng mạnh, đạt con số kỷ lục hơn 2.000 NDT/tấn.

Nhập khẩu than của Trung Quốc chiếm khoảng 10% lượng tiêu thụ toàn quốc và thường giúp giải quyết sự biến động nguồn cung nội địa. Tuy vậy, lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa Australia đã khiến tình trạng thiếu điện cục bộ của Trung Quốc trầm trọng hơn vào mùa Đông năm ngoái. Khi đó, Bắc Kinh buộc phải tăng sản lượng khai thác lên 220 triệu tấn/năm và nối lại nhập khẩu than từ Canberra một cách không chính thức.

Cam kết bỏ ngỏ

COP26 đã kết thúc hai tuần trước với một lượng lớn các quốc gia cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0. Nếu được tuân thủ đầy đủ, cam kết này có thể làm giảm sự nóng lên toàn cầu ở mức gần với mục tiêu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Văn kiện đàm phán không quy định cụ thể về việc loại bỏ than đá, song kêu gọi các quốc gia quay trở lại COP27 vào năm tới với tầm nhìn năm 2030 rộng mở hơn.

Song các quốc gia sẽ thực hiện cam kết của mình trong thập kỷ tới như thế nào vẫn là dấu hỏi lớn.

Trong khi đó, Trung Quốc cam kết sử dụng than ở mức cao nhất vào năm 2025 và sau đó giảm dần. Với nhiều cuộc khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu đang diễn ra và chi phí của các giải pháp thay thế carbon đang giảm xuống, Trung Quốc và các quốc gia khác có thể bứt phá bằng cách ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đầy rủi ro, xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng xanh và ủng hộ thể chế liên quan.

Cắt giảm khí thải carbon cần là hành trình, thay vì trở ngại, để kiểm soát các chu kỳ biến động giá cả trong tương lai, tăng cường an ninh năng lượng toàn cầu.

Giữa lúc khủng hoảng năng lượng, Nga chào giá khí đốt 'hấp dẫn' cho quốc gia Balkan

Giữa lúc khủng hoảng năng lượng, Nga chào giá khí đốt 'hấp dẫn' cho quốc gia Balkan

Trong cuộc hội đàm tại Sochi ngày 25/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Serbia Aleksandr Vucic đã thống nhất về giá khí ...

Tập đoàn Nga phá lệ, tỏ thiện chí với Moldova

Tập đoàn Nga phá lệ, tỏ thiện chí với Moldova

Ngày 24/11, Tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom cho biết đã đồng ý cho Moldova gia hạn một thời gian ngắn để giải ...

(theo Foreign Affairs)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động